Tìm hiểu về cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO và xem xét vào vụ kiện tôm đông lạnh của Việt Nam - pdf 12

Link tải luận văn miễn phí cho ae
A- Đề cương bài làm.
I. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO
2. Cơ sở pháp lí cho việc giải quyết tranh chấp của WTO
3. Cơ cấu tổ chức hoạt động
4. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO
5. Thực hiện quyết định của Cơ quan giải quyết tranh chấp và áp dụng biện pháp trả đũa
6. Quy tắc ứng xử của WTO cho Bản ghi nhớ về Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc Giải quyết Tranh chấp
II. ỨNG XỬ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
1. Ứng xử của các nước phát triển và đang phát triển đối với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT
2. Sự thay đổi chế độ áp dụng đối với các nước đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
3. Khó khăn của các nước đang phát triển khi tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
III. HIỆU QUẢ CỦA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
IV. XEM XÉT CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO VÀO VỤ KIỆN TÔM ĐÔNG LẠNH CỦA VIỆT NAM
1. Những vấn đề khởi kiện của Việt Nam
2. Quá trình theo kiện của Việt Nam trong vụ kiện tôm đông lạnh


B- Bài làm chi tiết.
I. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
Cùng với sự phát triển ngày càng nhanh chóng các quan hệ kinh tế - thương mại quốc tế, cơ chế giải quyết các tranh chấp trong khuôn khổ tổ chức thương mại quốc tế WTO cũng đã được thiết lập với mục đích lớn nhất là đảm bảo việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các qui định trong các Hiệp định, ngăn chặn các biện pháp thương mại vi phạm các Hiệp định, góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu to lớn của WTO. Cơ chế này là sự hiện thực hoá xu thế pháp lý hoá quá trình giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế ngày nay, dần dần thay thế các cách giải quyết tranh chấp mang tính chính trị, ngoại giao trong lĩnh vực này.
Học tập những quy định có tác dụng tích cực và rút kinh nghiệm từ những bất cập trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947, áp dụng một số cải tiến căn bản về thủ tục, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao tính chất xét xử của thủ tục của cơ chế mới cũng như tăng cường tính ràng buộc của các quyết định giải quyết tranh chấp, WTO đã đưa ra một cơ chế hoàn thiện hơn, đáp ứng được những yêu cầu về giải quyết tranh chấp trong thực tiễn đời sống thương mại quốc tế của các chủ thể tham gia quan hệ thương mại quốc tế.
Mục tiêu căn bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO là nhằm “đạt được một giải pháp tích cực cho tranh chấp”, và ưu tiên những “giải pháp được các bên tranh chấp cùng chấp thuận và phù hợp với các Hiệp định liên quan”. Xét ở mức độ rộng hơn, cơ chế này nhằm cung cấp các thủ tục đa phương giải quyết tranh chấp thay thế cho các hành động đơn phương của các quốc gia thành viên vốn tồn tại nhiều nguy cơ bất công, gây trì trệ và xáo trộn sự vận hành chung của các qui tắc thương mại quốc tế.
1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO được xây dựng trên bốn nguyên tắc: công bằng, nhanh chóng, hiệu quả và chấp nhận được đối với các bên tranh chấp, phù hợp với mục tiêu bảo toàn các quyền và nghĩa vụ, phù hợp với các hiệp định thương mại có liên quan trên cơ sở tuân thủ các quy phạm của luật tập quán quốc tế về giải thích điều ước quốc tế.
Ngoài ra, WTO cũng vẫn sẽ tiếp tục áp dụng cách giải quyết tranh chấp của GATT 1947 như: tái lập sự cân bằng giữa quyền và nghĩa vụ; giải quyết tích cực các tranh chấp; cấm đơn phương áp dụng các biện pháp trả đũa khi chưa được phép của WTO - nguyên tắc có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại của hệ thống thương mại toàn cầu.
Tuy nhiên, nguyên tắc này không bao hàm rõ ràng ý có cấm các nước thành viên không được đơn phương xác định các hành vi của nước thành viên khác có vi phạm các hiệp định của WTO hay không. Lợi dụng sự không rõ ràng này nên một số nước thành viên phát triển như Mỹ, EU vẫn tiếp tục đơn phương áp dụng các đạo luật của riêng mình như điều khoản Super 301 trong luật thương mại Mỹ hay quy định 384/96 của Hội đồng châu Âu để “kết án” và trừng phạt các nước thành viên WTO khác.
2. Cơ sở pháp lí cho việc giải quyết tranh chấp của WTO
Trên cơ sở các quy định rời rạc về giải quyết tranh chấp trong GATT, WTO đã thành công trong việc thiết lập một cơ chế pháp lí đầy đủ, chi tiết trong một văn bản thống nhất là Thỏa thuận về các Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc giải quyết tranh chấp (DSU) – Phụ lục 2 Hiệp định Marrakesh thành lập WTO, để giải quyết tranh chấp thương mại giữa các thành viên WTO (bao gồm các quốc gia có chủ quyền và những lãnh thổ thuế quan riêng biệt).
Ngoài những quy định mới về giải quyết tranh chấp trong DSU, cơ chế này cũng đã viện dẫn đến một số điều khoản của GATT, đó là:
- Điều XXII và XXIII GATT 1947 (Điều 3.1 DSU)
- Các qui tắc và thủ tục chuyên biệt hay bổ sung về giải quyết tranh chấp tại các Hiệp định trong khuôn khổ WTO (Ví dụ: Điều 11.2 Hiệp định về các Biện pháp Kiểm dịch Thực vật; Điều 17.4 đến 17.7 GATT 1994…)


A- Đề cương bài làm.
I. CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
1. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp của WTO
2. Cơ sở pháp lí cho việc giải quyết tranh chấp của WTO
3. Cơ cấu tổ chức hoạt động
4. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO
5. Thực hiện quyết định của Cơ quan giải quyết tranh chấp và áp dụng biện pháp trả đũa
6. Quy tắc ứng xử của WTO cho Bản ghi nhớ về Quy tắc và Thủ tục điều chỉnh việc Giải quyết Tranh chấp
II. ỨNG XỬ CỦA CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN ĐỐI VỚI CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
1. Ứng xử của các nước phát triển và đang phát triển đối với cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT
2. Sự thay đổi chế độ áp dụng đối với các nước đang phát triển trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
3. Khó khăn của các nước đang phát triển khi tham gia vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO
III. HIỆU QUẢ CỦA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
1. Ưu điểm
2. Nhược điểm
IV. XEM XÉT CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO VÀO VỤ KIỆN TÔM ĐÔNG LẠNH CỦA VIỆT NAM
1. Những vấn đề khởi kiện của Việt Nam
2. Quá trình theo kiện của Việt Nam trong vụ kiện tôm đông lạnh



n5hGZNoW2cI0c9V
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status