Tiểu luận Tìm hiểu pháp luật về môi giới thương mại - pdf 12

Download Tiểu luận Tìm hiểu pháp luật về môi giới thương mại miễn phí



MỤC LỤC
A. LỜI MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 2
I. Pháp luật hiện hành về môi giới thương mại: 2
1.Chủ thể trong quan hệ môi giới thương mại 2
a. Điều kiện về thương nhân trong quan hệ môi giới thương mại 3
b. Hình thức hợp đồng môi giới thương mại 3
2. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng môi giới thương mại 4
a. Nghĩa vụ của bên môi giới 4
b. Trách nhiệm của các bên 5
c. Quyền hưởng thù lao và được thanh toán các chi phí 6
3. Chấm dứt hợp đồng môi giới 8
II.Các quy định về môi giới thương mại hiện hành cần xem xét sửa đổi, bổ sung một số vấn đề sau: 9
1. Về điều kiện chủ thể trong quan hệ môi giới thương mại 9
2. Về hình thức của hợp đồng 10
3. Chế độ thanh toán chi phí, thù lao 10
C. KẾT LUẬN 11
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33006/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
A.
LỜI MỞ ĐẦU
Pháp luật về các hoạt động trung gian thương mại của Việt Nam nhìn chung ra đời muộn hơn các chế định pháp luật khác, chỉ từ khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) thì các quy định của pháp luật mới bắt đầu được đề cập đến trong LTM 2005, trong các luật chuyên ngành như Luật Kinh doanh bảo hiểm, Bộ Luật Hàng hải, Luật Du lịch, Luật Kinh doanh chứng khoán và các băn bản hướng dẫn. Việc áp dụng pháp luật điều chỉnh quan hệ phát sinh trong hoạt động trung gian thương mại nói chung và hoạt động môi giới thương mại nói chung đã được xác định rõ ràng, phù hợp với nguyên tắc áp dụng luật chung.
Nhằm đáp ứng những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và những yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, việc tìm hiểu các quy định của pháp luật về hoạt động môi giới thương mại một trong những hoạt động khá phổ biến ngày này là hoàn toàn cần thiết. Vì vây, em xin lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu pháp luật về môi giới thương mại” nhằm nâng cao nhận thức về vấn đề này và đưa ra các ý kiến, quan điểm cá nhân nhằm hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về ván đề này.
NỘI DUNG
Pháp luật hiện hành về môi giới thương mại:
Chủ thể trong quan hệ môi giới thương mại
Điều kiện về thương nhân trong quan hệ môi giới thương mại
Quan hệ môi giới thương mại phát sinh giữa bên môi giới và bên được môi giới, trong đó bên môi giới phải là thương nhân. LTM 2005 chỉ quy định chung chung bên môi giới phải là thương nhân mà chưa quy định cụ thể các điều kiện của thương nhân thực hiện hoạt động môi giới.
Đối với bên môi giới, trong trường hợp môi giới hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hay kinh doanh có điều kiện đòi hỏi bên môi giới phải có các điều kiện theo quy định của Nghị định 59/2006/N Đ-CP ngày 12/06/2006 và các luật chuyên ngành. Ví dụ, bên môi giới bảo hiểm phải là doanh nghiệp môi giới bảo hiểm đáp ứng đầy đủ các quy định về điều kiện thành lập doanh nghiệp môi giới bảo hiểm tại Luật Kinh doanh bảo hiểm và Nghị định hướng dẫn thi hành. Tổ chức kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản phải thành lập doanh nghiệp hay hợp tác xã có đăng kí kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản theo quy định của pháp luật và phải có ít nhất một người có chứng chỉ môi giới bất động sản. Cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản độc lập phải đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật và có chứng chỉ môi giới bất động sản (Điều 8 Luật kinh doanh bất động sản 2006).
Đối với bên được môi giới, các quy định của mục 2 chương V LTM 2005 về môi giới thương mại không thể hiện bên được môi giới có nhất thiết phải là thương nhân hay không? Nhưng nếu căn cứ vào Điều 3 khoản 11 định nghĩa về các hoạt động trung gian thương mại trong đó có hoat động môi giới thương mại thì bên được môi giới cũng phải là thương nhân. Điều này dẫn đến những bất hợp lí sau: (i) bên được môi giới là chủ thể có nhu cầu sử dụng dịch vụ môi giới chứ không thực hiện dịch vụ này do đó không thể bắt buộc phải là thương nhân;
(ii) nếu bên được môi giới cũng là thương nhân thì quan hệ giữa bên môi giới (là thương nhân hoạt động thương mại) với bên được môi giới không phải là thương nhân sẽ không phải là môi giới thương mại và sẽ không chịu sự điều chỉnh của LTM mà chỉ chịu sự điều chỉnh của BLDS. Các quy định về môi giới thương mại sẽ không được áp dụng cho bên là thương nhân.
