Dự án Thương mại điện tử timnhatro.vn - pdf 12

Download Dự án Thương mại điện tử timnhatro.vn miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
TÓM TẮT DỰ ÁN. 2
1.Thị trường. 2
2. Chiến lược kinh doanh. 2
3. Kế hoạch kinh doanh. 2
I. TÊN DỰ ÁN VÀ Ý TƯỞNG KINH DOANH 4
1. Ý tưởng kinh doanh. 4
2. Mục đích và động cơ kinh doanh. 4
3. Lĩnh vực và sản phẩm dịch vụ kinh doanh của dự án. 5
4. Mô hình kinh doanh dự định thành lập. 5
II. PHÂN TÍCH DỰ ÁN. 6
1. Phân tích môi trường vĩ mô. 6
1.1 Môi trường văn hoá, xã hội. 6
1.2 Môi trường kinh tế. 8
1.3 Môi trường chính trị, pháp luật. 9
2. Phân tích phân đoạn thị trường. 10
2.1. Công nghệ của dự án. 10
2.2. Phân tích cầu thị trường. 10
2.3. Phân tích cung thị trường. 12
III. CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 13
IV. KẾ HOẠCH KINH DOANH CỤ THỂ 14
1. Kế hoạch sản phẩm 14
1.1 Mô tả sản phẩm. 14
1.2 Nguồn cung ứng sản phẩm. 15
2. Nhân sự. 15
3. Marketing. 16
3.1. Mục tiêu marketing 16
3.2. Nội dung marketing 16
4. Tài chính. 20
4.1.Chi phí cơ bản 20
4.2.Doanh thu dự kiến 21
V. RỦI RO VÀ PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG. 23
1. Rủi ro về nguôn cung ứng sản phẩm. 23
2. Rủi ro về cạnh tranh. 24
3. Rủi ro về thị trường. 24
4. Vấn đề về an ninh mạng. 26
VI. PHƯƠNG ÁN KINH DOANH TRONG TƯƠNG LAI. 26
KẾT LUẬN 28
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32967/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

o giải quyết hài hoà lợi ích giữa các bên, cũng như cần nghiên cứu thấu đáo, đầy đủ những nội dung chủ yếu của môi trường văn hoá-xã hội sau đây:
Dân số và sự biến động về dân số:dân số thể hiện số lượng người có mặt trên thị trường, điều đó sẽ ảnh hưởng đến dung lượng thị trường. Thông thường dân số càng lớn, thì nhu cầu về nhóm sản phẩm càng nhiều, khối lượng tiêu thụ sản phẩm càng tăng, mối quan hệ giao dịch qua thương mại điện tử càng lớn. Cùng với số lượng dân số, cơ cấu dân số và xu hướng vận động của nó cũng ảnh hưởng cơ cấu tiêu dùng, thói quen tiêu dùng, cách tiêu dùng, phương tiện giao dịch, thông tin nói chung và thương mại điện tử nói riêng. Mặt khác, sự dịch chuyển dân cư theo khu vực địa lý cũng ảnh hưởng tới sự hình thành và mức độ tập trung dân cư trên từng vùng. Điều này ảnh hưởng tới sự xuất hiện cơ hội mới hay làm mất đi cơ hội hiện tại trong thương mại điện tử.
Nghề nghiệp, tầng lớp xã hội: Nghề nghiệp và vị trí xã hội của dân cư sẽ ảnh hưởng đến quan điểm và cách ứng xử của họ đối với thương mại điện tử. Do đó cần thoả mãn nhu cầu theo nhóm xã hội một cách tương xứng và phải được xem xét khi xây dựng, phát triển thương mại điện tử.
Dân tộc, chủng tộc, sắc tộc, tôn giáo và nền văn hoá: Cũng như vị trí nghề nghiệp và tầng lớp xã hội, bản sắc văn hoá của các dân tộc, chủng tộc, tôn giáo có sự khác nhau. Điều này dẫn tới quan điểm và cách ứng xử đối với thương mại điện tử mang tính đa dạng và phong phú.
Người Việt nói chung có tâm lý tiêu dùng truyền thống, tức là mua sắm hàng hoá một cách trực tiếp, việc mua sắm cũng như thoả mãn các nhu cầu về dịch vụ thông qua các thương mại điện tử còn hạn chế. Đây chính là một trong những khó khăn lớn nhất đối với sự phát triển của hình thức kinh doanh thương mại điện tử.
Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, với sự phát triển của công nghệ thông tin đồng thời với sự ra đời của hàng loạt thương mại điện tử như: BTSplaza, hnplaza… Đã bước đầu làm thay đổi tâm lý tiêu dùng của khách hàng.
Đối tượng khách hàng là sinh viên - Những người có khả năng tiếp cận với công nghệ nhanh và thực tế trong thời gian qua thương mại điện tử đã không còn xa lạ với giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng.
