Tiểu luận Động lực phát triển của kinh tế thị trường (phân tích từ giác độ quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật ) - pdf 13

Download Tiểu luận Động lực phát triển của kinh tế thị trường (phân tích từ giác độ quy luật mâu thuẫn của phép biện chứng duy vật ) miễn phí



Cùng với việc thừa nhận tồn tại lâu dài của các thành phần kinh tế ở nước ta cho đến khi CNXH được xây dựng thàn công như đã nêu trong văn kiện đại hội VIII của Đảng, lần này trong văn kiện đại hội IX, Đảng ta khẳng định: “ Mọi tổ chức kinh doanh theo các hình thức sở hữu khác nhau hay đan xen hổn hợp đều được khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh bình đẳng và là bộ phận cấu thành của nền KTTT định hướng XHCN”. Việc chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần là một chủ trương đúng đắn, là sự nhất quán giữa cương lĩnh đẩu tiên của Đảng ta với tính chất của thời đại ngày nay, thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34587/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nương tựa vào nhau, không tách rời nhau giữa các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia làm tiền đề.
Đấu tranh của các mặt đối lập: là sự bài trừ gạt bỏ phủ định lẫn nhau, chuyển hoá lẫn nhau của các mặt đối lập.
b) Nội dung của quy luật mâu thuẫn.
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là một trong những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật. Lenin gọi nó là “ hạt nhân “ của phép biện chứng, vì nó là cơ sở để hiểu rõ mối quan hệ giữa các phạm trù khác nhau cũng như các quy luật cơ bản khác trong phép biện chứng duy vật.
Sự thống nhất của các mặt đối lập:
Trong một mâu thuẫn, hai mặt đối lập có quan hệ thống nhất với nhau. “Sự thống nhất “ trong quy luật mâu thuẫn có nghĩa là hai mặt đối lập liên hệ với nhau, ràng buộc , quy định lẫn nhau, mặt này lấy mặt kia làm tiền đề cho sự tồng tại của mình và ngược lại. Nếu thiếu một trong hai mặt đối lập chính tạo thành sự vật, thì nhất định không có sự tồn tại của sự vật. Bởi vậy sự thống nhất của các mặt đối lập là điều kện không thể thiếu được cho sự tồn tại của bất kỳ sự vật hiện tượng nào. Sự thống nhất này là sự thống nhất từ bên trong, do nhu cầu tồn tại, nhu cầu vận động và phát triển của chính bản thân các mặt đối lập. Ví dụ , Nhà tư bản sở dĩ cần đến người công nhân chính là vì người công nhân là lực lượng đem lại lợi nhuận cho nhà tư bản. Người công nhân sở dĩ phải làm thuê cho nhà tư bản vì đó là do nhu cầu sống của họ, nhu câu tồn tại của họ trong điều kiện họ không có tư liêu sản xuất. Nếu không có giai cấp vô sản tồn tại với tư cách là một giai cấp bán sức lao động cho Nhà tư bản thì cũng không có giai cấp tư sản tồn tại với tư cách là một giai cấp mua sức lao động của giai cấp vô sản để bóc lột giá trị thăng du.
Theo quan điểm của phép biện chứng, sự thống nhất không tách rời với sự khác nhau, sự đối lập. Lenin viết “Sự đồng nhất của các mặt đối lập, đó là sự thừa nhận những khuynh hướng mâu thuẫn, bài trừ lẫn nhau, đối lập, trong tất cả các hiện tượng và quá trình của giới tư nhiên”.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập:
Khái niệm “đấu tranh” của các mặt đối lập có nghĩa là các mặt đối lập bài trừ phủ định nhau trong thế giới vật chất được thể hiện dưới những dạnh khác nhau, cùng tồn tại trong một sự thống nhất như một chỉnh thể trọn vẹn nhưng không nằm yên bên ngoài nhau mà điều chỉnh chuyển hoá lẫn nhau tạo thành động lực phát triển của bản thân sự vật. Ví dụ: sự đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản được diễn ra dưới dạng xung đột với nhau về nhiều mặt rất gay gắt và quyết liệt. Chỉ có thể thông qua cách mạng xã hội bằng nhiều hình thức, kể cả bạo lực mới giải quyết được mâu thuẫn này một cách căn bản.
