Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay - pdf 12

Download Chuyên đề Giải quyết các tranh chấp trong thương mại Quốc tế ở Việt Nam hiện nay miễn phí



Mục lục
Trang
Mở đầu. 1
Chương 1. Khái quát về tranh chấp thương mại và giải quyết tranh
chấp thương mại bằng thủ tục trọng tài . 2
1.1. Tranh chấp thương mại. 2
1.1.1. Tranh chấp kinh tế . 2
1.1.1.1. Khái niệm . 2
1.1.1.2. Phân loại tranh chấp kinh tế . 3
1.1.2. Tranh chấp thương mại. 4
1.1.2.1. Khái niệm . 4
1.1.2.2. Phân loại tranh chấp thương mại . 5
1.1.2.3. Tranh chấp thương mại. 7
1.1.2.4. Tính tất yếu tồn tại tranh chấp thương mạitrong nền kinh tế thị trường. . 8
1.1.3. Giải quyết tranh chấp thương mại trong nền kinh tế thị trường . 10
1.1.3.1. ýnghĩa của việc giải quyết tranh chấp kịp thời và hiệu quả. 10
1.1.3.2. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp. . 11
1.1.3.3. Các biện pháp giải quyết tranh chấp. . 13
1.2. Trong tài kinh tế và giải quyết tranh chấp bằng thủ tục trong tài. . 18
1.2.1. Trọng tài. . 18
1.2.1.1. Khái niệm. . 18
1.2.1.2. Các hình thức trọng tài kinh tế. . 18
1.2.2. Thẩm quyền giải quyết của trọng tài. 22
1.2.3. Nguyên tắc của việc giải quyết tranh chấp. 23
1.2.4. Các vấn đề khi đưa tranh chấp ra giải quyết bằng thủ tụctrọng tài. . 24
1.2.4.1. Thoả thuận trọng tài. . 24
1.2.4.2. Luật áp dụng trong hợp đồng -cơ sở pháp lý để giảiquyết tranh chấp. 26
1.2.4.3. Luật tố tụng của trọng tài. . 30
1.2.4.5. Địa điểm và ngôn ngữ trọng tài. 33
1.2.4.6. Giới thiệu sơ bộ về trình tự chung của thủ tục trọng tàitrên thế giới. . 34
1.2.4.7. Công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài. . 36
Chương 2. Tranh chấp thương mại và giải quyết tranhchấp ở Trung
tâm trọng tài quốc tế Việt Nam . 38
2.1. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. . 38
2.1.1. Vài nét về Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. . 38
2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. . 38
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của TTTT quốc tế Việt Nam. . 40
2.1.1.3. Các hoạt động của TTTT quốc tế Việt Nam. . 40
2.1.1.4. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trung tâm trọng
tài quốc tế Việt Nam . . 42
2.1.2.2. Bản tự bào chữa của bị đơn. . 44
2.1.2.3. Lựa chọn và chỉ định của trọng tài viên. . 44
2.1.2.4. Đơn kiện ngược. . 46
2.1.2.5. Điều tra trước khi tiến hành trọng tài. . 46
2.1.2.6. Phiên họp trọng tài. . 47
2.1.2.7. Quyết định trọng tài. . 48
2.2. Thực trạng tranh chấp thương mại và giải quyết tranh chấp
thương mại ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. . 50
2.2.1. Các yếu tố chi phối đến tranh chấp và giải quyết tranh chấp
bằng trọng tài ở Việt Nam. . 50
2.2.2. Các tranh chấp thương mại kiện tới trung tâm trọng tài quốctế Việt Nam. 53
2.2.2.1. TTTT quốc tế Việt Nam là tổ chức trọng tài được biếtđến nhiều nhất ở nước ta. . 53
2.2.2.2. Các nguyênnhân dẫn đến tranh chấp của các vụ việc
kiện ra Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam. 56
2.2.2.3. Đương sự trong tranh chấp. . 57
2.2.3. Thực trạng giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài quốctế Việt Nam. 57
2.2.3. Những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động giải quyết tranh
chấp ở Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam . 59
2.2.3.1. Đối với bản thân Trung tâm . 59
2.2.3.2. Đối với doanh nghiệp. . 62
Chương 3. Một số quan điểm và phương hướng nhằm nâng cao hiệu
quả giải quyết tranh chấp bằng thủ tục trọng tài tại trung
tâm trọng tài quốc tế Việt Nam . 65
3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hướng phát triển của trọng tài thươngmại Vịêt Nam. 65
3.2. Cần một sự hỗ trợ của chính phủ cho hiệu quả của hoạt độngtrọng tài. . 67
3.2.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động trọng tài . . 67
3.2.2. Hỗ trợ về tài chính. . 70
3.2.3. Hỗ trợ đào tạo nhân lực và cung cấp thông tin. 71
3.3. Sự nỗ lực của Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam . 71
3.3.1. Luôn phải quan tâm đặc biệt đến vấn đề chất lượng và số
