Thực trạng về những nhân tố dảm bảo tính định hướng XHCN ở nước ta - pdf 13

Download Đề tài Thực trạng về những nhân tố dảm bảo tính định hướng XHCN ở nước ta miễn phí



MỤC LỤC:
A. Lời nói đầu . 1
B. Nội dung. 3
I/ Tính tất yếu về nhân tố đảm bảo tính định hướng XHCN. . .3
1) Khái quát về kinh tế thị trường (KTTT) ở nước ta . 3
2) Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN cũng là nền kinh tế mở, hội nhập .8
3) Phân biệt về KTTT định hướng XHCN ở nước ta với KTTT TBCN. .9
4) Nhữnh nhân tố đảm bảo tính định hướng XHCN ở nước ta. . 12
II/ Thực trạng về những nhân tố dảm bảo tính định hướng XHCN ở nước ta. . 17
1) Về vai trò của nhà nước 17
2) Về thực trạng của thành phần kinh tế nhà nước .20
C. Kết luận. . 27
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34546/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

thế giới, thực hiện những thông lệ trong quan hệ quốc tế nhưng vẫn giữ được độc lập, tự chủ và bảo vệ được lợi ích quốc gia, độc lập trong quan hệ kinh tế đối ngoại.
(1) Tạp chí cộng sản số 20 (tháng 10 năm 2004) – trang 28
Trong thời gian tới cần tiếp tục mở rộng đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại có bước đi thích hợp hội nhập với kinh tế khu vực và thế giới, phải đẩy mạnh xuất khẩu coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là trọng điểm của kinh tế đối ngoại, chủ động và tích cực thâm nhập thị trường thế giới chú trọng htị trường các trung tâm kinh tế thế giới, mở rộng thị phần trên các thị trường quên thuộc, tranh thủ mọi cơ hội để mở ra các thị trường mới cải thiện môi trường đầu tư và bằng nhiều hình thức thu hút vốn đầu tư của nước ngoài.
3. Phân biệt kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta với kinh tế thị trường TBCN.
Từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đến nay là một bước tiến dài trên con đường nhận thức về mô hình kinh tế mà Việt Nam hướng tới- mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN. Nếu cách đây 16 năm trên bình diện lý luận về mô hình kinh tế vẫn còn phân biệt giữa kế hoạch là đăc trưng só một và quan hệ thị trường là đặc trưng số hai của cơ chế kinh tế mới thì hiện nay tư tưởng nhất quán là xây dựng nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước.
Sự thành công về kinh tế của 16 năm qua cũng làm dịu đi những phản ứng của một số nhà lý luận kinh tế phương Tây về định hướng XHCN mà Việt Nam lựa chọn.
Vậy giữa mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN mà Việt Nam lựa chọn có gì khác các mô hình kinh tế thị trường phổ biến trên thế giới hiện nay.
Trước hết, về mặt lý luận chúng ta thừa nhận rằng hàng hoá, thị trường phải gắn liền với các phạm trù cung- cầu, giá cả, giá trị lợi nhuận, cạnh tranh… phản ánh các mối quan hệ chung của cơ chế thị trưòng, phản ánh tổng thể các quan hệ giữa con người với con người phát sinh trong quá trình sản xuất - phân phối - trao đổi và tiêu dùng. Hàng hoá là hàng hoá, giá cả là giá cả… chúng không nói lên đặc trưng gì về chính trị xã hội. Mặt khác chúng ta lại thấy rằng các thuật ngữ và pham trù trên đây luôn tồn tại gắn liền với một nền kinh tế hiện thực của mỗi dân tộc trên một vùng lãnh thổ cụ thể.
Vì mỗi nước khác nhau có trình độ kinh tế, kết cấu xã hội, phong tục tập quán khác nhau nên cũng có mô hình kinh tế khác nhau, vừa phản ánh các quan hệ chung bản chất, vừa phản ánh các quan hệ đặc thù trong từng cách sản xuất và sự phát triển của các quan hệ kinh tế quốc tế.
Tóm lại, không có một mô hình thị trường nào là bản sao của mô hình kinh tế thị trường khác và trong chừng mực nhất định khi nền kinh tế được điều khiển đến các mục tiêu mong muốn như: tăng trưởng bền vững, cân bằng và hiệu quả XHCN…
Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt nam vừa mang những cái phổ biến của mô hình thị trường nói chung và các đặc thù của mô hình trong kinh tế thị trường định hướng XHCN nói riêng sau đây:
