Tiểu luận Chính thể cộng hòa - pdf 12

Download Tiểu luận Chính thể cộng hòa miễn phí



Trong Nhà nước này, nguyên thủ quốc gia ( tổng thống) có vai trò rất quan trọng. Tổng thống do nhân dân bầu ra, bằng hình thức trực tiếp hay bằng hình thức gián tiếp ( thông qua đại cử tri). Các thành viên Chính phủ do Tổng thống bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước tổng thống.
Hình thức này có những đặc trưng cơ bản sau:
-Tổng thống vừa là người đứng đầu quốc gia, vừa là người đứng đầu chính phủ, trong bộ máy nhà nước không có chức vụ thủ tướng. Tổng thống có quyền lực rất lớn, trung tâm bộ máy nhà nước, đồng thời cũng là trung tâm quyết sách cảu chính phủ.
-Tổng thống và nghị viện đều do cử tri bầu ra nên có thể độc lập với nhau, tổng thống chỉ chịu trách nhiệm trước cử tri mà không phải chịu trách nhiệm trước nghị viện.
-Tổng thống có quyền phủ quyết các dự luật mà nghị viện đã thông qua. Nhưng nghị viện có quyền khởi tố và xét xử tổng thống và các thành viên trong chính phủ. Tổng thống nắm toàn quyền hành pháp
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34009/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

