Chiến lược và các giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở thành phố Hồ Chí Minh - pdf 12

Download Khóa luận Chiến lược và các giải pháp nâng cao vị thế cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở thành phố Hồ Chí Minh miễn phí



 
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ix
LỜI MỞ ĐẦU 1
Tính cấp thiết của đề tài
Mục đích nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu
Kết cấu khóa luận.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VẾ CHIẾN LƯỢC.
1.1 QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC 3
1.1.1 Khái niệm về chiến lược 3
1.1.2 Khái niệm về quản trị chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh 4
1.1.3 Ưu nhược điểm quản trị chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh 5
1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC TRONG KINH DOANH 6
1.2.1 Môi trường doanh nghiệp 6
1.2.2 Xác định chức năng, nhiệm vụ và mục tiêu của chiến lược 14
1.3 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ HÌNH THÀNH CHIẾN LƯỢC 17
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG BÁNH MÌ ĐÓNG GÓI CÓ NHÃN HIỆU CỦA NGƯỜI DÂN Ở TP. HCM.
2.1 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA CÁC CÔNG TY 19
2.1.1 Môi trường vi mô 19
2.1.2 Môi trường vĩ mô 23
2.2 THỰC TRẠNG VỀ CUNG CẦU THỊ TRƯỜNG BÁNH MÌ ĐÓNG GÓI CÓ NHÃN HIỆU TẠI TP. HCM 26
2.2.1 Tổng quan thị trường bánh kẹo hiện nay 26
2.2.2 Thị trường bánh mì đóng gói có nhãn hiệu 29
2.2.3 Tình hình sản xuất tiêu thụ bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của các doanh nghiệp ở TP. HCM trong thời gian qua 32
2.3 DỰ BÁO THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO TRONG THỜI GIAN TỚI 33
2.3.1 Dự báo lượng tiêu thụ bánh kẹo trong thời gian tới 33
2.3.2 Dự báo lượng tiêu thụ bánh mì đóng gói trong thời gian tới 33
2.4 NHỮNG CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 37
CHƯƠNG 3: ĐIỀU TRA VỊ THẾ CẠNH TRANH SẢN PHẨM BÁNH MÌ ĐÓNG GÓI CÓ NHÃN HIỆU QUA ĐÁNH GIÁ CỦA KHÁCH HÀNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC CHIẾN LƯỢC
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG
3.1 PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC QUÁ TRÌNH TIẾP THỊ BÁN HÀNG 39
3.1.1 Phạm vi đánh giá vị thế cạnh tranh của các sản phẩm bánh mì đóng gói có nhãn hiệu tại TP. HCM 39
3.1.2 Các hoạt động tiếp thị bánh mì đóng gói có nhãn hiệu 39
3.1.3 Các quá trình của hệ thống quản trị chất lượng và quản lí tiếp thị 40
3.1.4 Các phương pháp áp dụng hoạt động quản lí tiếp thị bán hàng 41
3.2 ĐIỀU TRA NHU CẦU SỬ DỤNG BÁNH MÌ ĐÓNG GÓI CÓ NHÃN HIỆU Ở TP. HCM 43
3.2.1 Các phiếu điều tra 43
3.2.2 Thiết kế các câu hỏi trong phiếu điều tra 47
3.2.3 Phương pháp tiến hành và cách tính kết quả 49
3.2.4 Xác định độ tin cậy của các phiếu điều tra 51
3.2.5 Tính mức chất lượng của từng chỉ tiêu nhỏ 52
3.2.6 Phân tích kết quả điều tra của 9 chỉ tiêu lớn còn lại: 2,4,5,6,7,8,9,10,11 58
3.3 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VỊ THẾ CẠNH TRANH BÁNH MÌ ĐÓNG GÓI Ở THỊ TRƯỜNG TP. HCM 72
3.3.1 Chúng ta đang ở đâu? 72
3.3.2 Tại sao chúng ta lại ở vị trí này? 72
3.3.3 Chúng ta muốn gì? 72
3.3.4 Làm cách nào để đạt được như vậy? 72
3.3.5 Sẽ cùng làm với ai? 72
3.3.6 Khi nào bắt đầu? 73
Giải pháp 1: Nâng cao thương hiệu bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của KD 73
Giải pháp 2: Mở rộng thị trường 74
KẾT LUẬN 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO 78
PHỤ LỤC
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32196/
++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

Việt Nam hiện nay với hơn 86 triệu người và đang trở thành một thị trường tiêu thụ bánh kẹo rất tiềm năng đối với doanh nghiệp trong nước và các công ty nước ngoài. Hiện có khoảng 30 doanh nghiệp trong nước, hàng trăm cơ sở sản xuất nhỏ và một số công ty nhập khẩu bánh kẹo nước ngoài đang tham gia thị trường. Các doanh nghiệp trong nước như Kinh Đô, Bibica, Hải Hà, Hữu Nghị, Orion Việt Nam... chiếm khoảng 75 – 80% thị phần còn bánh kẹo ngoại nhập chỉ chiếm 20 – 25%. Các doanh nghiệp trong nước ngày càng khẳng định
được vị thế quan trọng của mình trên thị trường với sự đa dạng trong sản phẩm, chất lượng khá tốt, phù hợp với khẩu vị của người Việt Nam. Trong khi đó, các cơ sở sàn xuất nhỏ lẻ đang dần bị thu hẹp về quy mô sản xuất do ít vốn, công nghệ lạc hậu, thiếu sự đảm bảo về chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bảng 2.4 : Thị phần các công ty bánh kẹo Việt Nam trong các năm.
