Một số biện pháp về tổ chức nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Tổng Công ty Dệt May Hà Nội - pdf 12

Download Chuyên đề Một số biện pháp về tổ chức nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Tổng Công ty Dệt May Hà Nội miễn phí



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I : NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM TRONG DOANH NGHIỆP 3
I.NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỔ CHỨC TRONG DOANH NGHIỆP. 3
1.Khái niệm về tổ chức. 3
2.Những nội dung cơ bản trong công tác tổ chức. 3
2.1. Xác định và phân loại các hoạt động cần thiết. 3
2.2. Xác định, phân chia tổ chức thành các bộ phận, xác định cơ sở và quy mô của các bộ phận. 4
2.3. Phân chia lao động, xác định vị trí của từng cá nhân. 5
2.4. Trao quyền hạn. 6
2.5. Đảm bảo nguồn lực cho hoạt động của tổ chức. 6
3.Các thuộc tính của cơ cấu tổ chức. 7
3.1. Chuyên môn hoá và phân chia tổ chức thành các bộ phận. 7
3.2. Quyền hạn và trách nhiệm. 8
3.3. Cấp quản lý và phạm vi kiểm soát. 9
3.5. Phối hợp các bộ phận. 9
II. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 10
1.Khái niệm tiêu thụ sản phẩm. 10
2.Vai trò của tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp. 10
3.Khái niệm, đặc điểm, chức năng, cơ cấu của kênh tiêu thụ. 12
3.1.Khái niệm. 12
3.2.Đặc điểm. 12
3.3.Chức năng của kênh tiêu thụ. 13
3.4.Cơ cấu các thành viên trong kênh tiêu thụ. 13
4.Nội dung của hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong các doanh nghiệp. 14
4.1. Nghiên cứu thị trường. 14
4.2. Chiến lược sản phẩm. 15
4.3. Tổ chức các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, đặt hàng cho sản phẩm, đặt hàng cho sản xuất. 15
4.4. Chính sách giá, xác định giá bán sản phẩm. 16
4.5. Xây dựng hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ. 17
4.6. Tổ chức hoạt động bán hàng. 17
4.7. Tổ chức dịch vụ sau bán hàng. 18
III.MỐI QUAN HỆ GIỮA CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 19
1.Tổ chức là một công tác tất yếu, tao nền tảng cơ bản để tiến hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 19
2.Công tác tổ chức và hoạt động tiêu thụ sản phẩm là hai quan hệ gắn bó mật thiết, tác động và thúc đẩy nhau phát triển. 20
3.Công tác tổ chức quyết định sự phối hợp hiệu quả giữa chức năng tiêu thụ sản phẩm với các chức năng quan trọng khác của quá trình sản xuất kinh doanh. 22
CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA TỔNG CÔNG TY DỆT MAY HÀ NỘI 24
I. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ TỔNG CÔNG TY. 24
1.Lịch sử phát triển; chức năng, nhiệm vụ; chiến lược phát triến và cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty. 24
1.1.Lịch sử phát triển. 24
1.2.Chức năng, nhiệm vụ. 25
1.3. Cơ cấu tổ chức. 25
1.4.Chiến lược phát triển của Tổng Công ty. 28
2.Thực trạng một số nguồn lực của Tổng Công ty. 29
2.1. Tình hình tài chính. 29
2.2. Tình hình nhân lực, lao động. 30
2.3. Tình hình cơ sở vật chất, đầu tư khoa học công nghệ, kỹ thuật. 31
3.Thực trạng sản xuất. 31
3.1.Tình hình sản xuất sợi. 31
3.2.Tình hình sản xuất vải. 32
II.THỰC TRẠNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA TỔNG CÔNG TY. 34
1.Tình hình tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Công ty. 34
1.2. Sự chuyên môn hoá, phân chia chức năng nhiệm vụ giữa các phòng ban, bộ phận và các cá nhân trong bộ máy quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 39
1.3. Mối quan hệ giữa các phòng ban quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 41
2.Hoạt động nghiên cứu thị trường của Tổng Công ty. 42
3.Chiến lược sản phẩm và chính sách của Tổng Công ty. 45
4.Tình hình tổ chức các hoạt động xúc tiến, hỗ trợ bán sản phẩm của Tổng Công ty. 49
4.1.Quảng cáo. 49
4.2.Xúc tiến bán. 51
4.3.Chào bán trực tiếp. 52
4.4. Marketing trực tiếp. 53
4.5. Quan hệ công chúng. 53
5.Hệ thống kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty. 54
6.Tình hình hoạt động tiêu thụ, bán hàng của Tổng Công ty. 57
6.1. Tình hình tiêu thụ theo nhóm sản phẩm. 57
6.2. Tình hình tiêu thụ theo hình thức bán. 58
7. Tình hình tổ chức dịch vụ sau bán hàng của Tổng Công ty. 60
8. Đánh giá hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty. 60
8.1.Những thành tựu đạt được và nguyên nhân. 60
8.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân. 64
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM CỦA TỔNG CÔNG TY 69
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT ĐƯỢC TRONG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 69
1.Mục tiêu chiến lược của toàn ngành Dệt May. 69
2.Phương hướng và mục tiêu của Tổng Công ty Dệt May Hà Nội. 71
I.MỘT SỐ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM. 73
1.Xác định bổ sung lại các hoạt động cần thiết trong công tác tiêu thụ sản phẩm để đẩy mạnh hơn nữa công tác này trong thời gian tới. 73
2. Một số biện pháp về sắp xếp, hoàn thiện lại cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty. 77
3. Xác định lại quy mô, nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban, tổ chức phụ thuộc. 81
4.Trao quyền mạnh mẽ hơn nữa cho các phòng ban, tổ chức phụ thuộc. 82
5. Giải pháp đổi mới và hoàn thiện kênh tiêu thụ. 83
6. Tăng cường thêm cơ sở vật chất kỹ thuật cho hệ thống nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm. 85
III.MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 86
1.Một số kiến nghị đối với Nhà nước. 86
2. Một số kiến nghị đối với toàn ngành may. 87
3. Một số kiến nghị đối với Tổng Công ty Dệt May Hà Nội. 88
KẾT LUẬN 90
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32797/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ạt động tiêu thụ sản phẩm.
