Tìm hiểu tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử - pdf 12

Download Đề tài Tìm hiểu tư tưởng nhân sinh quan trong triết học Khổng Tử miễn phí



Trong quan hệ phụ tử, tử hiếu Khổng Tử nhấn mạnh đến chữ hiếu, còn trong quan hệ anh em thì ngoài nhấn mạnh người em cần cung kính với người anh lớn tuổi hơn. Ông tán thành theo ý kiến của Tử Lộ: "Lớn nhỏ có sự phân biệt khác nhau", ông rất chú trọng đến hiếu đễ. Nghĩa gốc của từ "đễ" là anh em, sách Dẫn Thân coi ý nghĩa của từ "đễ" là tôn kính anh em. Hiếu thảo với cha mẹ và tôn kính anh em là thuận với đạo đức. Một người có thể hiếu thảo với cha mẹ và tôn kính với anh em thì tâm tư và tình cảm tự nhiên hoà thuận, không làm điều gì trái nghịch với bề trên, làm trái lẽ phải.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34159/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

c nhân thì có thể làm được. Người có đức nhân phải đạt 3 điều kiện:
Thứ nhất: mình đã làm nên sự nghiệp cũng muốn người khác làm nên sự nghiệp bởi con người ta thường mắc phải bệnh hại người để lợi mình. Mình muốn có địa vị, chỗ đứng trong xã hội lại thường bài xích người khác, lật đổ người khác. Khổng Tử cho rằng: điều mà người khác không vượt qua được thì tất nhiên mình cũng rất khó vượt qua, chỉ có mình muốn thành đạt trước hết hãy mong cho người thành đạt sau đó mình mới đạt được mục đích.
Thứ hai: mình muốn thành đạt cũng muốn người khác thành đạt. Bởi con người ta thường mắc bệnh đố kị, ghanh ghét, người có cười chê người không có, chỉ biết vui mừng khi mình hưng thịnh mà không vui mừng khi thấy người hưng thịnh, những người này luôn đố kị với người khác. Nhưng thường thì đố kị người, người cũng sẽ đố kị lại. Như vậy, người khác cũng không được việc mà bản thân cũng không được việc. Cho nên Khổng Tử chủ trương mình muốn thành đạt cũng nên để cho người khác thành đạt.
Thứ ba: là phàm làm việc gì cũng biết lấy mình đối chiếu, lấy mình làm thử để hiểu biết ý muốn của người. Người ta thường nói "lấy mình làm gương", "lấy mình làm nguyên tắc", “mình muốn được trước hết cũng mong cho người khác được”. Mình có khó khăn rất mong người đến giúp đỡ, người khác có khó khăn, tốt nhất mình đưa tay ra giúp đỡ trước. Đây chẳng phải là việc nhân đức hay sao?
Có thể nói rằng phạm trù "nhân" là một phạm trù có nội dung khá phong phú và thâm nhập tất cả các lĩnh vực trong cuộc sống. Có lẽ nó là sự kết tinh rực rỡ nhất và cũng phản ánh rõ nét nhất sắc thái triết học Khổng Tử - triết học nhân sinh.
2.2.2. Chữ lễ trong triết học Khổng Tử
Thời đại của Khổng Tử là thời đại mà theo ông là lễ nhạc hư hỏng, cần khôi phục lại lễ. Khổng Tử tôn sùng nhất là lễ chế nhà Chu vì cho rằng nó đầy đủ, rõ ràng tường tận, phong phú đa dạng có tác dụng giáo hoá dân chúng và duy trì xã hội phát triển ổn định. Tất nhiên, lễ chế nhà Chu tốt đẹp như vậy là nhờ có sự kế thừa và chọn lọc qua sự tích lũy lâu dài của hai triều đại Hạ, Ân. "Lễ chế nhà Chu dựa vào lễ chế hai triều Hạ, Ân, mà định ra thật là phong phú rực rỡ biết bao! Ta theo lễ chế nhà Chu" [6. 153]. Điều này chứng tỏ Khổng Tử có thái độ dứt khoát theo lễ chế nhà Chu, khâm phục chế độ lễ nghĩa nhà Chu.
Lễ là những nghi lễ, quy phạm đạo đức thời Tây Chu. Chữ Lễ theo nguyên nghĩa là cúng tế, nó còn ám chỉ mọi nghi lễ của vật cúng tế nữa. Điều kiện để thi hành được lễ chính là con người phải có đức nhân. Khổng Tử nói: "Một người không có lòng nhân sao có thể hành được lễ? Một người không có lòng nhân sao có thể tấu nhạc?" [6. 145]. Nhân là nhân tâm, nhân ái, nhân là ở bên trong, là tấm lòng thương yêu người, lễ là ở bên ngoài, có thể diễn đạt tư tưởng, tình cảm, trạng thái tâm lí con người. Nhân là yếu tố chủ quan căn bản nhất. Có nhân tâm mới có nhân đức, có nhân đức mới có lễ, nếu không lễ trở thành giả dối, không có tác dụng gì, chẳng che đậy nổi điều bất nhân.
