Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 - pdf 12

Download Luận văn Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 miễn phí



Lợi thế của Việt Nam so với các nước trong khu vực là sở hữu một nguồn nhân lực dồi dào. Việt Nam là một nước đông dân với khoảng 80 triệu người, trong đó độ tuổi lao động khoảng 44 triệu người, đứng thứ 2 Đông Nam Á sau Inđônêxia và thứ 13 trên tổng số hơn 200 quốc gia trên thế giới. Hàng năm có khoảng 1,5-1,7 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động tạo thành đội ngũ dự bị hùng hậu bổ sung liên tục vào lực lượng lao động đáp ứng nhu cầu cho sản xuất - kinh doanh.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32881/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

cung cấp cho nhà sản xuất trong nước vải nhập khẩu hay cả máy móc, sau đó mua lại thành phẩm. Mẫu mã sản phẩm chủ yếu do khách hàng cung cấp.
Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2003 đạt 3,69 tỷ USD. Tuy nhiên theo nhiều chuyên gia, để kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may có thể tăng cao hơn trong những năm tới thì ngoài những vấn đề về thị trường, hạn ngạch và xúc tiến thương mại, việc phát triển thương hiệu cho hàng DMVN là một vấn đề hết sức quan trọng.
Trong cuộc cạnh tranh gay gắt đang diễn ra trên thế giới, mối quan tâm hàng đầu và thường trực đối với các nhà tiếp thị hiện nay là làm thế nào để nhãn hiệu hàng hoá của họ được người tiêu dùng biết đến, yêu thích và lựa chọn trong vô vàn những sản phẩm cùng loại trên thị trường. Điều này buộc các doanh nghiệp DMVN cần xây dựng chiến lược gia tăng hình ảnh, uy tín và danh tiếng công ty thông qua thương hiệu riêng. Hiện nay một số doanh nghiệp của ngành Dệt – May đã có chiến lược đầu tư mạnh vào phát triển thương hiệu. Những thương hiệu lớn như An Phước, WOW, Vera, Thái Tuấn…đã được cả khách hàng trong nước và ngoài nước biết đến và đánh giá chất lượng sản phẩm tốt. Để đạt được điều này, các công ty May An Phước, Dệt Thái Tuấn đã có hẳn một chương trình phát triển khá bài bản. Điển hình như công ty May An Phước, ngay từ đầu những năm 1990, khi mà nhiều doanh nghiệp chưa hề quan tâm đến thương hiệu riêng, thì An Phước, với quy mô chỉ là một cơ sở may mặc, những đã đăng ký với Cục sở hữu Công nghiệp (nay là Cục sở hữu Trí tuệ ) để bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá của mình. An Phước chủ trương phát triển thương hiệu theo sản phẩm. Không chỉ có vậy, An Phước đã hợp tác với Hãng Pierre Cardin (Pháp) để sản xuất hàng hoá mang nhãn hiệu An Phước. Đến nay, nói tới sản phẩm may mặc nhãn hiệu Pierre Cardin, khách hàng có thể nhận biết ngay đó là sản phẩm của Công ty may An Phước. Hay như công ty Dệt Thái Tuấn đang có chủ trương đưa sản phẩm gấm may áo dài vào thị trường Mỹ, nơi có đông đảo người Việt đang sinh sống, nhằm xây dựng hình ảnh thương hiệu sản phẩm của mình với chính người tiêu dùng Hoa Kỳ.
Tuy nhiên thương hiệu ngành Dệt May Việt Nam chưa thể hiện đầy đủ ý nghĩa của hàng hoá Việt Nam và chưa gây ấn tượng sâu sắc và tác động mạnh vào khách hàng.
4. Thị trường tiêu thụ còn nhiều hạn chế
Thị trường trong nước
Với gần 80 triệu dân hiện nay và khoảng gần 100 triệu dân vào năm 2010 trong đó khoảng 70% dân số ở nông thôn là thị trường đầy tiềm năng để tiêu thụ sản phẩm cho các doanh nghiệp DMVN. Tốc độ phát triển kinh tế đạt mức khoảng 7,1% của những năm qua, cùng với mức sống ngày càng cao thì nhu cầu sản xuất và tiêu dùng hàng dệt may sẽ rất lớn. Tuy nhiên, để đáp ứng được yêu cầu của thị trường nội địa thì ngành Dệt – May phải đầu tư phát triển cả về số lượng phù hợp thị hiếu người tiêu dùng.
Nhu cầu hàng Dệt – May trong những năm gần đây có những thay đổi quan trọng, từ chỗ thiếu vải sử dụng đến nay số lượng hàng cung cấp đã có xu hướng “thừa” về số lượng. Yêu cầu của người tiêu dùng trong nước ngày càng cao về chất lượng, chủng loại, màu sắc. Từ chỗ mọi người đều mua để may đo tới nay xu hướng sử dụng quần áo may sẵn ngày càng chiếm ưu thế.