I.CHÍNH THỂ CỘNG HÒA.
1.Khái niệm.
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức bộ máy nhà nước, trình tự thành lập các cơ quan nhà nước, xác định vị trí, vai trò của mỗi cơ quan nhà nước đối với việc thực hiện quyền lực chính trị, quy định mối quan hệ giữa các nhà nước với nhau cũng như việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước trên phạm vi quốc gia và trên phạm vi từng vùng, từng địa phương của quốc gia.
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan cao nhất của nhà nước, xác lập mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhau và với nhân dân trong quá trình tổ chức vận hành quyền lực nhà nước. Trong lịch sử, hình thức chính thể của nhà nước có hai dạng cơ bản là chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
Chính thể cộng hòa là hình thức nhà nước trong đó quyền lực tối cao của nhà nước không tập trung ở một người mà tập trung ở loại cơ quan được bầu ra theo từng nhiệm kì. Chính thể cộng hòa cũng có hai dạng cơ bản là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc.
2.Quá trình phát triển.
Thuật ngữ “cộng hòa” có nguồn gốc là thành ngữ Hy Lạp “Respublica est res populi” có nghĩa là “Nhà nước là công việc của nhân dân”. Mô hình tổ chức nhà nước này xuất hiện từ thời cổ đại La Mã-Hy Lạp. Nhưng đến chế độ chính trị phong kiến nó bị loại bỏ dần, mãi đến chế độ chính trị tư bản mới trở thành mô hình phổ biến và được sử dụng ở tất cả các nhà nước Xã hội chủ nghĩa.
Trong nhà nước chủ nô tồn tại ở cả hai dạng của chính thể cộng hòa là quý tộc và dân chủ. Tiêu biểu cho chính thể cộng hòa quý tộc là nhà nước La Mã và Spac. Còn chính thể cộng hòa dân chủ là nhà nước Aten. Chính thể này tồn tại ở giai đoạn đầu của nhà nước chủ nô, giai đoạn sau này do cần tập trung vào quyền lực để tạo sự thống nhấy trên quy mô lớn, đặc biệt sau khi gây chiến tranh xâm lược và mở rộng lãnh thổ, chính thể cộng hòa dần được thế chỗ bởi chính thể quân chủ. Nhà nước phong kiến chính thể cộng hòa chỉ được thiết lập ở một số thành phố lớn của châu Âu trong thế kỷ XVI. Trong nhà nước tư sản thì chính thể cộng hòa đã được áp dụng phổ biến và trở thành hình thức chính thể cơ bản. Nhưng chỉ còn dạng cộng hòa dân chủ là tồn tại với ba hình thức cơ bản là cộng hòa tổng thống, cộng hòa đại nghị và cộng hòa cộng hòa hỗn hợp (hay cộng hòa lưỡng tính). Tất cả các nhà nước Xã hội chủ nghĩa đều có chính thể cộng hòa dân chủ được đặc trưng bằng sự tham gia rộng rãi của nhân dân lao động vào việc thành lập các cơ quan thay mặt .
3.Đặc điểm của chính thể cộng hòa.
Về cơ bản đây là hình thức cai trị tiến bộ hơn chế độ quân chủ, nó đã khắc phục được những mặt yếu của chính thể quân chủ.
Quyền lực tối cao của nhà nước trong chính thể cộng hòa nằm trong tay của một hay một số cơ quan được bầu ra theo nhiệm kì nhất định.
cách trao quyền lực được quy định về mặt hình thức pháp lý. Trong các nước cộng hòa dân chủ tầng lớp nhân dân lao động trực tiếp tham gia bâu cử để lập ra cơ quan thay mặt (quyền lực) của nhà nước (mặc dù trên thực tế các giai cấp thống trị của nhà nước bóc lột thường đặt ra nhiều quy định nhằm hạn chế hay vô hiệu hóa quyền này của nhân dân lao động). Trong các nước cộng hòa quý tộc, quyền đó chỉ quy định đối với tầng lớp quý tộc.
Và quyền lực đó chỉ tồn tại trong một nhiệm kì nhất định.
II.CÁC BIẾN DẠNG CỦA CHÍNH THỂ CỘNG HÒA.
Trải qua mỗi kiểu nhà nước chính thể cộng hòa được biểu hiện ở những dạng khác nhau tùy theo cách thức thành lập cơ cấu bên trong của việc tổ chức, vị trí quyền hạn, trách nhiệm và mối quan hệ của các cơ quan cấu thành nên nhà nước với nhân dân. Nhưng nhìn chung thì mô hình này càng được mở rộng và hoàn thiện hơn.
1.Chính thể cộng hòa quý tộc.
1.1.Khái niệm.
Cộng hòa quý tộc là hình thức nhà nước trong đó các cơ quan thay mặt do tầng lớp quý tộc bầu ra, và những người được bầu vào các cơ quan đó đều là tầng lớp quý tộc.
Đặc điểm của dạng chính thể này được thể hiện rất rõ trong nhà nước cộng hòa quý tộc Spac (Hy lạp cổ đại) và nhà nước cộng hòa quý tộc La Mã.
1.2.Nhà nước cộng hòa quý tộc Spac (từ thế kỉ VII đến thế kỉ IV TCN).
Nhà nước Spac mang dấu ấn của tổ chức thị tộc- bộ lạc khá điển hình. Nó ra đời sau khi người Spac chinh phục người Hilot.
Đứng đầu nhà nước là hai “vua” do giới quý tộc quân sự bầu ra và hội đồng trưởng lão. Hội đồng trưởng lão gồm 28 thành viên thay mặt cho 28 bộ lạc do giới quý tộc bầu ra từ hàng ngũ quý tộc. Nó giống với hội đồng thị tộc hay bộ lạc trước đây. Có hội đồng giám sát gồm 5 người, là thay mặt cho tầng lớp quý tộc giàu có trên được giới quý tộc bầu ra và có quyền lực rất lớn, có thể kiểm soát hoạt động của hội đồng trưởng lão và cả hai “vua”, tuyển bổ quân lính và xét xử các vụ án dân sự. Tuy có đại hội nhân dân nhưng vai trò của nó rất hạn chế vì nhân dân không có thực quyền mà chỉ mang tính hình thức trong việc quyết định các vấn đề quan trọng. Vì trên thực tế quyền lực thuộc về hội đồng trưởng lão. Hội đồng trưởng lão có quyền ban hành pháp luật và quyết định những vấn đề quan trọng mặc dù phải đưa các vấn đề này ra đại hội nhân dân. Hội đồng trưởng lão có thể cách chức vua, xử án hình sự và các tội phạm quốc gia…
1.3.Nhà nước Cộng hòa quý tộc La Mã (từ thế kỉ IVđến thế kỉ I TCN).
Các cơ quan chính quyền ở Trung ương bao gồm: Nghị viện (viện nguyên lão), Đại hội nhân dân và các quan chấp chính. Nghị viện là chính phủ- cơ quan hành chính nhà nước cao nhất. Nghị viện (viện nguyên lão) gồm 300 người và chỉ những người giàu có mới được bầu vào nghị viện. Mặc dù không có quyền lập pháp nhưng Nghị viện có quyền soạn thảo tất cả các dự thảo luật và nếu Nghị viện không đồng ý thì đại hội nhân dân không thể thông qua được luật và bầu ra các quan chấp chính. Đại hội nhân dân là cơ quan lập pháp. Tuy nhiên Đại hội nhân dân cũng chỉ mang tính hình thức vì thực quyên nằm trong tay viện nguyên lão. Cơ quan chấp hành và điều hành những công việc hàng ngày là các quan chấp chính do Đại hội nhân dân bầu ra.
2.Chính thể cộng hòa dân chủ.
2.1,Khái niệm.
Đây là hình thức Nhà nước trong đó các cơ quan thay mặt là do nhân dân bầu ra thông qua bầu cử, và những người có quyền ứng cử cũng là nhân dân khi có đủ những điều kiện nhất định.
2.2.Cộng hòa dân chủ chủ nô.
Nhà nước Aten (thế kỉ thứ V- IV TCN) được thiết lập chính thể cộng hòa dân chủ. Mặc dù chỉ là dân chủ chủ nô nhưng đây là mô hình chính thể rất tiến bộ.
Trong chính thể này các cơ quan cao nhất của nhà nước đều được hình thành thông qua con đường bầu cử. Quyền lực tối cao của nhà nước được trao cho Đại hội nhân dân- cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Đại hội gồm các nam công dân đã trưởng thành, là công dân tự do, là người Aten. Về thẩm quyền, Đại hội nhân dân có quyề...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status