Quá trình Công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta trước và sau đổi mới - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Lý luận chung

1.1. Các khái niệm cơ bản:
1.1.1. Công nghiệp hóa:
Công nghiệp hóa có thể được hiểu một cách ngắn gọn là quá trình chuyển đổi từ nước nông nghiệp sang nước công nghiệp, cải biến từ một xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp.
Hay khái niệm này còn có thể được hiểu theo nghĩa: Công nghiệp hóa là hoạt động mở rộng tiến bộ của khoa học kĩ thuật với sự lùi dần của tính chất thủ công trong sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ, đem lại một tính cách công nghiệp cho một hoạt động nào đó.
Trước kia (khi máy dệt chưa ra đời), người dân phải dùng khung cửi để dệt vải, chất lượng và số lượng hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan con người (sức khỏe, tâm lý, công cụ,…). Ngày nay, vải được dệt ra trên dây chuyền có sự phân công và chuyên môn hóa cho từng công đoạn sản xuất, với quy trình hiện đại và kỷ luật người lao động được nâng cao.
1.1.2. Hiện đại hóa:
Hiện đại hóa là quá trình cải biến một xã hội cổ truyền thành xã hội hiện đại diễn ra trên tất cả các lĩnh vực của xã hội. Có trình độ văn minh cao hơn, thể hiện không chỉ ở nền kinh tế phát triển với nhịp độ tăng sản phẩm tính trên đầu người mà còn là ở đời sống chính trị tinh thần của xã hội tạo ra những điều kiện thực để đưa xã hội đến trình độ văn minh, hiện đại góp phần thực hiện triệt để những giá trị những giá trị chung của nhân loại vào cuộc sống.
Ví dụ như việc áp dụng công nghệ thông tin vào việc lưu trữ, quản lý và sử dụng dữ liệu của doanh nghiệp, trường học, bệnh viện,…



1.1.3. Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa:
CNH – HĐH là việc phát triển sản xuất và quản lý kinh tế xã hội dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao. Về bản chất CNH – HĐH có tính khách quan:
 Là quy luật phổ biến của sự phát triển;
 Tạo dựng cơ sở vật chất kỹ thuật;
 Hiện đại hóa các ngành kinh tế khác; khi thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, tức là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quy trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm.
 Phát triển LLSX, nâng cao năng suất lao động; tức là, CNH – HĐH làm thay đổi công cụ lao động, tư liệu sản xuất theo hướng hiện đại hơn nhằm tăng năng suất lao động.
 Chuyển đổi văn minh xã hội; tức là, chuyển đổi nền văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp, nói cách khác CNH – HĐH làm cho văn minh xã hội phát triển với chiều hướng ngày càng tiến bộ.

