Các biện pháp tăng lợi nhuận tại công ty Trách nhiệm hũu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng - pdf 12

Download Chuyên đề Các biện pháp tăng lợi nhuận tại công ty Trách nhiệm hũu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: Lý luận chung về lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp 3
1.1 Lý luận chung về lợi nhuận 3
1.1.1. Khái niệm chung về lợi nhuận: 3
1.1.2. Nguồn gốc hình thành lợi nhuận : 4
1.1.3. Vai trò của lợi nhuận : 5
1.1.3.1 Vai trò của lợi nhuận đối với doanh nghiệp: 5
1.1.3.2 Vai trò của lợi nhuận đối với nền kinh tế xã hội: 7
1.2. Phân loại lợi nhuận 7
1.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh lợi nhuận của doanh nghiệp : 9
2.1.1 Lợi nhuận sau thuế : 9
2.1.2 ROA ( Doanh lợi tài sản) 10
2.1.3 ROE( Doanh lợi vốn chủ sở hữu) 10
2.1.4 Doanh lợi tiêu thụ sản phẩm : 10
2.1.5 Tỷ suất lợi nhuận : 11
1.2.2.Phương pháp xác định lợi nhuận 13
1.2.2.1 Các yếu tố cấu thành lợi nhuận : 13
1.2.2.2. Các phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp 14
1.2.3. Các nhân tố ành hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp: 18
1.2.3.1 Các nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp : 18
1.2.3.1.1. Doanh thu 18
1.2.3.1.2. Chi phí: 19
1.2.3.1.3 Thuế 21
1.2.3.1.4 Công tác tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ 24
1.2.3.1.5 Công tác lập kế hoạch kinh doanh. 24
1.2.3.2. Các nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp : 25
1.2.3.2.1 Quan hệ cung cầu của thị trường : 25
1.2.3.2.2 Chính sách kinh tế của Nhà Nước : 25
1.2.4 Phân phối lợi nhuận 26
1.2.4.1 Quỹ đầu tư phát triển : 26
1.2.4.2 Quỹ dự phòng tài chính 27
1.2.4.3 Quỹ dự phòng về trợ cấp thất việc làm : 27
1.2.4.4 Quỹ phúc lợi 28
1.2.4.5 Quỹ khen thưởng 28
CHƯƠNG II: Thực trạng lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng 30
2.1 Vài nét khái quát về Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng. 30
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 30
2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Công ty: 31
2.1.3.Giới thiệu về chức năng của các phòng: 32
2.1.3.1. Phòng tổ chức cán bộ 32
2.1.3.2. Phòng kế toán 33
2.1.3.3. Phòng quản trị hành chính 34
2.1.3.4. Phòng Kế Hoạch 34
2.1.3.5 Phòng Kinh Doanh 35
2.1.4. Sự phân cấp quản lý tài chính 36
2.2 Thực trạng lợi nhuận tại công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng . 38
2.2.1 Kết quả kinh doanh năm 2007 38
2.2.2Phân tích lợi nhuận của công ty trong những năm gần đây 41
2.2.2.1 So sánh lợi nhuận năm 2005 và 2006 42
2.2.2.2 So sánh lợi nhuận năm 2006 và 2007 44
2.2.2.3. Phân tích chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận : 46
2.2.3. Đánh giá lợi nhuận 48
2.2.3.1 Kết quả 48
2.2.3.2 Hạn chế 50
Chương III: Một số đề xuất và kiến nghị nhằm tăng lợi nhuận của công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và du lịch Trung Dũng. 52
1. Giải pháp đối với công ty 52
2. Kiến nghị với nhà nước 58
KẾT LUẬN 60
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32818/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ô kinh doanh và rất dễ bị các đối thủ cạnh tranh đánh bại.
Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh có liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp nên thường rất lớn và khó kiểm soát. Do đó cần quản lý chặt chẽ các khoản chi phí vay, vì nếu chi phí này phát sinh bừa bãi, vượt quá giới hạn cho phép thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi nhuận, gây ảnh hưởng không tốt cho doanh nghiệp.
Chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường :
Chi phí hoạt động tài chính bao gồm : Chi phí liên doanh liên kêt, chi phí thuê tài sản, chi phí vay nợ, chi phí mua, bán chứng khoán.
Chi phí hoạt động bất thường bao gồm: Chi phí nhượng bán thanh lý TSCĐ, giá trị tổn thất sau khi đã giảm trừ và chi phí bất thường khác.
1.2.3.1.3 Thuế
Đối với doanh nghiệp, phần lớn các khoản thuế phải nộp là những khoản chi của doanh nghiệp. Thuế không phải là chi phí của doanh nghiệp mà chỉ có tính chất như chi phí. Thuế có tác động trực tiếp đến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, vì vậy khi quyết định phương án kinh doanh, doanh nghiệp phải tính tới tác động của thuế và số tiền phải nộp cho từng mặt hàng và ngành nghề kinh doanh.
a) Thuế Giá trị gia tăng (GTGT)
VAT là loại thuế gián thu, thu trên phần giá trị gia tăng thêm của hàng hóa dịch vụ qua các giai đoạn từ lưu thông đến tiêu dùng. Thuế suất được quy định theo thuế suất cố định, căn cứ vào dịch vụ và mặt hàng kinh doanh
Phương pháp xác định thuế GTGT :
- Phương pháp khấu trừ :
VAT phải nộp = VAT thu hộ - VAT trả hộ
VAT thu hộ được tính theo thuế suất VAT trên doanh nghiệp chưa có thuế ( doanh thu ngoài thuế )
VAT trả hộ được tính theo thuế suất VAT trên chi phí mua hàng ngoài thuế
- Phương pháp trực tiếp :
VAT phải nộp được tính trực tiếp trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ
VAT = VA x Thuế suất VAT
VA = Doanh thu ngoài thuế - Chi phí trung gian ngoài thuế
Theo luật VAT ở Việt Nam: VAT được tính theo 2 cách, hay phương pháp khấu trừ, hay phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng
Theo phương pháp khấu trừ thuế :
Số thuế phải nộp bằng thuế giá trị gia tăng đầu ra trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.
Thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ bán ra nhân với thuế suất
Thuế giá trị gia tăng đầu vào bằng tổng số thuế giá trị gia tăng đã thanh toán được ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa dịch vụ hay bằng chi phí mua hàng hóa, dịch vụ chưa có VAT nhân với thuế suất VAT
Theo phương pháp tính trực tiếp :
Số thuế phải nộp bằng giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ bán ra trừ giá thanh toán của hàng hóa, dịch vụ mua vào tương ứng
b) Thuế tiêu thụ đặc biệt
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với các doanh nghiệp được tính bằng công thức :
Thuế TTĐB phải nộp
=
Số lượng hàng hóa tiêu thụ
x
Giá tính thuế đ/vị hàng hóa
x
Thuế suất
-
Thuế TTĐB được khấu trừ đầu vào
Về bản chất, thuế tiêu thụ đặc biệt giống thuế giá trị gia tăng, nhưng khác với VAT ở các khía cạnh sau :
- Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ được tính đối với một số mặt hàng thuộc diện hạn chế sản xuất kinh doanh hay nhập khẩu.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ thu một lần ở khâu sản xuất trong nước hay nhập khẩu.
- Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt là giá chưa có thuế giá trị gia tăng.
c) Thuế Thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế tính trên lợi nhuận trước thuế ( thu nhập trước thuế ) của doanh nghiệp, thuế suất được quy định theo thuế suất tỷ lệ cố định căn cứ vào ngành nghề kinh doanh
Phương pháp xác định :
Mức thuế nộp trong kỳ
=
Thu nhập trước thuế
X
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Thu nhập trước thuế
=
Doanh thu
-
Chi phí
d) Một số loại thuế khác
Tùy theo các hoạt động cụ thể của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể nộp thuế khác. Ví dụ: Khi doanh nghiệp sử dụng đất, thì doanh nghiệp phải nộp thuế sử dụng đất; nếu doanh nghiệp nhập khẩu vật tư hàng hóa thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với vật tư hàng hóa đó; doanh nghiệp khai thác sử dụng tài nguyên thì phải nộp thuế sử dụng tài nguyên…
1.2.3.1.4 Công tác tổ chức quá trình tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ
Việc tổ chức tốt công tác tiêu thụ sẽ làm tăng thu nhập từ hoạt động tiêu thụ và giảm chi phí. Hơn nữa bán hàng nhanh sẽ làm tăng tốc độ lưu chuyển của tiền tệ, cũng góp phần tăng lợi nhuận. Vì thế, để tổ chức tốt công tác tiêu thụ, các doanh nghiệp cần đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, các biện pháp marketing, cải tiến phương pháp thanh toán...
Mục tiêu của việc thực hiện công tác tiêu thụ dịch vụ trên thị trường là nhằm tăng doanh thu tiêu thụ vì nó là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng, giảm lợi nhuận.
1.2.3.1.5 Công tác lập kế hoạch kinh doanh.
Công tác này bao gồm các khâu cơ bản như định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp, xây dựng chiến lược kinh doanh, xây dựng các phương án kinh doanh, kiểm tra đánh giá điều chỉnh chiến lược. Nói cách khác, đó là quá trình từ hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, phối hợp kiểm tra. Đây là công việc chủ yếu thuộc về trách nhiệm của các cán bộ cấp cao trong doanh nghiệp và lợi ích mà nó mang lại thường xét trong dài hạn. Song đây là một công việc quan trọng vì nó giúp doanh nghiệp đi đúng hướng chiến lược, tránh được rủi ro trong kinh doanh.
Một nội dung nữa rất mực quan trọng trong công tác này là việc thiết lập ra các mô hình tổ chức doanh nghiệp bảo đảm tính tinh giảm, gon nhẹ, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, đạt hiệu quả cao.
1.2.3.2. Các nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp :
1.2.3.2.1 Quan hệ cung cầu của thị trường :
Nhu cầu dịch vụ và hàng hóa của thị trường sẽ quyết định vấn đề cung cấp dịch vụ và hàng hóa của doanh nghiệp trên cơ sở xác định được quy mô dịch vụ tối ưu. Nếu nhu cầu đối với hàng hóa của doanh nghiệp càng lớn sẽ tạo khả năng tăng quy mô và lượng hàng hóa bán ra sẽ nhiều hơn với giá cao và tất yếu sẽ tăng lợi nhuận. Ngược lại, nhu cầu về hàng hóa thấp sẽ làm cho lợi nhuận thấp. Như vậy chúng ta có thể thấy mối quan hệ cung cầu có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Quan hệ cung cầu thay đổi sẽ ảnh hưởng đến giá cả và khối lượng hàng hóa cho nên nó cũng ảnh hưởng đến quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Tóm lại quan hệ cung cầu về dịch vụ là nhân tố quyết định quy mô của doanh nghiệp mà việc quyết định tối ưu về quy mô chính là quyết định tối ưu về lợi nhuận.
1.2.3.2.2 Chính sách kinh tế của Nhà Nước :
Bản thân mỗi doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế xã hội nên nó không chỉ chịu chi phối bởi các quy luật kinh tế mà còn bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ các chính sách vĩ mô của Nhà nước như chính sách tiền tệ, chính sách tín dụng, thuế và các văn bản pháp quy khác... Tất cả những chính sách đó có ảnh hưởng đến mục tiêu lơị nhuận của doanh nghi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status