Thứ nhất, nền kinh tế chịu tác động hàng ngày hàng giờ của các quy luật kinh tế khách quan như: quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh… chứ không phải là những quy luật mang tính hình thức như trong mô hình kinh tế cũ.
Thứ hai, cơ chế thị trường là cơ chế kinh tế tất yếu vì chỉ thông qua cơ chế thị trường mới liên kết được các nhà sản xuất riêng lẻ vào hoạt động kinh tế của quốc gia, cạnh tranh là yếu tố tất yếu để tồn tại của doanh nghiệp.
Thứ ba, mỗi đơn vị kinh doanh là một chủ thể tự do, tự chủ kinh doanh theo pháp luật.
Thứ tư, kinh tế tư nhân có vai trò quan trọng trong việc làm sống động thị trường.
Thư năm, trong nền kinh tế thị trường tiền tệ đóng vai trò quan trọng. Đồng tiền được phát huy đầy đủ các chức năng của mình (chức năng lưu thông, thước đo giá trị, phương tiện cất giữ, phương tiện thanh toán, tiền tệ thế giới) đồng tiền quốc gia từng bước hoà nhập vào đồng tiền thế giới.
Thứ sáu, thị trường bao gồm thị trường hàng hoá dịch vụ và thị trường các yếu tố sản xuất
Thứ bẩy, thị trường quốc gia là một thể thống nhất không thể chia cắt theo ranh giới hành chính, thị trường quốc gia từng bước hòa nhập vào thị trường khu vực và quốc tế.
.Thứ tám, nhà nước điều khiển thị trường thông qua hệ thống luật lệ và chính sách, trong đo luật thương mại được xem như luật chơi cơ bản của thị trường. Bên cạnh những đặc điểm chung của một nền kinh tế thị trường, kinh tế thị trường định hướng XHCN có những điểm rất đặc trưng, khác với các nền kinh tế thị trường TBCN. Cụ thể:
Mục tiêu cơ bản của nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN đó là: phát triển kinh tế để đạt tới một xã hội công bằng, văn minh dân chủ và giầu mạnh.
Nếu như nền kinh tế tự do TBCN phục vụ lợi ích của các nhà tư bản xây dựng cơ sở cho CNTB bảo vệ và phát triển CNTB thì kinh tế thị trường định hướng XHCN lấy lợi ích và phúc lợi toàn dân làm mục tiêu; phát triển kinh tế thị trường để phát triển lực lượng sản xuất xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, nâng cao đời sống nhân dân. Kinh tế thị trường bản thân nó là nội lực tự thúc đẩy tiến trình kinh tế- xã hội. Đến lượt mình chúng ta dùng cơ chế đó kích thích sản xuất khuyến khích tinh thần năng động sáng tạo của người lao động, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy CNH- HĐH, xây dựng một nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc từng bước thực hiện lý tưởng XHCN.
Kinh tế thị trường định hướng XHCN là một kiểu tổ chức, một kiểu vận hành kinh tế mà một mặt luôn tuân theo quy luật kinh tế thị trường mặt khác dựa trên cơ sở bản chất và nguyên tắc của CNXH, thể hiện trên cả ba mặt cơ bản của một nền kinh tế – xã hội: sở hữu, quản lý và phân phối.
Về chế độ sở hữu: trong thị trường TBCN tồn tại chủ yếu chế độ sử hữu tư nhân TBCN về TLSX còn sở hữu của nền kinh tế định hướng XHCN là đa dạng hoá các hình thức sở hữu trên cơ sở chế độ công hữu về TLSX chủ yếu.
Về tổ chức quản lý: Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN tồn tại nhiều thành phần kinh tế khác nhau, nhưng tất cả đều do nhà nước quản lý, kinh tế nhà nước luôn luôn là thành phần kinh tế chủ đạo hướng các thành phần kinh tế khác tới mục tiêu XHCN. Bất kỳ một chế độ quản lý nào dù trực tiếp hay gián tiếp đều có sự quản lý của nhà nước nhưng nền kinh tế định hướng XHCN được quản lý bằng nhà nước XHCN nhà nước của dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản VN. Đối với thị trường TBCN giữ vai trò quản lý là nhà nước TBCN.
Về chế độ phân phối: kinh tế thị trường TBCN phân phối theo tư bản phục vụ lợi ích tối đa của nhà tư bản. Phù hợp với nền kinh tế định hướng XHCN trong giai đoạn hiện đại chúng ta thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu cùng với một số hình thức khác với mục...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status