Tên công ty
Năm 2008
Năm 2009
Năm 2010
Kinh Đô
29,5%
28,0%
30,0%
Orion
7,3%
10%
9,6%
Bibica
7,2%
7,4%
8,0%
Hải Hà
6,1%
5,4%
6,5%
Hữu Nghị
9,1%
12,1%
12,4%
Nhập khẩu
25%
22,8%
20,0%
Các công ty khác
15,8%
14,3%
13,5%
Tổng
100%
100%
100%
(Nguồn: Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế.)
Hình 2.3 : Biểu đồ thị phần các công ty bánh kẹo Việt Nam.
2.2.2 Thị trường bánh mì đóng gói có nhãn hiệu.
Nhu cầu bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của người TP. HCM.
Bánh mì đóng gói công nghiệp là loại bánh mì tươi được sản xuất và đóng gói trên dây chuyền sản xuất hiện đại có thời hạn sử dụng từ 07-09 ngày. Đáp ứng nhu cầu ăn sáng và ăn lót dạ tiện lợi của người tiêu dùng ngày càng tăng.
Được sản xuất theo công nghệ tiên tiến, từ nguồn nguyên liệu tươi mới, giàu dinh dưỡng, bánh mì tươi đóng gói mang đến cho bạn một khẩu phần ăn ngon miệng, tiện lợi mà vẫn đảm bảo dưỡng chất, giúp bạn tràn đầy năng lượng để làm việc và học tập ở bất kì nơi đâu, bất kì khi nào.
Nhịp sống đô thị ngày càng bận rộn, đặc biệt ở các đô thị lớn, những vấn đề như kẹt xe, học thêm ngoài giờ, làm thêm giờ... làm cho quỹ thời gian có vẻ như bị ngắn lại. Do đó, người ta ngày càng quan tâm đến nhu cầu nhanh, gọn, tiện lợi và thức ăn nhanh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người thành thị, đặc biệt là thành phố lớn Hồ Chí Minh.
Tuy nhiên, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng nâng cao, người ta luôn nhận thức được rằng, bữa ăn không chỉ cần đủ chất, nhanh, gọn, đáp ứng nhu cầu năng lượng cho ngày mới, mà còn phải bổ dưỡng sức khỏe, tốt cho dạ dày; những thức ăn họ chọn không chỉ phải ngon, tiết kiệm, tiện lợi mà còn phải đủ dưỡng chất để họ có thể tiếp tục công việc và quá trình học tập.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thức ăn phục vụ cho nhu cầu ăn sáng, ăn thêm, ăn lót dạ như xôi, bánh mì ổ... nhưng hầu hết đều không đảm bảo vệ sinh, giá quá đắt, thời gian ăn lâu... Do đó, bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ra đời để phục vụ nhu cầu ngon, bổ, tiện lợi của người tiêu dùng mà giá thành không quá cao, chỉ khoảng 3.000 đồng – 8.000 đồng.
Các loại bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM
Dựa trên ý tưởng từ chiếc bánh mì truyền thống và thói quen sử dụng bánh mì như một món ăn nhanh, tiện dụng, giá rẻ mà vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, dòng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ra đời nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu
cuộc sống hiện đại. Ngay khi ra đời, nó đã phù hợp với xu hướng tiêu dùng và nhanh chóng trở thành món ăn được yêu thích, thay thế cho chiếc bánh mỳ truyền thống quá phức tạp trong việc chế biến và bảo quản.
