Tiểu luận Quan niệm về kinh tế nhà nước xuất hiện từ bao giờ? KTNN khác với kinh tế quốc doanh như thế nào? Qua sự kiện Vinashin, bạn có nhận xét gì về vai trò chủ đạo của KTNN và thực trạng kinh doanh ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế? - pdf 12

Download Tiểu luận Quan niệm về kinh tế nhà nước xuất hiện từ bao giờ? KTNN khác với kinh tế quốc doanh như thế nào? Qua sự kiện Vinashin, bạn có nhận xét gì về vai trò chủ đạo của KTNN và thực trạng kinh doanh ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế? miễn phí



Giữa năm 2006, một thỏa thuận hợp tác đầu tư xây dựng Khu công nghiệp – cảng biển Hải Hà với ước tính tổng mức đầu tư 15 tỷ USD được các doanh nghiệp nhà nước hàng đầu tham gia góp vốn, bao gồm Tập đoàn công nghiệp Than và khoáng sản Việt Nam, Tổng công ty dầu khí Việt Nam, Tổng công ty Lắp máy Việt Nam, Tập đoàn Bưu chính viễn thông, Tổng công ty Đầu tư và phát triển Hạ Long, và Vinashin – một thành phần quan trọng nhất làm “hạt nhân” của siêu dự án này. Sau khi nghe báo cáo, tại Thông báo số 1872TB-VPCP ngày 11.8.2006 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đồng ý về mặt chủ trương và nguyên tắc cho phép tiến hành nghiên cứu dự án Kinh tế – công nghiệp tổng hợp, hình thành một tổ hợp các nhà máy công nghiệp, dịch vụ, du lịch và đô thị dựa vào trung tâm là cảng biển.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34177/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