Tổng Công ty đã có sự phân chia chức năng, nhiệm vụ rõ ràng giữa các bộ phận, phòng ban và cá nhân đảm nhân chuyên trách quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
* Phòng Xuất Nhập khẩu.
Phòng Xuất Nhập Khẩu có chức năng quản lý, triển khai toàn bộ hoạt động, mạng lưới tiêu thụ sản phẩm xuất nhập khẩu của Tổng Công ty.
Chức năng nhiệm vụ của các trưởng phòng và phó phòng được phân chia cụ thể, rõ ràng như sau:
_ Nhiệm vụ của trưởng phòng.
Điều hành trực tiếp những công việc sau: Công tác hành chính của phòng, công tác xuất khẩu nói chung, công tác nhập khẩu nói chung, công tác thị trường ở các nước.
_ Nhiệm vụ của phó phòng 1 là: Phụ trách xuất khẩu sản phẩm khăn, sản phẩm sợi, phụ trách nhập khẩu thiết bị, phụ tùng, công tác thị trường các nước, quản lý phòng mẫu để chào hàng, xúc tiến bán.
_ Nhiệm vụ của phó phòng 2 là: Công tác thị trường các nước, xuất khẩu: Sản phẩm May dệt thoi, tiêu thụ hàng sau xuất khẩu, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001- 2000, hệ thống trách nhiệm xã hội SA, hệ thống WRAP của phòng.
Hai phó phòng cũng có trách nhiệm phối hợp hoạt động với các đơn vị có liên quan để triển khai những mảng đã được giao liên quan đến hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
* Phòng Kinh doanh:
Phòng Kinh doanh có chức quản lý hoạt động Marketing tiêu thụ các sản phẩm trong thị trường nội địa, quản lý việc phân phối tiêu thụ sản phẩm ở hệ thống Tổng đại lý và đại lý, quản lý công tác bán hàng thanh lý, hàng phế liệu, hàng chậm luân chuyển, quản lý công tác cung ứng vật tư, giao nhận vận tải trong nước.
_ Trưởng phòng có chức năng, nhiệm vụ: Điều hành toàn bộ hoạt động của phòng, phụ trách công tác lao động, tiền lường, khen thưởng, kỷ luật, triển khai công tác Marketing và tiêu thụ sản phẩm sợi trong thị trường nội địa, điều hành công tác vận tải hàng hóa, vật tư cho toàn Tổng Công ty.
_ Phó phòng 1 có chức năng, nhiệm vụ: Triển khai công tác Marketing tiêu thụ sản phẩm vải dệt kim, vải denim, vải dệt thoi trong thị trường nội địa, triển khai việc ký kết các hợp đồng tiêu thụ hàng phế liệu, quản lý việc tiêu thụ hàng thanh lý, chậm luân chuyển.
_ Phó phòng 2 có chức năng, nhiệm vụ: Triển khai công tác Marketing và tiêu thụ sản phẩm may mặc, khăn trong thị trường nội địa, quản lý việc tiêu thụ sản phẩm may mặc và khăn dưới hình thức đại lý, tổ chức triển khai công tác thăm dò nhu cầu thị trường, tổ chức, hướng dẫn trong đơn vị thực hiện các yêu cầu của hệ thống chất lượng ISO9001:2000, hệ thống trách nhiệm xã hội SA8000, WRAP.
* Trung tâm thương mại.
Trung tâm thương mại có chức năng tổ chức, tiến hành hoạt động hệ thống bán lẻ của Tổng Công ty. Khai thác thị trường, tìm kiếm khách hàng để liên doanh, liên kết với các thành phần kinh tế, thực hiện tốt các hoạt được giao ở trên thị trường nội địa.