Xuất hiện trên thị trường với những ưu điểm vượt trội của dòng bánh mỳ bơ truyền thống. Mẫu mã đẹp, chất lượng hoàn hào, bánh mì đóng gói có nhãn hiệu có thể ăn kèm với những thực phẩm khó tính nhất. Ngay lập tức nó có mặt ở khắp nơi, từ khu phố bình dân, trong lớp học, cho đến những văn phòng, công sở và cả những bữa tiệc Buffet sang trọng trong khách sạn. Một trong những yếu tố quan trọng đem lại thành công cho loại bánh mì này là sự tiện dụng. Chỉ cần bóc lớp vỏ bánh là có thể ăn ngay mà không cần chế biến – điều này khác hẳn với loại bánh mì thông thường.
Trên thực tế, nhóm đối tượng có thời gian biểu cố định học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng là đối tượng tiếp cận với loại bánh này nhiều nhất bởi thời gian và chi phí cho nhu cầu ăn uống ít. Đa số mọi người đều nhận định, khi món ăn nhanh trở thành nhu cầu thiết yếu thì sự ra đời của bánh mì đóng gói có nhãn hiệu là một tất yếu.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại bánh mì tươi đóng gói công nghiệp chất lượng cao, giá cả phải chăng, tính tiện lợi, đa dạng và phù hợp với khẩu vị người Việt với bánh mì tươi nhân ngọt như nhân bơ sữa, sôcôla, khoai môn, lá dứa, sầu riêng, sữa dừa; nhân mặn như chà bông, gà quay, lạp xưởng, tôm khô
Hình 2.4 : Một số loại bánh mì đóng gói có nhãn hiệu trên thị trường.
Giá: 4.000 đồng. KLT: 55g
Giá: 2.300 đồng. KLT: 35g
Giá: 2.700 đồng. KLT: 50g
Giá: 2.300 đồng. KLT: 35g
Giá: 2.500 đồng. KLT: 35g
Giá: 2.000 đồng. KLT: 35g
Giá: 5.000 đồng. KLT: 65g
Giá: 2.000. KLT: 40g
Giá: 4.000 đồng. KLT: 50g
Giá: 6.000 đồng. KLT: 50g
2.2.3 Tình hình sản xuất tiêu thụ bánh mì đóng gói có nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam ở Tp. HCM trong thời gian qua.
Bảng 2.5: Sản lượng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu sản xuất tiêu thụ ở TP. HCM trong 3 năm 2008, 2009, 2010.
ĐVT: Tấn
Năm
2008
2009
2010
2009/ 2008
2010/2009
Sản lượng
11.858
14.062
17.712
118,59%
125,96%
(Nguồn: Công Ty CP Kinh Đô và Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế)
Hình 2.5: Sản lượng bánh mì đóng gói có nhãn hiệu sản xuất tiêu thụ ở TP. HCM trong 3 năm 2008, 2009, 2010.
Trong năm 2008, tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động, gây ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh bánh mì đóng gói có nhãn hiệu nói riêng, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu cho bánh kẹo dẫn đến khối lượng tiêu thụ bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM đạt gần 11.858 tấn.
Năm 2009 nền kinh tế có sự phục hồi nhẹ, khối lượng tiêu thụ bánh mì đóng gói có nhãn hiệu ở TP. HCM cũng tăng nhẹ lên 14.062 tấn tương ứng với mức tăng trưởng 18,58% so với năm 2008.
Năm 2010 với nhiều biến động về kinh tế, chính trị toàn thế giới làm ảnh hưởng lớn đến các quốc gia trong đó có Việt Nam. Lạm phát trong năm 2010 là
11,75%, vượt quá chỉ tiêu của Chính phủ đề ra, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của từng doanh nghiệp, trong đó có các công ty sản xuất kinh doanh bánh kẹo. Tuy nhiên, do nhu cầu bánh kẹo ngày càng gia tăng và đặc biệt là sự tiện lợi của bánh mì công nghiệp đã nâng sản lượng tiêu thụ lên 17.712,41 tấn, tăng gần 30% so với năm 2009.
2.3 Dự báo thị trường bánh kẹo trong thời gian tới.
2.3.1 Xu hướng tiêu thụ bánh kẹo trong thời gian tới.
Theo Công Ty Khảo Sát Thị Trường Quốc Tế ( BMI ), sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2010 là 100.400 tấn, năm 2011 là 103.800 tấn đến năm 2012...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status