lượng trọng tài viên của Trung tâm . . 72
3.3.2. Xây dựng quy tắc tố tụng chặt chẽ mà vẫn linh hoạt. . 73
3.3.3. Nghiên cứu, xây dựng và kiện toàn bộ máy thường trực của
Trung tâm, thành lập ban thư ký thay vì chỉ có một thư ký
thường trực như hiện nay. . 74
3.3.4. Đẩy mạnh hợp tác trong nước và quốc tế. . 74
3.3.5. Mở rộng dịch vụ tư vấn. . 75
3.4. Đóng góp vào hiệu qủa giải quyết tranh chấp của các nguyên
đơn và "bị đơn tiềm năng". . 76
3.4.1. Các biện pháp phòng ngừa rủi ro pháp lý trong kinh doanh. . 76
3.4.1.1. Nghiên cứu và nắm chắc các quy định của pháp luật. . 76
3.4.1.2. Tìm hiểu kỹ càng đối tác. . 77
3.4.1.3. Thận trọng khi đàm phán soạn thảo và ký kết hợp đồng. . 77
3.4.2. Một vài kinh nghiệm giúp doanh nghiệp đạt được giải quyết
tranh chấp hiệu quả khi xảy ra tranh chấp . . 81
Tài liệu tham khảo . 85


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32630/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:


nước ngoài, chẳng hạn như Toà án Trung tâm Quốc tế bên cạnh phòng
Thương mại Quốc tế hay TTTT Quốc tế Singapore.
Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải là hai
tổ chức tiền thân của TTTT quốc tế Việt Nam bên cạnh phòng TM & CN Việt
Nam. Những hạn chế trên dần trở thành những trở ngại và phát sinh những
mặt bất cập trong việc giải quyết các tranh chấp Quốc tế. Chính vì thế sự tồn
tại duy nhất một TTTT Quốc tế ở Việt Nam với quy chế hoạt động mới là điều
cần thiết.
b. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam:
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam là một tổ chức phi Chính phủ
được thành lập bên cạnh phòng TM & CN Việt Nam theo Quyết định số
204/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/4/1993 trên cơ sở hợp nhất Hội
đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải.
Sự tồn tại một Trung tâm trọng tài quốc tế duy nhất ở Việt Nam nhằm
tránh những vấn đề mâu thuẫn rắc rối trong xét xử thỉng thoảng xảy ra giữa
Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng Hải cũng như để
thống nhất điều hành bổ sung đội ngũ trọng tài Quốc tế của Việt Nam.
Trong tình hình mới của nền kinh tế đất nước mở cửa và hội nhập với
thế giới, Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam đã được phép mở rộng và cập
nhật quy tắc hoạt động trọng tài cho phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam và các
quy tắc trọng tài Quốc tế đang phổ biến trên thế giới. Hoạt động xét xử của
TTTT Quốc tế Việt Nam không chỉ giới hạn những tranh chấp trong lĩnh vực
thương mại và vận tải quốc tế mà được mở rộng sang cả các lĩnh vực khác
như: đầu tư nước ngoài, du lịch, tín dụng, ngân hàng, chuyển giao công nghệ,
bảo hiểm, các vấn đề kinh doanh quốc tế và thương mại quốc tế khác
Khác với Hội đồng trọng tài Ngoại thương và Hội đồng trọng tài Hàng
Hải, TTTT quốc tế Việt Nam có quan hệ khá rộng rãi với các hiệp hội, tổ chức
kinh tế trên thế giới, đẩy mạnh một bước trong hợp tác quốc tế. TTTT quốc tế
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 40
40
Việt Nam tham gia vào nhiều hội thảo quốc tế về trọng tài như hội thảo
thường niên của đoàn luật sư Châu á Thái Bình Dương ở Singapore năm 1994,
ở Hoa Kỳ năm 1995, hội thảo Quốc tế của Trung tâm giải quyết tranh chấp về
đầu tư- thương mại Quốc tế, hội thảo của Toà án trọng tài Quốc tế bên cạnh
phòng Thương mại Quốc tế, và hội thảo của Hiệp hội trọng tài Hoa Kỳ. Đặc
biệt TTTT quốc tế Việt Nam còn thiết lập quan hệ được với một số luật sư
hàng đầu về lĩnh vực trọng tài trên thế giới.
Sự phát triển trên đã đem lại một thế giới mới cho TTTT quốc tế Việt
Nam có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong thực tế từ các tổ chức trọng tài
Quốc tế khác nhằm tạo khả năng cho Trung tâm trong việc giải quyết những
tranh chấp ngày một phức tạp khi nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển
mạnh.
Tuy nhiên, cũng cần nhấn mạnh đến tiềm lực nội bộ của Trung
tâm: đó là đội ngũ trọng tài viên trong nước và cả Quốc tế cùng với một cơ cấu
tổ chức hiệu quả.
