Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – Asean - pdf 12

Download Đề tài Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á – Asean miễn phí



MỤC LỤC
I. Tổng quan về ASEAN : . 2
1. Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN : . 2
2. Mục tiêu hoạt động của ASEAN: . 4
3. Cơ cấu tổ chức: . 4
4. Các cột mốc quan trọng trong hợp tác của các nước ASEAN: . 9
5. Nguyên tắc hoạt động: . 11
II. Quan hệ hợp tác trong khối ASEAN : . 13
1. Hợp tác chính trị và an ninh : . 13
2. Hợp tác kinh tế : . 15
3. Hợp tác văn hóa – xã hội : . 22
4. Tổng kết . 25
III. AFTA – ASEAN Free Trade : . 26
2. Quá trình hình thành AFTA :. 26
4. Những thách thức và cơ hội của Việt Nam tham gia vào AFTA . 35
5. Quá trình thực hiện CEPT/AFTA : . 36
6. Những kết quả sau khi thực hiện AFTA: . 41
IV. Hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia, tổ chức ngoài khối : . 51
1. ASEAN + 3 : . 51
2. ASEAN-EU :. 57
3. Một số hợp tác khác . 63
V. HỢP TÁC GIỮA VIỆT NAM VÀ ASEAN. . 64
1. Tổng quan: . 64
2. Hợp tác chính trị, ngoại giao, an ninh : . 65
3. Hợp tác kinh tế : . 66
4. Hợp tác văn hóa, xã hội giáo dục: . 69
5. Những cơ hội và thách thức mới :. 70
6. Tổng kết . 72
VI. Tổng kết: . 73


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-32587/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

