Tiểu luận Tìm hiểu thực trạng phát triển và giải pháp cho thương mại điện tử ở nước ta hiện nay - pdf 12

Download Tiểu luận Tìm hiểu thực trạng phát triển và giải pháp cho thương mại điện tử ở nước ta hiện nay miễn phí



Cho tới nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết tới thương mại điện tử và những lợi ích mà nó mang lại, kể cả nhiều doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn. Trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nắm bắt được và biết cách ứng dụng thương mại điện tử. Năng lực cạnh tranh khá cao và tỷ trọng xuất khẩu lớn của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phản ánh phần nào điều này.
Các doanh nghiệp trong nước, cả doanh nghiệp có quy mô lớn lẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần chủ động tìm hiểu về thương mại điện tử, coi đây là một trong những nhiệm vụ gắn với việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin có tác động to lớn và toàn diện tới năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, sức ép cạnh tranh từ việc mở cửa thị trường sẽ rất lớn nên việc sử dụng thương mại điện tử để nâng cao sức cạnh tranh là cấp thiết.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32623/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.
Cùng với việc tiếp tục ban hành các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến thương mại điện tử để hoàn thiện khung pháp luật hiện có, trong thêi gian tíi các cơ quan nhà nước cần tiến hành rà soát những quy định đã ban hành để tìm ra những điểm không phù hợp với giao dịch thương mại điện tử nhằm loại bỏ những quy định chưa hợp lý, sửa đổi, bổ sung những quy định cần thiết theo hướng không phân biệt đối xử giữa giao dịch thông thường và giao dịch điện tử.
1.4. Tăng cường các hoạt động hỗ trợ của cơ quan nhà nước đối với thương mại điện tử
Trong năm tới các cơ quan nhà nước cần đẩy mạnh việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến, đặc biệt là dịch vụ công liên quan tới các thủ tục thương mại như các loại giấy phép xuất khẩu và nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, khai hải quan trực tuyến. Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động đấu thầu mua sắm công khai trên mạng không những chỉ với các dự án qui mô quốc gia mà cả trong mua sắm dùng ngân sách nhà nước của các cơ quan cấp bộ ngành và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tiếp tục nâng cao chất lượng cung cấp thông tin kinh tế, thương mại trên các website của các cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương tới địa phương. Đồng thời gấp rút triển khai những hoạt động liên quan tới thống kê thương mại điện tử nhằm giúp cho công tác hoạch định chính sách của cơ quan nhà nước cũng như hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được tốt hơn.
Do TMĐT có nhiều rào cản nên hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ tự mình không thể vượt qua để tham gia ngay TMĐT. Nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp trong tạo dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kỹ thuật và công nghệ của TMĐT. Bộ Thương mại đang tiến hành dự án ”Tổ chức triển khai, phát triển TMĐT” theo chỉ đạo của Chính phủ tại Quyết định số 95/2002/QĐ-TTg ngày 17/7/2002 nhằm tạo dựng các điều kiện cơ bản, cần thiết ban đầu cho TMĐT Việt Nam phát triển. Dự án sẽ xây dựng 3 sàn TMĐT tại 3 miền đất nước cung cấp cho các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng máy tính, truyền thông, kỹ thuật và công nghệ bảo mật, công nghệ thực hành TMĐT, xây dựng các trang Web TMĐT mẫu, huấn luyện cho các doanh nghiệp để các doanh nghiệp chỉ với điều kiện có máy tính kết nối Internet và cán bộ có trình độ văn phòng hoàn toàn có thể tham gia TMĐT ở tất cả các cấp độ mà một doanh nghiệp nước ngoài có thể thực hiện. 
2. Đối với các doanh nghiệp
2.1. Chủ động tìm hiểu về thương mại điện tử
Cho tới nay rất nhiều doanh nghiệp vẫn chưa biết tới thương mại điện tử và những lợi ích mà nó mang lại, kể cả nhiều doanh nghiệp nhà nước có qui mô lớn. Trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nắm bắt được và biết cách ứng dụng thương mại điện tử. Năng lực cạnh tranh khá cao và tỷ trọng xuất khẩu lớn của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phản ánh phần nào điều này.
Các doanh nghiệp trong nước, cả doanh nghiệp có quy mô lớn lẫn doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần chủ động tìm hiểu về thương mại điện tử, coi đây là một trong những nhiệm vụ gắn với việc xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn. Trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin có tác động to lớn và toàn diện tới năng lực cạnh tranh của từng doanh nghiệp và Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, sức ép cạnh tranh từ việc mở cửa thị trường sẽ rất lớn nên việc sử dụng thương mại điện tử để nâng cao sức cạnh tranh là cấp thiết.
