Mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam - pdf 12

Download Khóa luận Mối quan hệ giữa FDI và hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam miễn phí



Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU 1
I. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 1
1. Khái niệm và đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài 1
1.1. Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài 1
1.2. Đặc điểm của FDI 3
2. Các nhân tố ảnh hưởng đến FDI 3
2.1. Các nhân tố liên quan đến nước chủ đầu tư 4
2.2. Các nhân tố liên quan đến nước nhận đầu tư 4
2.3. Các nhân tố của môi trường quốc tế 6
II. Thương mại quốc tế 6
1. Khái niệm và đặc điểm của thương mại quốc tế 6
1.1. Khái niệm thương mại quốc tế 6
1.2. Đặc điểm của thương mại quốc tế 7
2. Các nhân tố tác động đến thương mại quốc tế 7
2.1. Toàn cầu hóa và khu vực hóa 7
2.2. Phân công lao động quốc tế 8
2.3. Sự tồn tại và phát triển của thị trường tiền tệ 9
2.4. Sự phát triển của khoa học kĩ thuật 10
2.5. Các nhân tố khác 10
III. Mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư 11
1. Một số lý thuyết và nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu 11
1.1. Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm – IPLC – Raymond Vernon 11
1.2. Lý thuyết về thương mại quốc tế và tính lưu động của yếu tố sản xuất -“International trade and Factor mobility”- Mundell. 12
2. Tác động của FDI đến xuất nhập khẩu ở nước nhận đầu tư 13
2.1. FDI tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư 14
2.2. FDI tác động đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư .15
2.3. FDI tác động đến thị trường xuất nhập khẩu của nước nhận đầu tư 17
3. Tác động của xuất nhập khẩu đến FDI ở nước nhận đầu tư 19
Chương II: ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM 25
I. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu và FDI vào Việt Nam giai đoạn từ 1988 đến nay 25
1. Tổng quan về hoạt động xuất nhập khẩu 25
1.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu và tình hình cán cân thương mại 25
1.2. Cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 27
1.3. Cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 32
1.4. Cơ cấu xuất nhập khẩu theo khu vực kinh tế 33
2. Tổng quan về FDI vào Việt Nam 35
2.1. FDI vào VIệt Nam qua các thời kì 35
2.2. FDI vào Việt Nam theo cơ cấu ngành 40
2.3. FDI vào Việt Nam theo cơ cấu chủ đầu tư 42
2.4. FDI theo cơ cấu vùng lãnh thổ 43
II. Đánh giá mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở Việt Nam 45
1. Tác động của FDI đến hoạt động xuất nhập khẩu ở Việt Nam 45
1.1. FDI tác động đến kim ngạch xuất nhập khẩu và cán cân xuất nhập khẩu .45
1.2. FDI tác động đến cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu 59
1.3. FDI tác động đến cơ cấu thị trường xuất nhập khẩu 65
2. Tác động của xuất nhập khẩu đến FDI tại Việt Nam 71
Chương III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI VÀ ĐẤY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TRÊN CƠ SỞ ĐIỀU CHỈNH MỐI QUAN HỆ GIỮA FDI VÀ XUẤT NHẬP KHẨU Ở VIỆT NAM 81
I. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, các mục tiêu liên quan đến hoạt động xuất khẩu và triển vọng thu hút FDI của Việt Nam 81
1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong thời kì tới 81
1.1. Mục tiêu tổng quát 81
1.2. Mục tiêu cho hoạt động xuất khẩu 83
2. Triển vọng thu hút FDI của Việt Nam 85
II. Các giải pháp nhằm thu hút FDI và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu trên cơ sở điều chỉnh mối quan hệ giữa FDI và xuất nhập khẩu ở Việt Nam .87
1. Nhóm biện pháp điều chỉnh hợp lí cơ cấu xuất nhập khẩu, kim ngạch xuất khẩu và cán cân thương mại thông qua tác động đến FDI 88
2. Nhóm giải pháp tăng cường thu hút FDI và điều chỉnh cơ cấu FDI thông qua tác động lên hoạt động xuất nhập khẩu 96
KẾT LUẬN 102
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-31643/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

của Việt Nam đã có sự chuyển dịch tương đối về cơ cấu. Nếu ở giai đoạn 10 năm đầu sau đổi mới, hàng hóa xuất khẩu chủ yếu là nông sản và các mặt hàng có hàm lượng lao động cao, thì trong khoảng hơn 10 năm gần đây, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam có sự chuyển dịch sang các mặt hàng có hàm lượng vốn cao hơn. Trong tương lai, xu hướng này sẽ còn tiếp diễn và ngành sản xuất hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sẽ còn cần nhiều vốn hơn nữa. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, với mục tiêu đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhờ xuất khẩu mà nhà nước đã đặt ra, nguồn vốn FDI càng nắm giữ một vai trò quan trọng hơn nữa trong việc bổ sung nguồn vốn cho sản xuất xuất khẩu.