Nguồn cung cấp hàng dệt may rất đa dạng: từ các doanh nghiệp dệt may trong nước, các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài và đặc biệt một lượng rất lớn hàng tiểu ngạch, hàng nhập lậu trốn thuế. Vì vậy, ngành Dệt – May cần có chiến lược riêng cho mình để chiếm lĩnh thị trường nội địa. Tăng trưởng cao trong những năm qua chưa thể là căn cứ đầy đủ để kết luận về sức mạnh của ngành công nghiệp DMVN khi mà ngành này vẫn phải dành một phần lớn thị phần trong nước cho các hãng sản xuất nước ngoài, đặc biệt là hàng dệt may của Trung Quốc. Vì vậy, cần có sự phân đoạn thị trường một cách chặt chẽ; không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng hàng hoá, đa dạng loại hình sản phẩm, kích cỡ, mẫu mã phù hợp thị hiếu, tập quán và giá cả phù hợp với sức mua của từng loại thị trường.
Thị trường nội địa hàng Dệt – May có thể chia làm hai khu vực:
Thị trường nông thôn: Bao gồm vùng nông thôn, trung du, miền núi với số dân chiếm 80%. Đây là thị trường yêu cầu sản phẩm bền chắc, giá rẻ, phục vụ tại chỗ cho người tiêu dùng.
Thị trường vùng thành thị: Gồm các thành phố, thị xã, các trung tâm công nghiệp trong cả nước. Sản phẩm dệt – may ở thị trường này đòi hỏi chất lượng cao, mẫu mã phong phú, phù hợp với thị hiếu từng địa phương, từng mùa, từng đối tượng. Đặc biệt quan tâm tới số người tiêu dùng là lượng nữ, thanh niên, đồng phục cho trẻ em, đồng phục cho các doanh nghiệp, các ngành v.v…
Do nhiều nguyên nhân, trong thời gian qua, ngành công nghiệp DMVN chưa làm chủ được thị trường trong nước. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp DMVN chưa quan tâm đúng mức tới thị trường nội địa thể hiện tỷ trọng doanh thu nội địa bình quân của các doanh nghiệp mới đạt khoảng 10% tổng doanh thu. Một số công ty có vốn đầu tư nước ngoài do lợi thế về thiết bị, công nghệ, nguyên liệu, hệ thống quản lý, hệ thống tiếp thị đã tạo ra sản phẩm dệt có chất lượng tốt hơn, giá thành hợp lý. Cùng với các phương pháp tiếp thị hiệu quả, các sản phẩm dệt may của các công ty này bán tại thị trường nội địa là đối thủ cạnh tranh ưu thế với các sản phẩm của các công ty nội địa. Mặt khác thị trường dệt may trong nước chịu áp lực rất lớn từ hàng nhập tiểu ngạch, nhập lậu không thuế từ Trung Quốc, các nước ASEAN, Đài Loan v.v…với hàng nhái nhãn hiệu, giá rẻ. Thêm vào đó, các loại hàng dệt – may lỗi mốt, chất lượng thấp hay đã qua sử dụng (SIDA) với giá rẻ hơn so với chi phí sản xuất của các doanh nghiệp sản xuất trong nước cũng gây khó khăn cho việc tiêu thụ hàng nội địa.
Thị trường xuất khẩu
Trước những năm 1990, thị trường xuất khẩu chính của ngành Dệt May chủ yếu vào các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu. Nhiệm vụ sản xuất và xuất khẩu hàng dệt may được thực hiện trên cơ sở phân công hợp tác quốc tế của Hội đồng tương trợ kinh tế. Ngành Dệt vừa có thị trường cung cấp nguyên liệu, máy móc, thiết bị, thuốc nhuộm hoá chất từ các nước XHCN và giao lại sản phẩm do mình sản xuất với chất lượng lớn, chất lượng không đòi hỏi cao, mẫu mã ít thay đổi, giá cả theo hiệp định dài hạn.
Sau khi thị trường Liên Xô và Đông Âu tan vỡ, ngành DMVN gặp khó khăn rất lớn về thị trường cung cấp nguyên liệu cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhưng từ khi thực hiện chính sách đổi mới, ngành DMVN đã có bước nhảy vọt đáng kể và là ngành xuất khẩu chủ yếu có tốc độ tăng trưởng cao. Trước năm 1994, kim ngạch xuất khẩu dầu thô, thuỷ sản vẫn cao hơn hàng dệt may, nhưng từ năm 1995, hàng dệt may đã vượt lên trên hàng thuỷ sản, đứng thứ hai trong tổng trị giá xuất khẩu. Từ năm 2000 cho đến nay, mặc dù có những bất lợi v...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status