giữa người xuất khẩu và ngưòi nhập khẩu, không
phải là do nhà nước áp đặt.
Xây dựng Hệ thống Luồng xanh hải quan:
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 45 -
Hệ thống này được thực hiện từ 1/1/1996 nhằm đơn giản hoá hệ
thống thủ tục hải quan dành cho các hàng hoá thuộc diện được hưởng ưu
đãi theo Chương trình CEPT của ASEAN.
Thống nhất thủ tục hải quan:
Hai vấn đề đã được các nước thành viên ưu tiên trong việc thống
nhất thủ tục hải quan là :
- Mẫu tờ khai hải quan chung cho hàng hoá thuộc diện CEPT:
Các nước ASEAN đã gộp ba loại tờ khai hải quan: Giấy chứng nhận xuất
xứ (C/O) Mẫu D, Tờ khai hải quan xuất khẩu và Tờ khai hải quan nhập
khẩu lại thành một mẫu tờ khai hải quan chung cho hàng hoá thuộc diện
CEPT.
- Thủ tục xuất nhập khẩu chung: bao gồm những vấn đề sau:
a) Các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hoá xuất khẩu;
b) Các thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hoá nhập khẩu;
c) Các vấn đề về giám định hàng hoá;
d) Các vấn đề về gửi hàng trong đó giấy chứng nhận xuất xứ được
cấp sau và có hiệu lực hồi tố.
e) Các vấn đề liên quan đến hoàn trả...
iv. Cơ chế tổ chức, điều hành, giám sát thực hiện CEPT - AFTA
Để theo dõi, giám sát và xử lý các vấn đề vướng mắc trong quá
trình thực hiện Hiệp định CEPT –AFTA, các nước ASEAN đã tổ chức
một cơ chế theo sơ đồ như sau:
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 46 -
Hội đồng
- Tại mỗi nước thành viên thành lập Cơ quan AFTA quốc gia để
theo dõi triển khai thực hiện các cam kết theo CEPT.
- Tại Ban Thư ký ASEAN có một Vụ AFTA giúp cho việc theo
dõi, tổng hợp, đối chiếu việc thực hiện cam kết theo Hiệp định .
- Một Ủy ban điều phối về CEPT –AFTA ( CCCA) : được
thành lập trên cơ sở các phiên họp hàng quý để rà soát, thúc đẩy sử lý các
vấn đề vướng mắc trong quá trình thực hiện CEPT, những vướng mắc
nào không sử lý được thì đưa ra cơ quan cấp trên nữa . Đồng thời triển
khai thực hiện các quyết định của cơ quan cấp trên. Thành phần UB này
bao gồm các chuyên viên về thuế, thương mại, hải quan của các nước.
- Một cơ quan bao gồm các quan chức kinh tế cao cấp
ASEAN ( cấp Vụ) viết tắt là SEOM : được tổ chức theo hình thức Hội
nghị để sử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện CEPT mà cấp
CCCA không sử lý được. Đồng thời hướng dẫn CCCA triển khai các
quyết định về CEPT của cơ quan cấp trên nữa.
Hội đồng AFTA AEM
SEOM
CCCA
Ban thư ký
ASEAN
Cơ quan AFTA
quốc gia của các
nước thành viên
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 47 -
- Một cơ chế cấp Bộ trưởng gọi là Hội đồng AFTA mỗi năm họp
1 lần để quyết định các vấn đề lớn trong tiến trình thức hiện CEPT.
- Ngoài ra tiến trình thực hiện AFTA còn được thông báo cho
Hội nghị các Bộ trưởng kinh tế ASEAN (AEM) để tổng hợp, đánh giá
chung các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN.
3. Những thách thức và những cơ hội của Việt Nam tham gia vào
AFTA:
a. Thuận lợi :
- Khi gia nhập AFTA , hàng hoá của Việt nam sẽ được hưởng
thuế suất ưu đãi thấp hơn cả thuế suất tối huệ quốc mà các nước ASEAN
dành cho các nước thành viên WTO, từ đó có điều kiện thuận lợi hơn để
hàng hoá Việt nam có thể thâm nhập thị trường của tất cả các nước thành
viên ASEAN.
- Bên cạnh những thuận lợi thu được từ hoạt động thương mại
trong nội bộ khối , khi gia nhập AFTA, VN sẽ có thế hơn trong đàm phán
thương mại song phương và đa phương với các cường quốc kinh tế, cũng
như các tổ chức thương mại quốc tế lớn như Mỹ, nhật, EU hay WTO..
- Tuy có những trùng lặp giữa VN và các nước ASEAN, nhưng
có nhiều lĩnh vực mà VN có thể khai thác từ thị trường các nước ASEAN
như VN có thế mạnh trong xuất khẩu nông sản, hàng dệt và may mặc, và
ta cũng có nhu cầu nhập nhiều mặt hàng từ các nước ASEAN với giá
thấp hơn từ các khu vực khác trên thế giới.
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 48 -
- Một mặt Doanh nghiệp được lợi do tăng được khả năng cạnh
tranh so với các nước ngoài ASEAN về giá cả, mặt khác người tiêu dùng
được hưởng lợi do giá cả rẻ hơn và chủng loại hàng hoá phong phú hơn.
- Thu hút vốn đầu tư, tiếp thu công nghệ, tận dụng nhân công, sử
dụng vốn và kỹ thuật cao trong khu vực
b. Khó khăn :
- Lợi ích trực tiếp của nhà nước là nguồn thu ngân sách về thuế
xuất nhập khẩu giảm.
- Việc tham gia dẫn tới sự xoá bỏ các hàng rào thuế quan và phi
quan thuế, nghĩa là xoá bỏ sự bảo hộ của chính phủ đối với các doanh
nghiệp, buộc các doanh nghiệp phải tham gia thật sự vào cuộc chới cạnh
tranh khốc liệt trên thị trường khu vực : cạnh tranh thúc đẩy sản cuất phát
triển, nhưng đồng thời có thể làm điêu đứng và phá sản hàng loạt các
doanh nghiệp, thậm chí hàng loạt ngành. Dẫn tới việc thay đổi cơ cấu
kinh tế. Đây là vấn đề nan giải đối với các doanh nghiệp Việt nam.
Tóm lại, gia nhập AFTA là bước tập duyệt đầu tiên cho nền kinh tế
và các doanh nghiệp VN để chuẩn bị cho sự gia nhập thị trường thế giới
rộng lớn và đầy sự cạnh tranh hơn.
Quá trình thực hiện CEPT/AFTA :
A. Việt Nam:
1. Những yêu cầu của CEPT -AFTA đối với Việt Nam:
Căn cứ theo quy định của Hiệp định CEPT và thoả thuận giữa Việt
nam và các nước thành viên khác của ASEAN, chương trình giảm thuế
nhập khẩu theo CEPT của Việt Nam bắt đầu được thực hiện từ 1/1/1996
và hoàn thành vào 1/1/2006 để đạt được mức thuế suất cuối cùng là 0-
5%, chậm hơn các nước thành viên khác 3 năm.
Tiểu luận môn Quan Hệ Kinh Tế Quốc Nhóm 25
Đề tài : Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á – ASEAN - 49 -
Các bước cụ thể để thực hiện mục tiêu này bao gồm:
- Xác định danh mục các mặt hàng thực hiện giảm thuế theo
CEPT gồm: danh mục giảm thuế ngay (IL), danh mục loại trừ tạm thời
(TEL), danh mục hàng nông sản chưa chế biến nhạy cảm (SL), danh mục
loại trừ hoàn toàn (GEL).
- Các mặt hàng thuộc danh mục IL sẽ bắt đầu giảm thuế từ
1/1/1996 và kết thúc với thuế suất 0-5% vào 1/1/2006. Các mặt hàng có
thuế suất trên 20% phải giảm xuống 20% vào 1/1/2001. Các mặt hàng có
thuế suất nhỏ hơn hay bằng 20% sẽ giảm xuống 0-5% vào 1/1/2003.
- Các mặt hàng thuộc danh mục TEL sẽ được chuyển sang danh
mục IL trong vòng 5 năm, từ 1/1/1999 đến 1/1/2003, mỗi năm chuyển
20%, để thực hiện giảm thuế với thuế suất cuối cùng là 0-5% vào năm
2006. Đồng thời, các bước giảm sau khi đưa vào IL phải được thực hiện
chậm nhất là 2-3 năm một lần và mỗi lần giảm không ít hơn 5%.
- Các mặt hàng thuộc danh mục SL sẽ bắt đầu giảm thuế từ
1/1/2004 và kết thúc vào 1/1/2013 với thuế suất cuối cùng là 0-5%. Riêng
mặt hàng đường vào năm 2010 :0-5%.
- Các mặt hàng đã đưa vào chương trình giảm thuế và được
hưởng nhượng bộ thì phải bỏ ngay các quy định về hạn chế số lượn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status