FDI làm tăng kim ngạch xuất khẩu do doanh nghiệp FDI thực hiện khâu sản xuất hay gia công hàng hóa tại Việt Nam nhằm mục đích xuất khẩu
Khi nói đến sự gia tăng nhanh chóng tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong những năm qua, đóng góp của các doanh nghiệp FDI là không thể phủ nhận. Điều này được minh chứng bằng tỉ trọng ngày càng gia tăng của khu vực FDI trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, FDI hiện nay có xu hướng hướng về xuất khẩu hơn là nhằm vượt qua hàng rào bảo hộ và hàng rào thuế quan của các nước nhập khẩu hàng hóa. Đồng thời với xu hướng đó là sự phát triển ngày càng mạnh của các tập đoàn xuyên quốc gia (TNC). Các TNC này thường được hình thành ở các nước phát triển, với phạm vi tiêu thụ hàng hóa rộng lớn khắp toàn cầu. Các TNC này có xu hướng hình thành các chi nhánh ở nhiều quốc gia, tiến hành hoạt động sản xuất, gia công hàng hóa ở các nước có điều kiện đầu tư thuận lợi, nhất là những nước đang phát triển nhiều tài nguyên, nhân công rẻ và mặt bằng sản xuất lớn, rồi xuất khẩu sang thị trường khác. Với những tiêu chí lựa chọn địa điểm đầu tư như trên, Việt Nam được coi là một điểm đầu tư hấp dẫn, đặc biệt là từ sau khi gia nhập WTO, phạm vi thương mại được mở rộng, năm 2009, Việt Nam xếp thứ 12 trong danh sách 25 nền kinh tế có sức hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất thế giới do Bloomberg bình chọn, Việt Nam tiếp tục chứng tỏ là địa chỉ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư toàn cầu.
Bảng 5: Số liệu về hoạt động xuất khẩu của khu vực FDI tại Việt Nam (có bao gồm dầu thô)
Năm
Giá trị
(triệu USD)
Mức tăng
giá trị(%)
Tỉ trọng KV FDI trên tổng
KNXK (%)
Mức tăng tổng KNXK cả nước (%)
1995
1473,1
27,0
34,6
1996
2155,0
46
29,7
33,2
1997
3213,0
49
35,0
26,6
1998
3215,0
0
34,3
1,8
1999
4682,0
45,6
40,6
23,3
2000
6810,0
45,5
47,0
25,5
2001
6798,3
-2
45,2
3,8
2002
7871,8
16
47,1
11,2
2003
10161,2
29
50,4
20,6
2004
14487,7
43
54,7
31,0
2005
18553,7
28
57,2
22,9
2006
23061,3
24
57,9
22,7
2007
27774,6
20
57,2
21,9
2008
34529,2
24
55,1
29,1
2009
29900,0
-13
52,8
-9,8
Nguồn: Tính toán theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương
Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI tại Việt nam chỉ đạt 52 triệu USD, đóng góp 2,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đến năm 2009, sau gần 20 năm mở cửa và hội nhập, khu vực này thực sự đã có sự tăng trưởng ấn tượng, kim ngạch xuất khẩu đạt tới 29,9 tỉ USD, tương đương 52,7% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng tới gần 600 lần về giá trị và tăng tới 21 lần về tỉ trọng. Tuy vậy, hoạt động sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI năm 2009 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỉ trọng đóng góp của khu vực FDI vào kim ngạch xuất khẩu cả nước có giảm so với năm 2008 về tỉ trọng và giá trị. Ngoại trừ năm 1998 và 2001, giá trị xuất khẩu của khu vực này gần như không tăng, tất cả các năm còn lại, đều có tốc độ tăng trưởng trên 20%, tỉ trọng đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng tăng lên. Giai đoạn 2005-2008 là giai đoạn hoạt động hiệu quả nhất của khu vực FDI hướng vào xuất khẩu. Tỉ trọng đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của cả nước luôn đạt trên 57%, năm 2008 là giai đoạn cao điểm, giá trị xuất khẩu của khu vực này lên tớ 34,52 tỉ USD. Theo báo cáo của Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, xuất khẩu 10 mặt hàng chủ lực của doanh nghiệp FDI chiếm 27,5% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 và 24,9% năm 2009.