a kinh tế Nhà nước chứ không phải là toàn bộ kinh tế Nhà nước. Nói đến kinh tế Nhà nước thì phải nói đến tất cả các sở hữu trong tay Nhà nước, kể cả tài nguyên, đất đai, ngân sách Nhà nước, dự trữ quốc gia... Kinh tế Nhà nước không làm chức năng quản lý của Nhà nước nhưng chính nó là công cụ quan trọng, là sức mạnh kinh tế mà Nhà nước nắm lấy và đưa vào để làm chức năng quản lý của mình. Theo báo cáo Chính trị viết: "Kinh tế Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế, doanh nghiệp Nhà nước giữ vị trí then chốt, đi đầu ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế - xã hội và chấp hành pháp luật.
Nói tóm lại, kinh tế nhà nước là công cụ quan trọng mà nhà nước sử dụng để định hướng nền kinh tế lên chủ nghĩa xã hội. Ở các nước tư bản chủ nghĩa, kinh tế nhà nước cũng không thể thiếu được như trong việc cung ứng hàng hóa công cộng mà thành phần kinh tế tư nhân không muốn làm hay không có khả năng thực hiện, các lĩnh vực kinh tế kém hiệu quả nhưng cần thiết cho nền kinh tế.
2. Sự khác nhau giữa kinh tế nhà nước và kinh tế quốc doanh.
Trước đây, khái niệm thường dùng là kinh tế quốc doanh để chỉ bộ phận kinh tế thuộc sở hữu nhà nước, do nhà nước trực tiếp quản lý và kinh doanh. Báo cáo chính trị tại Đại hội VII (1991) nêu rõ: “Khẩn trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý kinh tế quốc doanh, bảo đảm kinh tế quốc doanh phát triển có hiệu quả, nắm vững những lĩnh vực và ngành then chốt để phát huy vai trò chủ đạo trong nền kinh tế”.
Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (1994), khái niệm kinh tế quốc doanh không được sử dụng nữa mà thay vào đó là khu vực doanh nghiệp nhà nước. Lý do: trong các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước, nhà nước chỉ nắm giữ quyền chủ sở hữu chứ không trực tiếp nắm quyền kinh doanh và quyền này là thuộc doanh nghiệp. Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc chủ trương phân biệt sở hữu nhà nước với hình thức doanh nghiệp nhà nước như sau: tài sản và vốn thuộc sở hữu nhà nước được sử dụng dưới nhiều hình thức, vừa bảo đảm hiệu quả kinh tế xã hội cao, vừa tăng cường khả năng thúc đẩy và kiểm soát trực tiếp của nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh, như đầu tư vào khu vực doanh nghiệp nhà nước (gồm những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hay nhà nước nắm một tỷ lệ cổ phần đủ sức khống chế); cho thuê, tô nhượng (hầm mỏ), liên doanh, góp cổ phần, mua cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc những thành phần khác.
Từ Đại hội VIII (1996) trở đi, khái niệm kinh tế nhà nước đã được sử dụng phổ biến và hoàn toàn thay thế cho khái niệm kinh tế quốc doanh. Kinh tế nhà nước bao gồm không chỉ các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước mà còn có cả một số lĩnh vực khác như tài nguyên quốc doanh (do doanh nghiệp nhà nước sử dụng) ngân sách nhà nước và dự trữ quốc gia…
Thực chất ngay trong Đại Hội Đảng lần thứ VI thì khái niệm kinh tế nhà nước vẫn chưa có mà chỉ dựa trên chủ trương của Đảng là “đi đôi với phát triển kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, tăng cường nguồn tích luỹ tập trung của Nhà nước và tranh thủ vốn ngoài nước, cần có chính sách sử dụng và cải tạo đúng đắn các thành phần kinh tế khác” đến Đại Hội Đảng lần thứ VII quan điểm về KTTT được Đảng xác định rõ ràng hơn. Chính vì thế mà khái niệm KTNN được hình thành và sự dụng rộng rãi. Từ đó cho thấy chắc chắn giữa hai khái niệm này có những sự khác biệt thì mới dẫn đến quá trình hoàn thiện cho phù hợp với tiến trình phát triển. Sau đây là một số sự khác biệt giữa KTNN và KTQD.
Kinh tế nhà nước
Kinh tế quốc doanh
- Tách biệt được chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý sản xuất kinh doanh: Nhà nước có vai trò thay mặt chủ sở hữu đối với tài sản thuộc sở hữu toàn dân, nhưng không trực tiếp kinh doanh.
- Đồng nhất giữa chức năng quản lý và sản xuất kinh doanh.
- Bao gồm không chỉ các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước mà còn có cả một số lĩnh vực khác như tài nguyên quốc doanh (do doanh nghiệp nhà nước sử dụng), ngân sách nhà nước và dự trữ quốc gia…
- Chỉ bao gồm các doanh nghiệp nhà nước.
- Đã tách biệt chức năng quản lý nhà nước với chức năng quản lý sản xuất – kinh doanh của các đơn vị kinh tế, trên cơ sở có sự tách biệt tương đối giữa quyền sở hữu và quyền quản lý kinh doanh (quyền sử dụng). Nhờ đó, đã mở đường cho cải cách cơ chế quản lý các doanh nghiệp nhà nước và cơ chế đảm bảo thực hiện lợi ích của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước là Nhà nước. Xoá bao cấp, thực hiện chế độ công ty, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào hoạt động của doanh nghiệp.
- Nhà nước đã dần dần thực hiện quản lý nền kinh tế quốc dân bằng pháp luật trên cơ sở đã xây dựng và từng bước hoàn chỉnh hệ thống luật. Nhờ đó, đã từng bước hình thành được môi trường pháp lý tương đối ổn định, tạo “sân chơi” bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau vừa hợp tác, vừa cạnh tranh để cùng phát triển, góp phần tích cực phát triển KTTT.
- Bằng các cơ chế, chính sách kinh tế, Nhà nước đã thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, giải phóng lực lượng sản xuất. Nhà nước điều tiết nền KTTT thông qua pháp luật, kế hoạch, chính sách, các công cụ kinh tế và lực lượng vật chất mà Nhà nước nắm, kết hợp kế hoạch với thị trường; có sự phân cấp nhiều hơn để phát huy tính chủ động sáng tạo của địa phương; thực hiện tương đối tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý nền kinh tế quốc dân.
3. Vai trò chủ đạo của KTNN và thực trạng kinh doanh ngoài ngành của các tập đoàn kinh tế qua sự kiện Vinashin.
3.1. Tập đoàn kinh tế Vinashin.
3.1.1. Sơ lược về sự hình thành tập đoàn Vinashin
Tập đoàn Kinh tế Vinashin (tên giao dịch tiếng Anh: Vinashin Business Group, viết tắt là VINASHIN) là một tập đoàn kinh doanh của Việt Nam chuyên về hoạt động đóng tàu do Nhà nước Việt Nam nắm quyền sở hữu chi phối. Ngày 15/5/2006 Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 103/QĐ- TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin, và quyết định 104 QĐ - TTg về việc thành lập Công ty mẹ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam với mục đích hình thành Tập đoàn Kinh tế Vinashin đa sở hữu trong đó có sở hữu Nhà nước là chi phối bao gồm các doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước.
Trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam là một tổng công ty 91 được thành lập từ năm 1996. Khi thực hiện xong Quyết định 104/TTg của Thủ tướng Chính phủ Tập đoàn công nghiệp Tàu thủy Việt Nam sẽ có 15 Tổng công ty là công ty con thuộc Tập đoàn.
Ngành nghề kinh doanh chính và ngành nghề kinh doanh có liên quan của tập đoàn theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
- Kinh doanh tổng thầu đóng mới và sửa chữa tàu thuỷ, thiết bị và p...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status