Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại xí nghiệp xây dựng công trình - pdf 12

Download Khóa luận Phân tích hoạt động quản trị nguồn nhân lực tại xí nghiệp xây dựng công trình miễn phí



Trong điều kiện kinh tế khó khăn, dưới sự cạnh tranh của các công ty cũng như các doanh nghiệp khác, nhưng với kinh nghiệm cũng như trình độ của Giám đốc và của đội ngũ nhân viên đã giúp Xí nghiệp vượt qua khó khăn để giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận. Trong giai đoạn khó khăn này, Xí nghiệp cũng gặp chút khó khăn về công việc, nhưng với đội ngũ nhân viên có năng lực, mối quan hệ của lãnh đạo Xí nghiệp đối với lãnh đạo các cơ quan bạn đã tìm kiếm được những khách hàng lớn cho Xí nghiệp, chính vì vậy mà doanh thu và lợi nhuận tăng lên đáng kể (doanh thu tăng từ 22.739 lên 23.271 triệu đồng, lợi nhuận cũng tăng từ 15,9 lên 19,5 triệu đồng).


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32274/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

y móc thiết bị được giao.
- Thực hiện đóng dấu, quản lý con dấu đúng quy định của Nhà nước và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc giữ, đóng dấu. Thực hiện tốt quy chế bảo mật.
* Công tác Y tế, phục vụ:
+ Y tế: Sơ cứu, chăm sóc sức khoẻ cho cán bộ khối cơ quan, tổ chức theo dõi và mua Bảo hiểm y tế cho CBCNV toàn xí nghiệp.
+ Lái xe: Sẵn sàng phương tiện phục vụ kịp thời và an toàn tuyệt đối cho người, phương tiện trong các chuyến công tác theo yêu cầu của nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, sửa chữa điện nước thông thường.
+ Tạp vụ: thực hiện vệ sinh thường xuyên nơi làm việc đảm bảo yêu cầu: nơi làm việc khang trang, sạch, đẹp.
+ Nhà ăn: tổ chức tốt bữa ăn trưa cho CBCNV khối văn phòng cơ quan xí nghiệp.
* Công tác bảo vệ:
- Tổ chức thực hiện công tác tuần tra bảo vệ cơ quan 24/24 giờ, đảm bảo an toàn tuyệt đối mọi phương tiện, tài sản của xí nghiệp, phương tiện của CBCNV, khách đến làm việc tại xí nghiệp.
- Tổ chức thực hiện tốt công tác phòng cháy chữa cháy văn phòng xí nghiệp.
- Thường trực kiểm tra khách ra vào xí nghiệp, báo cáo lãnh đạo xí nghiệp bố trí thời gian tiếp và làm việc.
2.1.6. Phòng Tài chính - Kế toán:
Phòng Tài chính có chức năng tham mưu giúp cho Giám đốc để điều hành quản lý các hoạt động, tính toán kinh tế, kiểm tra việc bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn nhằm đảm bảo quyền chủ động sản xuất - kinh doanh và tự chủ tài chính của xí nghiệp.
Phòng Tài chính - Kế toán có các nhiệm vụ sau:
- Tổng hợp lập kế hoạch sản xuất - kinh daonh, các kế hoạch biện pháp cho từng kế hoạch tháng, quý, năm và dài hạn.
- Chịu trách nhiệm lập kế hoạch nghiên cứu các chính sách tài chính và tổ chức huy động các nguồn vốn phục vụ sản xuất - kinh doanh, các nhu cầu đầu tư của xí nghiệp.
- Ghi chép, tính toán, phản ánh số liệu có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng chi phí hợp lý của đơn vị.
- Lập báo cáo, cung cấp các số liệu, tài liệu cho việc điều hành hoạt động sản xuất kinh - doanh, phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ giám đốc để chỉ đạo sản xuất - kinh doanh kịp thời.
- Lập báo cáo thống kê tài chính theo kỳ kế hoạch sản xuất - kinh doanh tháng, quý, năm báo cáo kịp thời cho Giám đốc và cấp trên theo quy định của nhà nước. Chịu trách nhiệm kiểm tra các đơn vị toàn xí nghiệp về thu chi tài chính, kỷ luật thu nộp, thanh toán, kiểm tra việc bảo quản và sử dụng cac loại tài sản, vật tư, tiền vốn, kinh phí. Phát hiện và ngăn ngừa kịp thời vi phạm chính sách chế độ, kỷ luật kinh tế, tài chính của Nhà nước.
- Thực hiện thống nhất trong phạm vi toàn xí nghiệp:
+ Hệ thống chứng từ ghi chép ban đầu.
+ Hệ thống tài khoản và sổ sách.
+ Hệ thống phiếu mẫu báo cáo.
+ Hệ thống và phương pháp tính các chỉ tiêu kinh tế, tài chính.
+ Các đơn vị đo lường.
+ Niên độ kế toán thống kê
- Quản lý và bảo quản, sử dụng số liệu kế toán thống kê theo chế độ bảo mật của Nhà nước về quản lý kinh tế.
