Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Văn thư – Lưu trữ tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam - pdf 12

Download Luận văn Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác Văn thư – Lưu trữ tại Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam miễn phí



Hệ thống kho bể, phương tiện tra nạp được trang bị , được thành lập từ những năm 80 với đội ngũ CBCNV lành nghề, dày dặn kinh nghiệm công tác là thế mạnh rất lớn của Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam trong thời gian tới khi xuất hiện những đối thủ cạnh tranh mới gia nhập ngành.
Kết hợp với sự năng động nhạy bén trong việc tìm kếm thị trường đầu ra, đầu vào và thực hiện hàng loạt các hoạt động nhằm tìm kiếm và khai thác thêm những khách hàng tiềm năng trong lĩnh vực kinh doanh ngoài ngành Công ty đã hoàn thành rất tốt công tác chiếm lĩnh thị trường, duy trì mối quan hệ tốt đẹp với những bạn hàng trong và ngoài nước ở cả hai thị trường, luôn đảm bảo có được lượng khách ổn định và ngày càng phát triển.
Với mạng lưới các chi nhánh trải dài khắp các miền đất nước rất thuận lợi cho việc cung ứng nhiên liệu cho các hãng hàng không tại các sân bay trên cả nước.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31948/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

ưu trữ làm thủ tục cho sao chụp nhưng không được sao toàn bộ số tài liệu lưu trữ đưa ra sử dụng.
* Giới thiệu tài liệu lưu trữ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Nhân sự kiện quan trọng của đất nước, của ngành có thể giới thiệu tài liệu lưu trữ trên Tạp chí Lưu trữ Việt Nam, các loại báo, trên các kênh truyền hình của trung ương và địa phương, trên đài phát thanh trung ương và địa phương.
Các hình thức giới thiệu:
+ Giới thiệu toàn văn một văn bản.
+ Giới thiệu mục lục tài liệu chuyên đề.
* Tổ chức trưng bày triển lãm tài liệu lưu trữ.
Triển lãm tài liệu lưu trữ nhằm mục đích giáo dục quần chúng về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, về truyền thống cách mạng, về đất nước, về danh nhân lịch sử.
Triển lãm là công việc phức tạp, đòi hỏi phải có khả năng tổ chức và kinh phí. Tài liệu đưa ra triển lãm phải có chủ đề mang tính thời sự, thu hút được sự chú ý của nhiều người.
Khi triển lãm tài liệu phải tuân thủ một nguyên tắc chỉ được trưng bày bản sao. Để thu hút người xem, người nghiên cứu, phần trưng bày và thuyết minh phải mang tính khoa học và nghệ thuật cao.
1.3.6 Mối quan hệ giữa văn thư và lưu trữ.
Công tác Văn thư và Lưu trữ có mối quan hệ khăng khít trong quá trình xử lý thông tin. Vì thế trong điều lệ công tác công văn giấy tờ ban hành kèm theo nghị định 142/CP ngày 29/9/1963 của Hội đồng Chính phủ đã quy định “Công văn giấy tờ là một trong những phương tiện cần thiết trong hoạt động của nhà nước. Làm công văn giấy tờ và giữ gìn hồ sơ tài liệu là hai công tác không thể thiếu được đối với quản lý Nhà nước”. Do vậy mà công tác văn thư càng làm tốt và chính xác bao nhiêu thì công tác lưu trữ càng phát huy tác dụng bấy nhiêu, tạo điều kiện cho việc xử lý thông tin một cách khoa học, chính xác và có hiệu quả. Ngược lại, lưu trữ là sự tích lũy kinh nghiệm bổ sung tư liệu phục vụ cho công tác văn thư.
Do vậy cần quan tâm tới chất lượng công tác văn thư và kết hợp luôn với công tác lưu trữ gọi chung là bộ phận Văn thư – Lưu trữ.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ CÔNG TÁC VĂN THƯ – LƯU TRỮ TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.
2.1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY XĂNG DẦU HÀNG KHÔNG VIỆT NAM.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển.
- Tên Công ty: Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam
- Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Air Petrol Company (VINAPCO). -- Trụ sở chính của công ty đặt tại sân bay Gia Lâm số 202 đường Nguyễn Sơn - Quận Long Biên – Hà Nội.
Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được đánh giá là là ngành kỹ thuật dịch vụ thuộc khối cơ sở hạ tầng và còn là ngành kinh tế mũi nhọn của mỗi quốc gia. Trong điều kiện kinh tế mở, ngành Hàng không của nước ta còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự giao lưu phát triển kinh tế đất nước, là cầu nối giữa các lục địa, rút ngắn khoảng cách và thời gian cho việc đi lại buôn bán, vận chuyển giao thông, thông tin Khoa Học Công Nghệ giữa các quốc gia, các tổ chức và cá nhân hoạt động kinh tế - xã hội.
