Phân tích thực trạng và kinh nghiệm triển khai ERP tại Vinamilk - pdf 12

Download Tiểu luận Phân tích thực trạng và kinh nghiệm triển khai ERP tại Vinamilk miễn phí



MỤC LỤC
Lời mở đầu
I. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm ERP
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của ERP
1.3 Hệ thống kế hoạch hóa các nguồn lực ERP
1.4 Các yếu tố quyết định đến việc triển khai ERP thành công
1.4.1 Nguồn nhân lực
1.4.2 Qui trình
1.4.3 Công nghệ
1.4.4 Đầu tư
II. Phân tích thực trạng, kinh nghiệm triển khai và nhận xét ERP của doanh nghiệp Vinamilk
2.1 Giới thiệu công ty
2.1.1 Giới thiệu chung
2.1.2 Hoạt động của công ty
2.1.3 Mục tiêu
2.2 Hoạt động của công ty trước khi áp dụng hệ thống ERP
2.3 Hoạt động của công ty sau khi áp dụng ERP
2.3.1 Thực trạng triển khai
2.3.1.1 Thực trạng về công nghệ
2.3.1.2 Thực trạng về qui trình
2.3.1.3 Thực trạng về nhân lực
2.3.1.4 Thực trạng về ngân sách
2.3.2 Nhận xét về việc triển khai ERP của Vinamilk
2.3.2.1 Lợi ích, thành công đạt được
2.3.2.2 Một số hạn chế
2.4 Kinh nghiệm triển khai
2.4.1 Khó khăn gặp phải
2.4.2 Lý do thành công

Kết luận

Bài làm
Lời mở đầu
Thời đại kinh tế mở cửa, cạnh tranh trở nên vô cùng gay gắt. Nếu doanh nghiệp không tự thân tìm tòi, ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh thì sẽ không thể tồn tại lâu dài trên thị trường. Ngày nay việc ứng dụng công nghệ thông tin vào sản xuất trở nên phổ biến và là một yếu tố cần thiết không thể thiếu bởi vì có công nghệ thì mới tăng năng suất, giảm nhẹ khối lượng công việc tay chân, tiết kiệm thời gian, chi phí và cho thấy rõ ràng hiệu quả công việc.
ERP là viết tắt của từ tiếng Anh “Enterprise Resource Planning”, có nghĩa là “Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp”. Có thể nói một cách đơn giản hơn, ERP chính là Hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp.

Theo ông Hoàng Minh Châu - Giám đốc Công ty FPT TP.HCM, có nhiều lợi ích đối với doanh nghiệp khi ứng dụng ERP. Năng suất lao động sẽ tăng do các dữ liệu đầu vào chỉ phải nhập một lần cho mọi giao dịch có liên quan, đồng thời các báo cáo được thực hiện với tốc độ nhanh hơn, chính xác hơn. DN có khả năng kiểm soát tốt hơn các hạn mức về tồn kho, công nợ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận… đồng thời có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thi công… vừa đủ để sản xuất, kinh doanh.
Trong buổi tọa đàm về ứng dụng và triển khai ERP cho các doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Thảo, Phó tổng thư ký Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nhận định sức ép về cạnh tranh khi gia nhập WTO sẽ rất lớn và các doanh nghiệp Việt Nam có thể thua và bị loại khỏi cuộc chơi ngay trên sân nhà nếu không tự cải tổ. "Đã đến thời điểm chúng ta tìm đường đưa CNTT vào doanh nghiệp và biến việc ứng dụng công nghệ trở thành thế mạnh chứ không phải gánh nặng", ông nói.
Vì vậy việc ứng dụng ERP vào hoạt động kinh doanh sản xuất là vô cùng quan trọng, Đặc biệt là các doanh nghiệp của Việt Nam trong nền kinh tế trên đà tăng trưởng như hiện nay .
I. Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm ERP:
ERP (Enterprise Resource Planning) là một thuật ngữ được dùng liên quan đến mọi hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ và thực hiện các qui trình xử lý một cách tự động hoá, để giúp cho các doanh nghiệp quản lý các hoạt động then chốt, bao gồm: kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho, hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý quan hệ với khách hàng, quản lý nhân sự, theo dõi đơn hàng, quản lý bán hàng, v.v.... Mục tiêu tổng quát của hệ thống này là đảm bảo các nguồn lực thích hợp của doanh nghiệp như nhân lực, vật tư, máy móc và tiền bạc có sẵn với số lượng đủ khi cần, bằng cách sử dụng các công cụ hoạch định và lên kế hoạch. Một phần mềm ERP là một phần mềm máy tính cho phép công ty cung cấp và tổng hợp số liệu của nhiều hoạt động riêng rẽ khác nhau để đạt được mục tiêu trên. Đặt điểm nổi bật của ERP là một hệ thống phần mềm sống có thể mở rộng và phát triển theo thời gian theo từng loại hình doanh nghiệp mà không làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình.
1.2 Lịch sử ra đời và phát triển của ERP:
Khái niệm ERP đã có từ những năm 60. Hồi đó ERP mới đóng vai trò như một hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh. Kể từ đó tới nay, hệ thống ERP luôn mở rộng chức năng của mình trong vai trò quản lý doanh nghiệp với các giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu (MRP-Material Requiements Planning). Ra đời từ những năm 60 với mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả trong công việc quản lý nguyên vật liệu mà cụ thể là tìm ra cách xử lý đơn đặt hàng nguyên vật liệu và các thành phần một cách tốt hơn với các câu hỏi như:
- Sản xuất cái gì?
- Để sản xuất những cái đó thì cần những gì?
- Hiện nay đã có trong tay những gì?
- Những gì cần có nữa để sản xuất?

CH40keUsotML22W
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status