2.1.1.2. Cơ cấu tổ chức của TTTT quốc tế Việt Nam.
TTTT quốc tế Việt Nam có Chủ tịch và hai Phó chủ tịch do các trọng
tài viên của Trung tâm bầu ra. Chủ tịch và Phó chủ tịch Trung tâm có nhiệm
kỳ 4 năm.
Thư ký thường trực của Trung tâm (do Chủ tịch chỉ định).
Các trọng tài viên trong danh sách trọng tài viên của Trung tâm. Các
trọng tài viên cũng có nhiệm kỳ 4 năm và sau đó có thể được bầu lại. Các
trọng tài viên do Uỷ ban thường trực của Phòng TM & CN Việt Nam lựa
chọn,họ là những người có kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực pháp
luật, ngoại thương , đầu tư, tài chính, ngân hàng, vận tải, bảo hiểm... Các trọng
tài viên cũng có nhiệm kỳ 4 năm, và sau đó cũng có thể được bầu lại. Các
trọng tài viên nước ngoài cũng có thể được chọn vào là trọng tài viên của trung
tâm. Hiện nay Trung tâm đã có 30 trọng tài viên và chưa có trọng tài viên
nước ngoài.
2.1.1.3. Các hoạt động của TTTT quốc tế Việt Nam.
TTTT Quốc tế Việt Nam là một tổ chức phi Chính phủ hoạt động với
những nhiệm vụ chính là tiến hành hoà giải các tranh chấp thuộc thẩm quyền
theo quy chế riêng của Trung tâm. Song, TTTT Quốc tế Việt Nam - một tổ
chức tập hợp những chuyên gia hàng đầu về kinh tế và thương mại Quốc tế
của Việt Nam đã không dừng lại ở đây, mà đã tham gia tích cực vào nhiều
hoạt động khác. Mục đích là dần nâng cao được chất lượng xét xử, đóng góp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 41
41
vào việc cải thiện môi trường pháp luật và hành lang pháp lý của nước ta, hỗ
trợ cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào kinh doanh Quốc tế….
Để thực hiện mục đích đó, TTTT quốc tế Việt Nam đã và đang tham gia vào
những hoạt động sau:
a. Hoạt động góp ý xây dựng chính sách và pháp luật :
TTTT quốc tế Việt Nam với tư cách là tổ chức trọng tài đầu tiên và
trong một thời gian dài là tổ chức trọng tài phi Chính phủ duy nhất ở Việt
Nam đã tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng chính sách và pháp luật
kinh tế thông qua hai hình thức là: trực tiếp góp ý trực tiếp và góp ý gián tiếp
thông qua phòng TM & CN Việt Nam, hay bằng các hoạt động độc lập của
các trọng tài viên.
Mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa TTTT Quốc tế Việt Nam với các tổ
chức, cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách, các luật sư trong và ngoài
nước cũng như xuất phát từ hoạt động kinh tế của TTTT quốc tế Việt Nam đã
góp phần không nhỏ vào chất lượng những ý kiến của TTTT quốc tế Việt Nam
đưa ra. TTTT quốc tế Việt Nam có một hồi đồng nghiên cứu khoa học pháp lý
luôn tích cực nghiên cứu nhằm nâng cao kiên thức, chất lượng các góp ý của
Trung tâm.
Trung tâm đã góp ý, kiến nghị về môi trường hoạt động của trọng tài
như nghiên cứu kiến nghị với các cơ quan Nhà nước để Việt Nam tham gia
Công ước New York - 1958, Pháp lệnh công nhận và thi hành quyết định của
trọng tài nước ngoài tại Việt Nam; Nghị định 116/CP của Chính phủ qui định
hoạt động của các TTTT kinh tế; tham gia góp ý vào những dự án luật liên
quan đến hoạt động kinh doanh. Và sắp tới, TTTT quốc tế Việt Nam sẽ tham
gia với tư cách là thành viên của Ban soạn thảo liên ngành pháp lệnh trọng tài
do Hội luật gia Việt Nam chủ trì.
b. Hoạt động hợp tác với các tổ chức trong nước và Quốc tế.
Trung tâm có sự hợp tác chặt chẽ với các Bộ, ngành, các trường đại học
và các Viện nghiên cứu, không chỉ trong hoạt động chuyên ngành mà còn cả
trong hoạt động nghiên cứu khoa học và trao đổi thông tin: đặc biệt với các cơ
quan như Bộ Tư Pháp, Toà án nhân dân tối cao, Hội luật gia Việt Nam,
Trường đại học Tổng hợp Hà Nội (khoa Luật).. Qua đó đã từng bước tạo được
sự kết hợp hoạt động thực tiễn với hoạt động xây dựng chính sách pháp luật.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp TTTT quốc tế Việt Nam 42
42
Hợp tác Quốc tế của TTTT quốc tế Việt Nam đã và đang giúp hoạt động
trọng tài ở Việt Nam hội nhập với khu v
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status