Tiểu luận Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa đàm phán của người Nhật Bản - pdf 12

Download Tiểu luận Tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến văn hóa đàm phán của người Nhật Bản miễn phí



Không những người Nhật kí kết hợp đồng trong những nơi giải trí vui chơi, người Nhật còn có nghệ thuật chiêu đãi khách qua các bữa ăn. Ăn uống là thông lệ chung của các doanh nhân, sự tương tác của hai phía trong bữa tiệc còn quan trọng hơn thức ăn. Không nên mang vợ đến những buổi tiệc này, chủ tiệc người Nhật thường là đàn ông và họ không bao giờ mang phu nhân theo. Người Nhật vẫn còn trọng nam hơn nữ, nên chúng ta ít gặp những đối tác kinh doanh là nữ. Các buổi tiệc chiêu đãi thường vào buổi tối và có rất nhiều thức ăn, rượu uống thoải mái; đây là lúc họ nói lên cảm xúc thât của mình. Việc đổ nước tương trực tiếp lên cơm bị xem là bất thường. Người ta ít khi tự rót rượu cho mình trong các cuộc giao tế. Thông thường, một người sẽ rót rượu cho người đi cùng và ngược lại người bạn sẽ rót rượu cho người đó. Tuy nhiên nếu một trong hai người đang uống rượu từ trong chai và người kia chỉ uống từ ly thì bạn có thể tự rót rượu, nếu không sẽ phải chờ rất lâu.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33033/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ời Nhật rất thích tặng quà vào các dịp Lễ-Tết, các dịp có tin vui, thăng quan tiến chức…., như: dịp Ô Bôn (tháng 7) nên gửi đồ ăn, dịp cuối năm dương lịch nên tặng đồ uống. Với họ, việc tặng tiền bị xem là thô lỗ; tiền mặt là loại quà cáp quy chuẩn trong đám cưới hay cho trẻ em trong năm mới. Người Nhật rất chú trọng đến nghệ thuật gói quà bởi người Nhật rất thích những gì có hình thức đẹp, trông sạch sẽ và thể hiện được sự tôn trọng của người tặng. Sống trong môi trường có thu nhập cao nên người Nhật Bản có thói quen đòi hòi cao về chất lượng một món đồ ngay từ vẻ ngoài bắt mắt của nó. Một số vấn đề nên lưu ý khi tặng quà:
Những người có quan hệ làm ăn chặt chẽ với Nhật, chắc hẳn phải biết ở Nhật Bản các loại quà tặng được bán chạy nhất nhì thế giới. Người Nhật thích tặng quà nhưng không thích người được tặng mở quà đó ngay trước mặt mình. Vì họ xem đó là việc mất lịch sự và thiếu tôn trọng. Nếu người Nhật được tặng quà thì họ cũng sẽ không làm thế.
Việc gói quà đối với người Nhật là cả một nghệ thuật, một món quà được gói bọc cẩn thận sẽ tạo được thiện cảm với người Nhật. Khi tặng quà, bạn không nên tặng quà có số lượng là 4,9. Bạn không nên tặng những vật nhọn, trà uống, những tặng vật có màu tím hay xanh lá cây; vì đối với họ những thứ này tượng trưng cho sự đau buồn và không may mắn.
Đặc biệt, một món quà tặng có ý nghĩa nhất đối với người Nhật là một bức ảnh chụp về họ. Khác với người Châu Âu, khi đi du lịch, chỉ thích xách máy ảnh chụp phong cảnh, còn người Nhật chỉ thích chụp ảnh có hình mình trong đó. Bởi vậy khi đi tham quan một nơi nào đó mà lúc về, họ được tặng một bức ảnh chụp của họ trong tư thế tự nhiên thì không còn gì bằng. Các thương nhân Nhật thích chụp hình trong các buổi hội đàm, nhất là dưới hình Quốc huy, Quốc kỳ và lãnh tụ các nước sở tại.
] Sau đây, chúng ta có thể thấy rõ tính cách giao tiếp hàng ngày của người Nhật đối với các quốc gia khác qua bảng so sánh sau:
Ngôn ngữ cử chỉ ở một số nền văn hóa khác nhau
Ý nghĩa
Gật đầu
- “tui đồng ý” ở hầu hết các quốc gia.
- “tui không đồng ý” ở một số nơi tại Hy Lạp, Yugoslavia, Bungari, và Thổ Nhĩ Kỳ.
Hất đầu ra sau
“Đồng ý” ở Thái Lan, Philippines, Ấn Độ và Lào.
Nhướng lông mày
- “Đồng ý” ở Thái Lan và một số nước khác ở châu Á.
- “Xin chào” ở Phillipines.
Nháy mắt
- “tui có bí mật muốn chia sẻ với anh nè!” ở Mỹ và các nước châu Âu.
- Là dấu hiệu tán tỉnh người khác giới ở một số quốc gia khác.
Mắt lim dim
- “Chán quá!” hay “Buồn ngủ quá!” ở Mỹ.
- “tui đang lắng nghe đây.” ở Nhật, Thái Lan và Trung Quốc.
Vỗ nhẹ (bằng ngón trỏ) lên mũi
- “Bí mật đó nha!” ở Anh
- “Coi chừng!” hay “Cẩn thận đó!” ở Ý
Khua tay
- Người Ý thường xuyên khua tay khi trò chuyện.
- Ở Nhật, khua tay khi nói chuyện bị xem là rất bất lịch sự.
Khoanh tay
- Ở một số quốc gia, khoanh tay có nghĩa là “tui đang phòng thủ!” hay “tui không đồng ý với anh đâu.”