Theo LTM 2005 và các luật hiện hành khác quy định về môi giới thương mại như Bộ luật hàng hải, Luật kinh doanh bảo hiểm, chức năng của người môi giới thương mại ở Việt Nam tương tự người môi giới thương mại theo pháp luật của các nước theo hệ thống pháp luật châu Âu lục địa. Điều đó có nghĩa là, khi thực hiện hoạt động môi giới thương mại, bên môi giới nhân danh chính mình để quan hệ với các bên được môi giới và là người trung gian cho các bên trong quan hệ giao dịch thươm mại, giới thiệu cho các bên cơ hội giao kết hợp đồng, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ co liên quan đến những giao dịch thương mại. Đó là những hoạt động trung gian nhằm chắp nối cho những giao dịch rất phong phú và đa dạng, có thể là những giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng các dịch vụ thương mại để giúp các bên được môi giới đến với nhau. Khi thực hiện dịch vụ môi giới, bên môi giới có thể thực hiện các hoạt động tìm kiếm và cung cấp các thông tin cần thiết về đối tác cho bên được môi giới, tiến hành các hoạt động giới thiệu về hàng hóa, dịch vụ cần môi giới, thu xếp để các bên được môi giới tiếp xúc với nhau, giúp đỡ các bên soant thảo văn bản hợp đồng khi họ yêu cầu. Sau đó, các bên được môi giới trực tiếp giao kết hợp đồng với nhau. Nếu bên môi giới thay mặt bên được môi giới kí hợp đồng với bên thứ ba thì họ sẽ trở thàn bên thay mặt không đúng thẩm quyền của bên được môi giới. Tuy nhiên, LTM 2005 của Việt Nam không cấm bên được môi giới ủy quyền cho bên môi giới kí hợp đồng với khách hàng. Trong trường hợp này, bên môi giới hành động với tư cách của bên đại diện.
Hình thức hợp đồng môi giới thương mại
Quan hệ môi giới thương mại được thực hiện trên cơ sở hợp đồng môi giới. Hợp đồng môi giới được giao kết giữa bên môi giới và bên được môi giới. Đối tượng của hợp đồng môi giới chính là công việc môi giới, cung cấp cơ hội giao kết hợp đồng giữa bên được môi giới với bên thứ ba.
Về hình thức, LTM 1997 quy định rõ ràng, hợp đồng môi giới phải được lập thành văn bản (Điều 94). LTM 2005 không quy định về hình thức của hợp đồng môi giới thương mại trong khi hầu hết các hoạt động trung gian thương mại như ủy thác, đại diện, đại lý thương mại lại quy định phải lập thành văn bản hay hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào khoản 1 Điều 153 LTM 2005 thì hợp đồng môi giới phải được lập thành văn bản, vì điều này quy định: “trừ trường hợp có thỏa thuận khác, quyền hưởng thù lao môi giới phát sinh từ thời điểm các bên được môi giới đã ký hợp đồng với nhau”. Do đó, LTM cần quy định rõ về hình thức của hợp đồng môi giới, tránh dẫn đến cách hiểu khác nhau về vấn đề này.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng môi giới thương mại
Quyền và nghĩa vụ của bên môi giới và bên được môi giới khi tham gia quan hệ hợp đồng môi giới được quy định trong LTM 2005, trong các luật về những hoạt động môi giới đặc thù như: Môi giới bảo hiểm, môi giới hàng hải, môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản.
Nghĩa vụ của bên môi giới
Theo các văn bản này, nhìn chung bên môi giới có những nghĩa vụ sau:
Bảo quản các mẫu hàng hóa, tài liệu được giao để thực hiện việc môi giới và phải hoàn trả cho bên được môi giới sau khi hoang thành viên môi giới;
Không được tiết lộ, cung cấp thông tin làm phương hại đến lợi ích của bên được môi giới;...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status