Xét về tốc độ tăng trưởng, so với mức tăng trưởng xuất khẩu cả nước, tăng trưởng xuất khẩu của khu vực FDI ở hầu hết các năm đều đạt tốc độ cao hơn. Năm 1997, tăng trưởng xuất khẩu của khu vực FDI đạt 49% trong khi tăng trưởng xuất khẩu cả nước chỉ trên 26%. Hay trong hai năm 1999-2000, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của khu vực FDI là trên 45% trong khi kim ngạch xuất khẩu cả nước chỉ tăng 23-25%. Khu vực FDI duy trì đà tăng trưởng xuất khẩu nhanh hơn so với cả nước cho đến năm 2006. Từ 2006 đến nay, tăng trưởng xuất khẩu của khu vực này xuống thấp hơn so với mức tăng trưởng của cả nước. Năm 2009, xuất khẩu cả nước tăng trưởng âm 9,8% trong khi xuất khẩu của khu vực FDI tăng trưởng âm tới 13%. Nguyên nhân chính là do trong thời kì suy thoái kinh tế, cầu đối với hàng hóa xuất khẩu của khu vực FDI giảm mạnh hơn so với cầu hàng xuất khẩu của khu vực trong nước, do khu vực FDI chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm công nghệ cao trong khi mặt hàng xuất khẩu chủ lực của khu vực trong nước là các mặt hàng thiết yếu cơ bản nên cầu ít co giãn hơn. Một nguyên nhân cũng rất quan trọng là do nhiều chủ đầu tư muốn tránh rủi ro từ khủng hoảng kinh tế đã giảm quy mô đầu tư.
FDI giúp nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt Nam xuất khẩu nhờ tác động lan tỏa về công nghệ
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp nói riêng và với cả nền kinh tế nói chung. Làm tăng tính cạnh tranh của sản phẩm có nghĩa là làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và nền kinh tế. Khả năng cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả, số lượng… được quyết định bởi các yếu tố như vốn, công nghệ, lao động… So với các doanh nghiệp trong nước, đây là một là một ưu thế rõ rệt của các doanh nghiệp FDI. Vì thế các doanh nghiệp FDI sản xuất để xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao hơn so với các doanh nghiệp trong nước. Tuy vậy, sự có mặt của khu vực FDI lại có tác động tích cực đến hoạt động sản xuất xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Bảng : Đánh giá về sức ép cạnh tranh của các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam
(sức ép cạnh tranh cao nhất = 10; thấp nhất = 1)
Trước hết, sự có mặt của các doanh nghiệp FDI, nhất là các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã kéo theo sự xuất hiện của các công nghệ mới, hầu hết các công nghệ này đều ở mức độ tiên tiến hơn so với trình độ công nghệ của nước ta. Các doanh nghiệp FDI vì thế cũng đòi hỏi nguồn lao động có trình độ cao hơn. Ở Việt Nam, số lao động có trình độ cao, đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp FDI không nhiều, đa số nguồn lao động hoạt động trong khu vực FDI phải qua đào tạo trực tiếp của nhà tuyển dụng. Những người này được học về ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status