Để làm người đức nhân thì những gì trái với lễ chớ nhìn, những cái gì trái với lễ chớ nghe, những gì trái với lễ chớ nói và những gì trái với lễ chớ làm. Không phạm vào điều lễ thì có thể trở thành người nhân "gạt bỏ dục vọng nén mình, thực hành theo đúng lễ" [6. 340]. Bên cạnh đó Khổng Tử nêu lên tầm quan trọng của Lễ, Khổng Tử nói: "Không biết lễ thì chẳng biết cách đứng được với đời"[6. 530].
Vì lễ quan trọng như vậy cho nên nếu kẻ cai trị biết cách trang nghiêm cúng tế tổ tiên của họ thì tại sao họ không chú tâm đến triều chính như vậy? Nếu quan lại mỗi ngày biết thi lễ và thủ lễ với nhau thì tại sao họ không quan tâm thi lễ và thủ lễ với quần chúng vốn dĩ là xương sống của quốc gia? Cho nên có lần ông dạy môn đệ Trọng Cung rằng: "bước ra khỏi nhà, ta phải thủ lễ dường như sắp gặp khách quý. Khi bảo dân thi hành công cụ, ta phải sốt sắng dường như thừa hành cúng tế lớn".
Lễ chính là những quy tắc minh định. Trong những kinh điển Nho giáo người ta sẽ tìm được những chỉ dẫn tỉ mỉ để biết cư xử sao cho hợp lễ. Thậm chí khi cầm một vật gì đó, người ta còn dạy là phải đặt ngón tay phải như thế nào nữa. Thế nhưng, chính Khổng Tử lại quan niệm khác hẳn về lễ. Quan trọng của lễ là ở tinh thần và tấm lòng, nó xuất phát từ chữ thành và kính.
"Khi cúng tổ tiên thì rất cung kính như tổ tiên đang đứng trước mặt mình. Khi tế thần cũng rất mực cung kính như có thần đang đứng trước mặt" [6. 146]. gốc ở lễ chính là ở chỗ thành tâm, không làm việc gì trái với đạo đức, trái với lương tâm, trái với lễ chế. Để thể hiện thành tâm thì trước khi cúng tế phải ăn chay tắm rửa sạch sẽ, làm sạch lòng mình, áo mũ chỉnh tề đoan trang. Khổng Tử khinh miệt những hình thức xa hoa lộng lẫy mà thiếu vắng lòng thành: "Lễ, dữ kì xa dã, ninh kiệm. Tang, dữ kì dị dã, minh thích"- “Lễ cần ở tiết kiệm hơn là xa hoa. Tang lễ cần có lòng đau xót người chết hơn là loè loẹt phô trương. Theo ông, lễ nghi đối đãi với khách quá xa hoa sang trọng thì không bằng tiết kiệm. Trong tang lễ, lễ thật to, thật lạ, cố thể hiện tận hiếu, tận lễ cũng không bằng trong lòng thực sự đau buồn, thương xót. Đối với người đã khuất, việc tang lễ phải tiết kiệm, đủ để kí thác nỗi đau thương, không cần xa hoa, lãng phí. Lời dạy học trò của Khổng Tử đến nay đối với chúng ta ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị, chẳng thế mà Hữu Tử nói rằng: "trong việc giữ lễ, có niềm hoà khí là quý trọng".
Lễ là quan niệm quan trọng trong hệ thống giáo dục của Khổng Tử. các bạn sĩ điều trị về tâm bệnh ngày nay của Tây Phương cho rằng nền giáo dục Tây phương chú trọng rèn luyện trí tuệ (trí dục) cho học sinh ở mức độ cao nhưng lại ít quan tâm đến việc huấn luyện, uốn nắn tình cảm của học sinh (đức dục). Trái lại, đường lối giáo dục của Khổng Tử không chú trọng trí dục bằng việc huấn luyện cho môn đệ đạt được sự quân bình về tình cảm, mà sự quân bình này là kết quả của việc học ở lễ. Sự học của bậc quân tử phải khép mình vào lễ, nhờ dựa vào lễ mà không bị cám dỗ làm điều bất nhân, "Bậc quân tử học rộng văn chương và khép mình vào lễ như vậy vì không phạm điều trái đạo lí" [6. 204 ].
Lễ gồm có hai phần là "chất" và "văn". Chất là nội dung, văn là văn thái. Chất của lễ là nội dung tinh thần, cũng tức là đạo nghĩa. Văn là nghi lễ, là nhạc, là văn từ. Chất là cái cơ sở, cái quy định nhưng văn lại có tính trực tiếp, có sức giáo hoá quan trọng. Tuân Tử, một học trò của Khổng Tử đã nói rằng: "con người mà không có lễ thì không sống được. Sự việc mà không có lễ thì không thành. Quốc gia không có lễ thì không yên ổn". Từ đó thấy được lễ là đạo lí quan trọng nhất trên con đường sống của con người.
2.2.3. Chính danh trong triết học Khổng Tử
Theo Khổng Tử xã hội loạn là do không chính danh. Danh là cái bản chất c
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status