_ Giám đốc trung tâm: Điều hành mọi hoạt động kinh doanh thương mại của Trung tâm, quản lý chặt chẽ các hoạt động kinh doanh của từng cửa hàng, chỉ đạo triển khai thực hiện các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO9001:2000, hệ thống trách nhiệm xã hội SA-8000, WRAP trong đơn vị.
_ Phó Giám Đốc Trung tâm:
Có chức năng giúp việc cho Giám đốc và có nhiệm vụ: Quản lý điều hành công tác hạch toán kinh doanh, xây dựng kế hoạch khoán doanh thu chi phí cho cửa hàng, tính giá mua và bán các loại sản phẩm, triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000, SA-8000 và WRAP trong đơn vị.
Có thể thấy, bộ máy hoạt động tiêu thụ sản phẩm được yêu cầu về mức độ chuyên môn hoá công việc không cao mặc dù sự quy định trách nhiệm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận, các cán bộ quản lý, nhân viên là khá rõ ràng, chi tiết thông qua các quyết định và các bản mô tả công việc. Mỗi nhân viên cùng phải tiến hành nhiều chức năng hoạt động khác nhau trong công việc của mình. Các nhân viên có thể vừa làm công tác sổ sách hoạch toán doanh thu, vừa tiến hành nghiên cứu thị trường, chào bán sản phẩm, vừa tiến hành xác định giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm…
Với việc tổng hợp hoá công việc cao như trên, tuy kích thích cao nhất khả năng tổng hợp, sáng tạo của mỗi nhân viên trong môi trường làm việc đòi hỏi tính thích nghi với thị trường là cao.
1.3. Mối quan hệ giữa các phòng ban quản lý hoạt động tiêu thụ sản phẩm.
Ba phòng chức năng tuy hoạt động độc lập những vẫn có sự liên hệ, quan hệ và hỗ trợ nhau trong quá trình tiêu thụ sản phẩm.
+ Phòng Kinh doanh và phòng Xuất nhập khẩu thường xuyên trao đổi, bàn bạc với nhau về tình hình tiêu thụ các mặt hàng trong nước và các mặt hàng xuất khẩu để cân đối nhu cầu giữa xuất khẩu và nội địa
+ Trên cơ sở nhu cầu mua hàng của Trung tâm thương mại, phòng Kinh doanh lập hợp đồng bán sản phẩm may, khăn cho Trung tâm sau khi đã thống nhất giá cả.
+ Theo dõi việc thực hiện hợp đồng mua hàng của Trung tâm thương mại.
+ Tiếp nhận các thông tin phản hồi, các khiếu nại của khách hàng từ trung tâm thương mại về các sản phẩm may, khăn.
+ Trung tâm thương mại gửi các nhu cầu đặt hàng cho phòng Kinh doanh và xác nhận khả năng đáp ứng để phòng Kinh doanh tập hợp triển khai đặt hàng sản xuất.
+ Trung tâm thương mại sẽ phối hợp với Phòng Xuất Nhập khẩu để tiêu thụ các sản phẩm tồn dư của hoạt động Xuất Nhập khẩu.
+ Trung tâm thương mại và Phòng Xuất Nhập khẩu có thể kết hợp cùng với nhau để cùng lấy mẫu.
Điều cần đặc biệt chú ý là công ty tăng cường phối hợp theo chiều ngang giữa các bộ phận tiến hành hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Điều này làm cho hoạt động tiêu thụ của Công ty mang tính linh hoạt, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của người tiêu dùng và dễ dàng thay đổi, phù hợp với những thay đổi của môi trường.
2.Hoạt động nghiên cứu thị trường của Tổng Công ty.
Hiện nay, công tác nghiên cứu thị trường được cả 3 bộ phận chức năng: phòng Xuất nhập khẩu, phòng Kinh doanh và trung tâm Thương mại tiến hành thực hiện. Tổng Công ty chưa thực sự có một bộ phận chuyên nghiên cứu, đi sâu, tìm hiểu và triển khai hoạt động này. Trong đó chủ yếu là 2 phòng, phòng Xuất Nhập khẩu tiến hành công tác nghiên cứu ở thị trường các nước và phòng Kinh doanh triển khai công tác Marketing ở thị trường nội địa trên cơ sở phối hợp với thông tin tiềm kiếm khách hàng của trung tâm Thương mại. Các cán bộ của 3 bộ phận này làm công tác theo dõi toàn bộ hoạt động tiêu thụ sản phẩm của Tổng Công ty trên thị trường, nghiên cứu diễn biến của nó và báo cáo về thị trường sức tiêu thụ sản phẩm của từng loại mặt hàng. Mỗi phòng, mỗi bộ phận vừa tiến hành hoạt động bán hàng vừa tự tìm kiếm khách hàng và ký kết hợp đồng tiêu thụ.
Việc nghiên cứu thị trường của Tổng Công ty mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu thị trường để phát triển đại lý và nghiên cứu khách hàng ở mức tương đối đơn giản, chưa đi sâu nghiên cứu tâm lý khách hàng, nghiên cứu về kết cấu địa lý, cơ cấu thị trường, vị trí, sức hút sản phẩm và đặc biệt là chưa nghiên c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status