Sự đấu tranh của các mặt đối lập là một quá trình phức tạp. Quá trình ấy có thể chia ra từng giai đoạn. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm riêng. Khi mới xuất hiện mâu thuẫn hai mặt đối lập chưa thể hiện rõ xung khắc gay gắt, mà được biểu hiện ở sự khác nhau của hai mặt đối lập – giai đoạn hình thành mâu thuẫn. Song không phải bất cứ sự khác nhau nào của các mặt cũng là mâu thuẫn. Chỉ có hai mặt khác nhau nào có liên hệ hữu cơ với nhau trong một chỉnh thể và có khuynh hướng phát triển trái ngược nhau mới hình thành bước đầu của mâu thuẫn.
2. Động lực của sự phát triển dưới góc độ quy luật mâu thuẫn.
Trong một mâu thuẫn, sự thống nhất của các mặt đối lập điễn ra có giới hạn, có khởi đầu, có kết thúc. Giới hạn đó chính là sự tồn tại của vật. Vì thế nó chỉ là hiện tượng tương đối tạm thời nhưng sự thống nhất giữa các mặt đối lập đã tạo ra mâu thuẫn, tạo ra địa bàn cho sự đấu tranh giữa chúng và đấu tranh giữa các mặt đối lập.
Trong nền kinh tế thị trường, nếu không có sự thống nhất giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, tích luỹ và tiêu dùng, giữa cung cà cầu… thì khó có thể thúc đẩy kinh tế phát triển. Nghiên cứu về tính thống nhất giữa các mặt đối lập giúp chúng ta có một thế giới quan đúng đắn trong việc nhận thức thực tiễn và áp dụng trong việc xây dựng nền kinh tế đất nước.
Tuy nhiên tính thống nhất giữa các mặt đối lập chỉ là tạm thời, tương đối còn sự đấu tranh giữa chúng mới là cái thường xuyên diễn ra . Lenin viết “ Sự thống nhất của các mặt đối lập là có điều kiện, tạm thời, thoáng qua, tương đối. Sự đấu tranh của các mặt đối lập bài trừ lẫn nhau là tuyệt đối, cũng như sự phát triển, sự vận động là tuyệt đối “. Khi xung đột giữa hai mặt đối lập trở nên gay gắt, có điều kện chín muồi thì chúng sẽ chuyển hoá lẫn nhau, mâu thuẫn được giải quyết, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Sự vật mới là một thể thống nhất mới của hai mặt đối lập và quá trình đấu tranh lại diễn ra, sự chuyển hoá cuối cùng lại được thực hiện và một sự vật mới hơn lại hình thành làm cho sự vật không thể tồn tại một cách vĩnh viễn. Vì thế, đấu tranh giữa các mặt đối lập là nguồn gốc, là động lực bên trong của sự vận động và phat triển.
Tóm lại, với tư cách là hai trạng thái đối lập trong mối quan hệ qua lại giữa hai mặt đối lập, sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập coa quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự thống nhất có tính tương đối, tam thời, tạm thời, nghĩa là nó tồn tại trong trạng thái đứng yên tương đối của các sự vật hiện tượng. Còn sự đấu tranh của mối quan hệ có tính tuyệt đối, nó phá vỡ sự ổn định dẫn đến sự chuyễn hoá về chất của các mặt đối lập gắn liền với sự tự thân vận động, tự thân phát triển diễn ra không ngừng của các sự vật và hiện tượng trong thế giới vật chất.
II. Kinh tế thị trường và nhữn động lực phát triển của nó.
Những đặc điểm chung của kinh tế thị trường:
Kinh tế thị trường là một loại hình kinh tế trong đó các mối quan hệ kinh tế giữa con người với con người được biểu hiện thông qua thị trường, tức là thông qua việc mua – bán , trao đổi hàng hoá - tiền tệ . Trong kinh tế thì trường, các quan hệ hàng hoá - tiền tệ phát triển, mở rộng, bao quát nhiều lĩnh vực, có ý nghĩa phổ biến đối với người sản xuất và người tiêu dùng. Do nảy sinh và hoạt động một cách khách quản trong những điều kiện lịch sử nhất định, kinh tế thị trường phản ánh trình độ văn minh và sự phát triển của xã hội. Trong mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội, sự vận hành của nền kinh tế chủ yếu dựa vào mệnh lệnh, kế hoạch của Nhà nước và hệ thống bao cấp tư sản xuất đến tiêu dùng. Cơ chế kinh tế này, tuy có ưu điểm là tránh được sự phân cực xã hội nhưng lại bộc lộ nhiều nhược điểm cơ bản như: các quy luật kinh tế bị coi thường, tính tự chủ, năng động, sáng tạo của người lao động cũng không được phát huy. Sự xuất hiện của nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường đã thể hiện được những ưu điểm vượt trội của nó nh...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status