2.2. Xác định mô hình thương mại điện tử thích hợp và xây dựng kế hoạch triển khai mô hình tại doanh nghiệp
Một số doanh nghiệp đã nhận thức được lợi ích của thương mại điện tử, tuy nhiên còn lúng túng trong việc triển khai cụ thể hay có tâm lý trông chờ vào sự hướng dẫn, hỗ trợ từ phía Nhà nước. Doanh nghiệp cần thấy rằng việc triển khai thương mại điện tử khó có thể rập khuôn theo các mô hình có sẵn. Do vậy, doanh nghiệp cần tìm hiểu, nghiên cứu và tự chọn cho mình mô hình thương mại điện tử phù hợp với quy mô doanh nghiệp, loại hình kinh doanh, trình độ cán bộ và khả năng tài chính của mình.
Trên cơ sở mô hình đã chọn, các doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch triển khai, bao gồm kế hoạch tài chính trên cơ sở đầu tư vào thiết bị và công nghệ, đầu tư nguồn lực con người, v.v...
2.3. Tích cực tham gia các sàn giao dịch thương mại điện tử
Sàn Giao dịch là một trong những hình thức hỗ trợ thương mại điện tử quan trọng nhất. Thay vì phải tự hình thành một website riêng, doanh nghiệp có thể giới thiệu về mình, tìm kiếm đối tác, khách hàng và tận dụng được nhiều lợi ích kèm theo từ các sàn giao dịch trực tuyến. Các doanh nghiệp có thể tìm kiếm mặt hàng, đối tác trên các sàn giao dịch vốn đã nổi tiếng trên thế giới như (Hàn Quốc), (Mỹ) ...
II. MỘT SỐ KỸ THUẬT VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1. Xây dựng website thương mại điện tử
1.1. Mục đích xây dựng website thương mại điện tử
Thông qua website doanh nghiệp có thể công bố một cách thường xuyên các thông tin về doanh nghiệp, sản phẩm, dịch vụ. Những chức năng trả lời tự động các câu hỏi, các cơ sở dữ liệu cho phép cung cấp cho khách hàng những thông tin cập nhật bất kỳ lúc nào khách hàng có nhu cầu. So sánh với hình thức cung cấp qua catalogue thì hình thức qua trang web tỏ ra hiệu quả hơn, nhanh nhạy hơn.
Nhờ có trang web, khách hàng có thể được phục vụ một cách có hiệu quả hơn. Có được điều này là nhờ website cung cấp cho khách hàng các gợi ý, các thông tin chính xác về sản phẩm, dịch vụ. Số lượng người tham gia Internet có thể tạo ra thị trường đông đảo nhất và đây là những khách hàng có trình độ học vấn, hiểu biết, có địa vị ổn định và thu nhập từ trung bình trở lên. Phần đông những khách hàng này lại là giới trẻ, năng động và nhu cầu đa dạng. Tiếp cận được với các khách hàng Internet nói trên sẽ là điều kiện để doanh nghiệp thành công.
1.2. Thiết kế website thương mại điện tử
Website thương mại điện tử cũng như website thông tin cần thiết kế sao cho bắt mắt, dễ thấy và dễ truy nhập. Có một số lưu ý khi thiết kế website thương mại điện tử. a) Các vùng của trang chủ website
Trang chủ website được chia thành 6 vùng, các vùng có ý nghĩa khác nhau.
Vùng 1 - thường được dùng để đặt logo, biểu tượng của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp chưa có thì hãy khẩn trương thiết kế, vùng này không nên đặt các thông tin khác.
Hình 1. Cácvùng của một website
Vùng 2 - thường dùng để đặt banner hay hình ảnh, chữ đặc trưng cho doanh nghiệp. Có nhiều trang web vùng 1 và 2 liên kết làm một, và cũng như vùng 1 - không nên đặt các thông tin về sản phẩm, dịch vụ.
Vùng 3, 4, 5 là các vùng hết sức nhạy cảm của trang web. Khi mở trang web người truy cập thường nhìn theo chiều mũi tên và vì vậy vùng 3 nên dùng làm nơi đặt các mục nội dung của trang web, vùng 4 và nửa trên của vùng 5 nên dành cho các sản phẩm, dịch vụ mới. Việc sắp xếp như vậy sẽ mang lại hiệu...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status