Gắn với tính tất yếu và khách quan của quá trình CNH – HĐH lần đầu tiên tại hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa VII (tháng 7-1994), Đảng ta đã có nhận thức mới vê khái niệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa: “CNH – HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiên đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học – công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao”.
1.2. Tính tất yếu phải thực hiện CNH – HĐH ở nước ta:
CNH – HĐH là con đường phát triển tất yếu của tất cả các nước và các dân tộc trên thế giới để tiến lên sản xuất hiện đại. Đây là quá trình tạo nên phát triển nhảy vọt của LLSX cả về chất lượng và số lượng.
Theo quan điểm CNML, cơ sở vật chất khoa học – kỹ thuật của CNXH phải là LLSX cao hơn CNTB, chỉ có dựa trên nền tảng của CNH thì mới tạo lập được thật sự đầy đủ những QHSX mới thì XHCN mới có điều kiện cơ bản để xấy dựng cơ sở cho xã hội mới.
Do đó, C.Mác khẳng định: ” Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì mà là chúng sản xuất bằng cách nào, với TLSX nào, các tư liệu lao động không những là cái thước đó mà còn là chỉ tiêu của mối quan hệ xã hội”.
Để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm, trong lao động thủ công, người lao động phải mất một khoảng thời gian dài, sử dụng công cụ sản xuất thô sơ hơn so với thời kỳ áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất.
*Sau khi cách mạng tháng Tám(1945) thắng lợi chưa được bao lâu, thì đất nước lại phải trải qua cuộc kháng chiến 9 năm, nền kinh tế đã bị tàn phá nặng nề; chỉ có nông nghiệp tăng trưởng rất chậm (tổng giá trị sản lượng nông nghiệp năm 1955 so với năm 1939 tăng 23,9%, bình quân 1 năm tăng 1,3%, sản lựơng lúa chỉ tăng 318 nghìn tấn, đậu tương giảm 3,9 nghìn tấn, chè búp khô giảm 4,4 nghìn tấn, cao su tăng 4 nghìn tấn, lạc tăng 12,1 nghìn tấn, số lượng trâu tăng 210 nghìn con, bò tăng 114 nghìn con, lợn tăng 790 nghìn con...).
Còn công nghiệp bị sút giảm mạnh (năm 1955 so với năm 1939, giá trị tổng sản lượng công nghiệp giảm 60,1%, sản lượng xi măng giảm 14,4%, than giảm 74,4%, muối giảm 33,5%, rượu giảm 65,3%...).
Đứng trước tình hình nền kinh tế đất nước đang bị sa sút nghiêm trọng, yêu cầu bức thiết đặt ra cho Đảng và Nhà nước là cần tiến hành CNH – HĐH để đưa Việt Nam cơ bản trở thành một quốc gia công nghiệp.
Theo quan điểm của ĐCS Việt Nam, nước ta là một nước nông nghiệp vốn lạc hậu, sản xuất nhỏ là chủ yếu nên dứt khoát phải tiến hành CNH, HĐH để tạo ra một trình độ phát triển mới về kinh tế - xã hội, tránh nguy cơ tụt hậu xa hơn so với các nước có điều kiện củng cố quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, bảo vệ độc lập chủ quyền của Tổ quốc. Tức là Đảng ta đã khẳng định tính tất yếu của CNH đối với công cuộc xây dựng CNXH ở nước ta.

Phần nội dung:
Việt Nam với quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước
2.1. Công nghiệp hóa thời kỳ trước đổi mới:
Trong bối cảnh đất nước bị chia cắt làm hai miền, với hai chế độ chính trị, xã hội, cũng như đường lối phát triển kinh tế khác nhau; Đồng thời, tình hình thế giới diễn biến phức tạp. Do đó, nền kinh tế nước ta giai đoạn sau chiến tranh được nhận định là một nền kinh tế cùng kiệt nàn, lạc hậu, bị tàn phá nặng nề. Vì thế, từ năm 1960, Đảng ta đã đưa ra đường lối phát triển kinh tế đất nước theo đường lối CNH.
Căn cứ vào tình hình thực tế của đất nước mà quá trình công nghiệp hóa của nước ta thời kỳ này được chia ra làm hai giai đoạn:
2.1.1. Giai đoạn 1960 – 1975:
Đặc điểm nước ta trong giai đoạn này là: 1_từ một nền công nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH mà không trải qua giai đoạn phát triển TBCN; 2_trong điều kiện đất nước bị chia cắt, mỗi miền thực hiện một nhiệm vụ khác nhau, miền Bắc với vai trò của hậu phương lớn và sẵn sàng ứng phó với tình huống chiến tranh lan rộng ra miền Bắc, do đó, yêu cầu miền Bắc phải tiến hành phát triển công nghiệp nặng để đảm bảo cho mục tiêu hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn; 3_đồng thời, trong điều kiện các nước CNXH thực hiện CNH theo đường lối ưu tiên phát triển công nghiệp nặng nên đã viện trợ cho nước ta trong lĩnh vực này.
Năm 1960, công nghiệp chiếm tỉ trọng 18,2% và 7% lao động xã hội, tương ứng nông nghiệp chiếm tỉ trọng 42,3% và 83%; Sản lượng lương/người dưới 300kg; GDP/người dưới 100USD. Trong khi phân công lao động chưa phát triển và lực lượng sản xuất còn ở trình độ thấp, quan hệ xã hội đã được đẩy lên trình độ tập thể hóa và quốc doanh hóa là chủ yếu (đến năm 1960: 85,8% nông dân vào hợp tác xã; 100% hộ tư sản được cải tạo , gần 80% thợ thủ công cá thể vào hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp).


LD35sEc716ZGa3n
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status