- Cán bộ kế toán được đảm bảo quyền độc lập về chuyên môn nghiệp vụ theo đúng quy định trong các chế độ kế toán Nhà nước hiện hành.
2.1.7. Phòng nghiệp vụ kỹ thuật xây lắp:
Phòng nghiệp vụ kỹ thuật xây lắp có chức năng làm tham mưu giúp việc cho Giám đốc, quản lý chỉ đạo công tác xây lắp, công tác quản lý kỹ thuật, chất lượng và an toàn lao động.
Ngoài chức năng trên phòng nghiệp vụ kỹ thuật xây lắp còn có các nhiệm vụ:
- Theo dõi tiến độ xây lắp các công trình, làm báo cáo thống kê sản lượng theo từng kỳ, kế hoạch để chỉ đạo sản xuất.
- Quản lý thiết bị và lập kế hoạch tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Nghiên cứu, lập phương án xử lý kỹ thuật phát sinh trong thi công, giúp Giấm đốc chỉ đạo các đơn vị lập hồ sơ, duyệt các phương án tham gia đấu thầu, biện pháp thi công…
- Tham gia hội đồng nghiệm thu kỹ thuật.
- Thực hiện công tác an toàn lao động.
- Tham mưu xét duyệt sáng kiến, cải tiến kỹ thuật.
- Phối hợp với phòng tổ chức hành chính giúp giám đốc trong các công tác:
+ Đào tạo kỹ thuật và tổ chức thi nâng bậc cho công nhân.
+ Công tác định mức kỹ thuật, định mức tiêu hao vật tư, nhiên liệu… và hướng dẫn các đơn vị thực hành.
+ Lập tủ sách chuyên môn lưu trữ các văn bản pháp chế về quản lý, tủ sách chuyên môn lưu trữ các văn bản pháp chế về xây dựng cơ bản và hồ sơ các công trình.
+ Giúp việc ban Giám đốc tư vấn dịch vụ cho khách lập các dự án.
2.1.8. Phòng Kinh doanh:
- Mở rộng tiếp thị, làm hồ sơ, thủ tục, hồ sơ thiết kế xây dựng, dự toán xây dựng.
- Dự thảo giá cả, trình Hội đồng mua bán phê duyệt để thực hiện.
- Các công trình bán cho khách hàng phải thực hiện đúng thiết kế, đầy đủ thủ tục, giấy phép theo quy định của Nhà nước.
Tóm lại:
Trong 4 phòng nghiệp vụ của xí nghiệp:
Phòng Tổ chức Hành chính.
Phòng Tài chính Kế toán.
Phòng Nghiệp vụ kỹ thuật xây lắp.
Phòng Kinh doanh.
Có chức năng chung làm tham mưu, giúp việc cho giám đốc, quản lý chỉ đạo các nhiệm vụ của từng phòng ban mình, từ đó nhằm giúp lãnh đạo thực hiện được nhiệm vụ của Xí nghiệp đã đặt ra ở từng năm một cách cao nhất. Để thực hiện được các chức năng, nhiệm vụ trên cả 04 Phòng Nghiệp vụ phải có mối quan hệ mật thiết với nhau, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ hỗ trợ nhau cùng phát triển. Cùng với các chức năng và mối quan hệ giữa 04 phòng nghiệp vụ, Giám đốc chỉ đạo đề ra phương hướng để xí nghiệp hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
2.2. Tình hình hoạt động của Xí nghiệp Xây dựng Công trình
2.2.1. Tình hình hoạt động
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp
Bảng 4: Kết quả sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp năm 2007 - 2009
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2007
2008
2009
Doanh thu
7.963
22.739
23.271
Tăng so với năm trước (%)
185,6
2,3
Lợi nhuận
1,5
15,9
19,5
Tăng so với năm trước (%)
960
22,6
Nộp ngân sách
1.428
1.688
1.755
Tăng so với năm trước (%)
18,2
4,0
Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán Bảng 04
Nhận xét: Trong điều kiện kinh tế khó khăn, dưới sự cạnh tranh của các công ty cũng như các doanh nghiệp khác, nhưng với kinh nghiệm cũng như trình độ của Giám đốc và của đội ngũ nhân viên đã giúp Xí nghiệp vượt qua khó khăn để giúp doanh nghiệp tăng doanh thu và lợi nhuận. Trong giai đoạn khó khăn này, Xí nghiệp cũng gặp chút khó khăn về công việc, nhưng với đội ngũ nhân viên có năng lực, mối quan hệ của lãnh đạo Xí nghiệp đối với lãnh đạo các cơ quan bạn đã tìm kiếm được những khách hàng lớn cho Xí nghiệp, chính vì vậy mà doanh thu và lợi nhuận tăng lên đáng kể (doanh thu tăng từ 22.739 lên 23.271 triệu đồng, lợi nhuận cũng tăng từ 15,9 lên 19,5 triệu đồng).
2.3. Nhận xét chung về Xí nghiệp Xây dựng Công trình
2.3.1. Thuận lợi
Ưu điểm:
Từ khi Xí nghiệp thực sự ổn định được tổ chức, khôi phục lại sản xuất kinh doanh, từ năm 1998 cho đến nay Xí nghiệp Xây dựng Công trình đã liên tục vươn lên dành được những kết quả đáng khích ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status