1.2 Môi trường kinh tế.
Trong môi trường hoạt động thương mại, các yếu tố kinh tế dù ở bất kỳ cấp độ nào cũng có vai trò quan trọng và quyết định hàng đầu. Bởi lẽ, sự hình thành hệ thống tổ chức quản lý và các thể chế của hệ thống đó có ảnh hưởng trực tiếp và quyết định đến chiều hướng và cường độ của các hoạt động kinh tế trong nền kinh tế nói chung và lĩnh vực hoạt động thương mại nói riêng. Những yếu tố kinh tế chủ yếu có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động thương mại điện tử cần nghiên cứu bao gồm:
Tiềm năng của nền kinh tế: Đây là yếu tố tổng quát, phản ánh các nguồn lực có thể huy động được vào phát triển nền kinh tế. Yếu tố này liên quan đến các định hướng lớn về phát triển thương mại, do đó đến phát triển thương mại điện tử và các cơ hội kinh doanh.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự thay đổi cơ cấu kinh tế của nền kinh tế quốc dân: Yếu tố này liên quan trực tiếp đến sự tăng trưởng hay thu hẹp quy mô phát triển cũng như cơ cấu phát triển của ngành thương mại, thể hiện ở tổng mức lưu chuyển và cơ cấu hàng hoá lưu chuyển trên thị trường…Chính sự gia tăng quy mô và cơ cấu hàng hoá kinh doanh sẽ ảnh hưởng và làm thay đổi cách giao dịch kinh doanh trong đó có thương mại điện tử.
Lạm phát và khả năng kiềm chế lạm phát cho nền kinh tế quốc dân: Yếu tố này ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng đầu tư, xu hướng tiêu dùng, đến thu nhập, tích luỹ và khả năng cân đối tiền-hàng trong thương mại.
Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng tiền:Yếu tố này chứng tỏ sự ổn định của đồng nội tệ cũng như việc lựa chọn ngoại tệ trong giao dịch thương mại sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thực thi của chiến lược phát triển thương mại và thương mại điện tử.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật của nền kinh tế:Yếu tố này tạo điều kiện phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại trong việc khai thác cơ sở hạ tầng sẵn có của nền kinh tế. Cũng chính yếu tố này sẽ tạo điều kiện vật chất cần thiết cho thương mại điện tử trở thành hiện thực.
Khả năng nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nền kinh tế:Yếu tố này phản ánh tiềm năng phát triển và đổi mới công nghệ sản xuất, công nghệ quản lý, công nghệ thông tin…Điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đổi mới mẫu mã sản phẩm, chu kỳ sống cho sản phẩm, khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thương trường và đặc biệt ảnh hưởng đến sự phát triển cách giao dịch điện tử trên thương trường.
Thu nhập và phân bố thu nhập của dân cư: Thu nhập là lượng tiền mà người tiêu dùng có thể thoả mãn nhu cầu cá nhân của họ trong một khoảng thời gian nhất định. Lượng tiền thu được của dân cư sẽ được trang trải cho những nhu cầu khác nhau với tỉ lệ khác nhau, mức độ ưu tiên khác nhau. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng thanh toán trong tạo ra cơ sở vật chất cần thiết cho việc thực hiện thương mại điện tử.
Thực tế kinh tế Việt Nam trong thời gian qua đang có những bước phát triển vượt bậc, công cuộc đổi mới và hội nhập với thế giới đang có những bước tiến lớn. Việc Việt Nam gia nhấp WTO là bước ngoặt quan trọng trong quá trình hội nhập. Nó đặt Việt Nam trước thách thức cạnh tranh của các doanh nghiệp từ bên ngoài mạnh hơn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tuy nhiên nó cũng mở ra thị trường rộng lớn, cơ hội tận dụng vốn, công nghệ…
Về lĩnh vực thương mại điện tử, việc hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới tạo điều kiện cho nhiều hãng, tập đoàn kinh tế chuyên cung cấp các sản phẩm, dịch vụ bổ trợ cho thương mại điện tử tham gia vào thị trường trong nước như: Paynet, anypay… từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho viêc phát triển thương mại điện tử trong nước.
Mặt khác, kinh tế phát triển đồng thời làm thu nhập bình quân tăng lên, đời sống người dân được cải thiện do đó, nhu cầu tiêu dùng cũng tăng cao mở ra thị trường rộng lớn cho tất cả các hàng hoá và dịch vụ nói chung.
1.3 Môi trường chính trị, pháp luật.
Nhà nước khuyến khích phát triển hình thức kinh tế tư nhân do đó quá trình kinh doanh sẽ được tiến hành một cách thuận tiện.
2. Phân tích phân đoạn thị trường.
2.1. Công nghệ của dự án.
Thương mại điện tử “timnhatro.vn” hoạt động dựa trên 2 công nghệ cơ bản:
Thứ 1: Công nghệ thanh toán trực tuyến
+Thanh toán qua paynet. Paynet là hình thức thanh toán được sử dụng phổ biến trong các giao dịch trưc tuyến như mua bán hàng qua mạng. Ở Việt Nam, Paynet là nhà cung cấp có thị phần lớn nhất do khả năng liên kết rộng tới các Ngân hàng(15 ngân hàng hàng đầu như: Vietcombank, Agribank...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status