Tiểu luận Phương pháp học thông qua thực hành dạy - pdf 13

Download Tiểu luận Phương pháp học thông qua thực hành dạy miễn phí



Mục lục
 
I. Lịch sử ra đời và phát triển của phương pháp .tr1
II.Khái niệm - cấu trúc- cách thức thực hiện - ý nghĩa của phương pháp .tr2
2.1. Khái niệm tr2
2.2. Cấu trúc của phương pháp học thông qua thực hành dạy .tr3
2.2.1. Cấu trúc tr3
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy .tr4
2.3.Cách thức thực hiện và ý nghĩa của phương pháp .tr4
III.Vận dụng vào bài giảng tiếng pháp .tr9
3.1. Mô hình của 1 lớp áp dụng PPDH thông qua thực hành dạy tr9
3.2. Áp dụng vào bài giảng ngoại ngữ cụ thể .tr12
IV.Tài liệu tham khảo
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-33936/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Mục lục
I. Lịch sử ra đời và phát triển của phương pháp……………………………….tr1
II.Khái niệm - cấu trúc- cách thức thực hiện - ý nghĩa của phương pháp……..tr2
2.1. Khái niệm…………………………………………………………………tr2
2.2. Cấu trúc của phương pháp học thông qua thực hành dạy………………...tr3
2.2.1. Cấu trúc…………………………………………………………………tr3
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng phương pháp học thông qua thực hành dạy………………………………………………………………….tr4
2.3.Cách thức thực hiện và ý nghĩa của phương pháp ………………………..tr4
III.Vận dụng vào bài giảng tiếng pháp………………………………………..tr9
3.1. Mô hình của 1 lớp áp dụng PPDH thông qua thực hành dạy……………tr9
3.2. Áp dụng vào bài giảng ngoại ngữ cụ thể………………………………...tr12
IV.Tài liệu tham khảo
Lịch sử ra đời và phát triển của phương pháp
Nền tảng và cơ sở lý thuyết của phương pháp HTQTHD thực ra đã có từ 2000năm trước đây, khi Seneca, nhà triết học lỗi lạc người Roman, nói: “khi chúng ta dạy cho người khác những gì chúng ta học được nghĩa là chúng ta học 2 lần rồi” (Doceno discimus). Sau đó, đến thời Trung đại, nhà giáo dục nổi tiếng J.A. Comenius (1592- 1679) tiếp tục phát triển triết lí đó. Theo ông, học sinh hoàn toàn có thể học thông qua thực hành dạy thông qua thực hành dạy cho các bạn khác và được các bạn khác dạy lại. Cùng thời với J.A. Comenius, học giả lỗi lạc St Thomas cho rằng, về cơ bản sự học của con người được tiến hành theo hai cách” cách học theo sự chỉ dẫn của người dạy (learning by instruction) và cách thứ hai được ông đề cao hơn đó là cách có sáng tạo và có khám phá (learning by discovery). Theo ông chỉ khi nào người học là động lực chính của quá trình dạy- học thì khi đó chúng ta mới thực sự học. Trong lí thuyết về dạy học của mình, ST Thomas gọi giáo viên là động lực thứ hai, rất cần thiết nhưng không phải là yếu tố không thể thiếu. Cách học tốt nhất là tự tìm hiểu và dạy lại những gì mình biết cho người khác dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên. Đây cũng chính là nguyên lý cơ bản của phương pháp HTQTHD.
Mặc dù đã có một cơ sở lí thuyết từ rất sớm nhưng phải đến năm 1980, sau nhiều năm nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm, tiến sĩ Jean- Pol Martins của trường Đại học Eichstott (Đức) đã phát triển một hệ thống lí luận hoàn chỉnh về phương pháp dạy học mà ông gọi là Lernen durch Lehren, viết tắt là LdL, trong tiếng Đức hay learning by teaching trong tiếng Anh. Ông đã ứng dụng phương pháp này vào dạy ngoại ngữ (tiếng Pháp) cho học sinh trung học cơ sở ở Đức và thấy rằng bằng cách để học sinh của mình dạy cho nhau những gì chúng biết, hứng thú học tập của học sinh tăng lên rõ rệt và từ đó mà kết quả của các em được nâng lên đáng kể.
Sau khi ra đời, phương pháp này đã được nhiều trường học ở Đức áp dụng và có kết quả rất khả quan, vì vậy ngày càng có nhiều trường áp dụng hình thức dạy học LdL vào giảng dạy không chỉ ở bộ môn ngoại ngữ mà còn ở các bộ môn khác, nhất là môn ngữ pháp.