Dấu hiệu “O.K.” (ngón cái và ngón trỏ tạo thành chữ O)
- “Tốt đẹp” hay “Ổn cả” ở hầu hết các nước.
- “Số 0” hay “Vô dụng!” tại một số nơi ở châu Âu.
- “Tiền” ở Nhật Bản.
- Là sự sỉ nhục người khác ở Hy Lạp, Braxin, Ý, Thổ Nhĩ Kỹ, Liên bang Nga và một số quốc gia khác.
Chỉ trỏ
- Ở Bắc Mỹ hay châu Âu, dùng ngón trỏ để chỉ là chuyện bình thường.
- Ở Nhật Bản, Trung Quốc chỉ người khác bằng ngón trỏ bị xem là bất kính và vô cùng bất lịch sự. Người ta thường dùng cả bàn tay để chỉ ai đó hay vấn đề gì đó
Phần 2
TÍNH CÁCH -TÁC PHONG TRONG CÔNG VIỆC
VÀ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI THỜI GIAN CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN
2.1. Những tính cách đối với công việc của người Nhật:
Trong cuộc sống hằng ngày, người Nhật cực kỳ cẩn thận. Họ nghiêm túc và cẩn trọng trong từng việc nhỏ nhất. Làm việc gì thì bao giờ cũng kiểm tra trước khi làm, kiểm tra trong khi làm và kiểm tra sau khi làm xong.
Ví dụ: Trước khi mang đồ đi giặt, họ kiểm tra túi quần, túi áo xem có quên gì không? Khi cho đồ vào máy giặt, họ kiểm tra lại từng cái một lần nữa. Và cuối cùng, sau khi giặt xong, họ lại lục túi quần, túi áo để kiểm tra.
Chính vì cẩn thận một cách cực đoan như vậy mà chất lượng hàng Nhật luôn đứng đầu thế giới. Tính cách cẩn thận đó cũng được người Nhật áp dụng vào trong công việc của mình. Ngoại trừ những dịp vui chơi làm cho người Nhật cười thả sức, những nhân viên Nhật thường không diễn tả cảm xúc vui đùa trên khuôn mặt, thay vào đó là một khuôn mặt nghiêm khắc. Đặc biệt trong các cuộc họp, họ nói nhỏ, giọng nói rất thận trọng, và thường nhăm mắt khi chú ý gần tới người nói. Thói quen này với người nước ngoài thể hiện dấu hiệu của sự khó chịu.
Trong công việc, trước khi thực hiện làm một việc gì, người Nhật chuẩn bị rất kỹ lưỡng và chu đáo. Công tác chuẩn bị đó được thực hiện sớm, kỹ lưỡng và chu đáo đến mức đáng kinh ngạc.
Ví dụ: Một đợt Việt Nam đến thăm công ty phần mềm OMRON Software, có tổng cộng 10 người đó tiếp và làm việc với đội Việt Nam. Vì phải đi 1 đoạn đường khá xa (1 tiếng rưỡi), nên việc đầu tiên là họ mời đội Việt Nam vào rest room (nhà vệ sinh). Khi tới phòng họp, họ bố trí đúng 22 chỗ ngồi cho khách, không thừa, không thiếu. Đồng thời trên bàn đặt sẵn 22 món quà kỉ niệm. Họ chuẩn bị trình chiếu rất cẩn thận, không có chuyện lỗi phông chữ hay trục tr85c máy chiếu như ở nước ta. Lúc ra về họ mời đi rest room một lần nữa. Xe đi một đoạn khá xa, nhưng họ vẫn đứng dàn hàng vẫy tay chào tạm biệt.
Người Nhật còn có tính chủ động trong công việc, đây là một trong những khẩu quyết mà người Nhật luôn ghi nhớ. Tính chủ động này có tên gọi là HoRenSo, viết tắt của 3 chữ: Hokoku-nghĩa là báo cáo, Renraku-nghĩa là trao đổi, Sodan-là hỏi ý kiến. Thực hiện công việc, phải báo cáo định kỳ cho cấp trên. Thường xuyên trao đổi và bàn bạc với đồng nghiệp và cấp dưới. Cuối cùng là hỏi ý kiến cấp trên trước khi quyết định làm gì đó.
Một khẩu quyết nữa mà người Nhật áp dụng rất thành công là 3S. Để có môi trường làm việc ngăn nắp, khoa học và chuyên nghiệp, người Nhật làm 3 việc đơn giản sau: Seiri-sàng lọc, chỉ giữ thứ mình cần, vứt bỏ vật dụng dư thừa, không cần thiết; Seiton-sắp xếp, sắp xếp mọi thứ sao cho khi cần là có ngay để dùng, không mất thời gian tìm kiếm; Seiso-lau chùi, dọn dẹp, kiểm tra hỏng hóc thường xuyên. Đối với họ bàn ghế, máy móc, vật dụng phải gọn gàng, sạch sẽ, ngăn nắp mới làm tăng hiệu suất làm việc.
Người Nhật luôn luôn tìm tòi, sáng tạo và liên tục cải tiến, đó là chìa khóa đem lại thành công cho nền kinh tế Nhật Bản. Liên tục cải tiến, liên tục sáng tạo để nâng cao năng suất, chất lượng và giảm thiểu chi phí. Họ có tư tưởng chống lại những cách nghĩ và cách làm theo lối mòn, trì trệ, kìm hãm sự phát triển.
Vì những tính cách nghiêm túc, làm việc có quy tắc trên nên người Nhật rất trọng chữ “Tín
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status