Hoạt động của ngành Hàng không mang tính chất dây chuyền được hình thành bởi nhiều ngành nghề khác nhau. Các ngành nghề này có mối quan hệ mật thiết với nhau, đan xen, hỗ trợ nhau cùng phát triển.
Xăng dầu là nguồn nguyên liệu chính cho các thiết bị hàng không hoạt động ở cả trên không và mặt đất. Để ngành Hàng không có thể hoạt động bình thường, ổn định thì việc cung cấp nguyên liệu một cách liên tục là rất cần thiết.
Ngày 11/02/1975 trên cơ sở Cục Hàng không Việt Nam quyết định thành lập Tổng Cục Hàng Không Việt Nam (nay là Tổng Công ty Hàng không Việt Nam) được đặt dưới sự lãnh đạo của quân uỷ trung ương Bộ Quốc Phòng.
Xăng dầu vừa là vật tư vừa là hàng hoá và là vật tư hàng hoá chiến lược nên nó ảnh hưởng lớn đến cân đối nền kinh tế, do vậy nhà nước đã trực tiếp quản lý và phân cấp cho một số doanh nghiệp được phép trực tiếp được xuất khẩu xăng dầu để đáp ứng nhu cầu trong cả nước. Theo thông tư số 04/BTM ngày 04/04/1994 của Bộ Thương Mại nước ta có 4 Doanh nghiệp được xuất khẩu xăng dầu là:
Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam (PETROLIMEX).
Công ty Xăng dầu Hàng không Việt Nam (VINAPCO).
Tổng công ty Xuất nhập khẩu dầu khí Việt Nam (PETEC).
Công ty dầu khí Sài Gòn (Sài Gòn PETRO).
- Công ty Xăng dầu Hàng không (Vinapco) được thành lập theo quyết định số 768/QĐ-TCCBLĐ ngày 22 tháng 4 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và chính thức đi vào hoạt động từ Tháng 7 năm 1993. Đến ngày 9 tháng 6 năm 1994, Công ty thành lập lại theo quyết định số 847/QĐ-TCCBLĐ của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải và được giao chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm hóa dầu.
Công ty xăng dầu hàng không đã từng bước vượt qua khó khăn, cạnh tranh của cơ chế thị trường để xây dựng và trở thành nhà cung ứng nhiên liệu hàng không có uy tín cho các hãng hàng không Quốc tế và Nội địa ở Vịêt Nam.
Với đội ngũ trên 1.000 cán bộ công nhân viên được đào tạo, Công ty Xăng dầu hàng không Việt Nam là nhà cung ứng nhiên liệu hàng đầu cho các hãng hàng không tại các sân bay dân dụng Việt Nam.
Nhiên liệu được công ty nhập khẩu từ các thị trường quốc tế lớn như: Singapore, Trung Quốc… Để đáp ứng yêu cầu về các chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu tra nạp cho máy bay, Công ty đã đầu tư xây dựng 03 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 với 11 phép thử tiêu chuẩn.
Công ty cũng đang đầu tư trang bị các xe tra nạp hiện đại; cải tạo bổ sung các phương tiện vận chuyển nhiên liệu hàng không chuyên dùng đảm bảo an toàn chất lượng nhiên liệu và dịch vụ tra nạp nhiên liệu tại các sân bay.
Bên cạnh đó, việc đầu tư xây dựng hệ thống kho cảng đầu nguồn, các kho trung chuyển và các cửa hàng bán xăng dầu tại các địa phương trong cả nước đang gấp rút hoàn thành và đưa vào sử dụng.
Chất lượng sản phẩm Jet A-1 của VINAPCO đáp ứng Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 6426 và Yêu cầu chất lượng nhiên liệu hàng không dùng cho hệ thống hoạt động chung (AFQRJOS) do tổ chức quốc tế JIG ban hành. Tiêu chuẩn này là tổng hợp của hai tiêu chuẩn ngặt cùng kiệt sau:
+ Tiêu chuẩn của bộ quốc phòng Anh DEF STAN 91-91:Nhiên liệu tuốc bin Hàng không gốc Kerosine loại JET A-1 phát hành mới nhất.
+ Tiêu chuẩn ASTM D1655-06d  Nhiên liệu tuốc bin Hàng Không loại JET A-1 phát hành mới nhất.
Bên cạnh việc cải tiến và đầu tư hiện đại cơ sở vật chất, Công ty Xăng dầu Hàng không đã xây dựng một cách quản lý mới, phù hợp với xu thế của thời đại. Đó là Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001- 2000. Được Công ty xây dựng từ năm 2000 và được tổ chức QMS đánh giá, công nhận năm 2001. Với phương châm: “ Chất lượng, hiệu quả, an toàn, thoả mãn các nhu cầu của khách hàng” là cam kết của toàn bộ cán bộ, công nhân viên Công ty Xăng dầu Hàng không nhằm cung cấp cho khách hàng nhiên liệu hàng không đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, với dịch vụ tra nạp không ngừng được cải tiến và luôn thoả mãn mong đợi của khách hàng.
Từ đó đến nay, hệ thống quản lý của công ty vẫn duy trì...

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status