Bởi thế, nó đã được nhiều nước khác trên thế giới như Mỹ, Australia, Anh, Pháp…,kế thừa và mở rộng quy mô áp dụng ở nhiều cấp học (từ phổ thông lên đến Đại học) trong giảng dạy nhiều bộ môn như triết học, vật lí, tiếng Hy Lạp cổ đại, thậm chí cả toán học (ví dụ như ở các trường Đại học và Cao đẳng St. John ở tiểu bang Annapolis, Mỹ). Nó không chỉ bó hẹp trong phạm vi một lớp mà mở rộng ra cho các học sinh, sinh viên trong một trường. Những học sinh, sinh viên lớp trên sẽ dạy cho học sinh, sinh viên lớp dưới một vài bài trong chương trình học của lớp dưới đó.
Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu có uy tín và hiệu quả áp dụng phương pháp này. Tiêu biểu trong những công trình nghiên cứu đó phải kể đến kết quả khảo sát về lợi ích của phương pháp “dạy học đồng trang lứa” (peer tutoring), một tên gọi thông dụng khác của phương pháp HTQTHD, đối với sinh viên dạy (tutors) và các sinh viên được dạy (tutuees) của tác giả như Cohen(1982), Hedin(1987), Goodlad và Hirst (989), Berard(1990) và Swengel (1991). Ngoài ra cũng đã có nhều nghiên cứu về các nhân tố ảnh hương đến hiệu quả áp dụng phương pháp HTQTHD như tính đồng nhất tương đối về lứa tuổi và trình độ của người dạy và người được dạy (DePaulo,1989), sự chưa hoàn thiện về khả năng sư phạm và kiến thức của một số sinh viên dạy (Wilis và Crowder,1974), hay về việc thiếu sự duy trì đều đặn những tiến bộ đã đạt được của sinh viên được dạy (Atherly, 1989).
Khái niệm - cấu trúc- cách thức thực hiện - ý nghĩa của phương pháp
2.1. Khái niệm
“Phương pháp học thông qua thực hành dạy là phương pháp dạy học định hướng hoạt động, trong đó mỗi học sinh hay nhóm học sinh thay nhau đảm nhận vai trò như một giáo viên để hướng dẫn các bạn khác trong lớp một vấn đề kiến thức nào đó dưới sự chỉ đạo của giáo viên. Vấn đề kiến thức này có thể do học sinh tự lựa chọn hay cũng có thể do giáo viên nêu lên. Trong phương pháp học thông qua thực hành dạy giáo viên giữ vai trò là người quan sát, hướng dẫn và giúp đỡ học sinh hoàn thành nhiệm vụ như một giáo sinh thực tập (student- tutor)”. (Jean-Pol Martins).
2.2. Cấu trúc của phương pháp học thông qua thực hành dạy
2.2.1. Cấu trúc
Khác với phương pháp giáo dục khác (chỉ có 2 thành tố chính đó là giáo viên và người học sinh). PPGD này có 3 thành tố chính tham gia đó là:
Người hướng dẫn: là giáo viên chuyên nghiệp (professional teachers), có nhiệm vụ giúp cho những sinh viên đảm nhận vai trò giảng dạy (hay có thể gọi là những giáo viên không chuyên =non-professional teachers=students- tutors): định hướng hoạt động dạy, lựa chọn vấn đề kiến thức để thực hành giảng, gợi ý những tài liệu cần thiết, hướng dẫn những phương pháp hay tiến trình giảng,…(tuy không trực tiếp tham gia đảm trách các khâu cơ bản của bài giảng) và đưa ra kết luận cuối cùng về vấn đề lý thuyết cần nắm, bổ sung hay chỉnh lý chỗ sai hay thiếu sót trong bài giảng của sinh viên. Ngoài ra, người giáo viên còn đưa ra những nhận xét đánh giá về phương pháp dạy của mỗi sinh viên tham gia vào bài giảng của các sinh viên còn lại trong lớp.=> Giúp sinh viên đi sâu vào nghiên cứu từng phần, từng đơn vị bài học, hiểu thêm về chủ đề.
Người dạy: là sinh viên dạy- giáo viên không chuyên (non-professional teachers=students- tutors). Một hay một nhóm sinh viên đảm nhận hầu hết các khâu của quá trình dạy từ chuẩn bị giáo án đến thực hành dạy. Những sinh viên này có nhiệm vụ lựa chọn một nội dung kiến thức để giảng dạy theo gợi ý của giáo viên hay ý kiến của cá nhân mình; tìm hiểu và nghiên cứu tài liệu để hiểu rõ vấn đề mà mình cần lên lớp; thảo luận với giáo viên về phàn nội dung chính và phương pháp dạy của mình, sau đó tiến hành dạy trên lớp => sinh viên thực hành dạy có thể trao đổi kiến thức với các sinh viên khác.
Người học: những sinh viên còn lại trong lớp (student...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status