Tại sao kinh tế nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
I.Kinh tế nhà nước là gì ?
II . Tại sao kinh tế nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước Ta ?
1. Tính tất yếu tồn tại nền kinh tế nhà nước.
2. Vai trò chủ đạo là tất yếu và khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam.
3.Những điều kiện đảm bảo tính chủ đạo của kinh tế nhà nước.
a. Điều kiện pháp lý
b. Điều kiện tổ chức
c. Điều kiện về cơ chế quản lý
d. Điều kiên về đội ngũ cán bộ
e. Xác định cụ thể những ngành hàng thuộc phạm vi nhà nước


Trong hơn 10 năm đổi mới nền kinh tế đất nước, vai trò chủ đạo, dẫn dắt, điều tiết nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của kinh tế Nhà nước luôn được Đảng quan tâm, coi trọng và đã đạt được những thành tựu bước đầu rất khả quan cả trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, cả đường lối đối nội và đối ngoại của đất nước. Chính vì vậy tại Nghị quyết Đại hội Đảng IX đã khẳng định chủ trương nhất quán của Đảng ta là phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân và một lần nữa nhấn mạnh nhiệm vụ “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế Nhà nước để thực hiện tốt vai trò chủ đạo nền kinh tế”.
Để phát huy hơn nữa vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi kinh tế Nhà nước phải đổi mới để giữ vững vai trò chủ đạo, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Vì vậy việc nghiên cứu những giải pháp để phát huy vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt nam hiện nay là hết sức quan trọng. Do đó tui đã chọn đề tài “Tại sao kinh tế nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần ở Việt Nam.”
I.Kinh tế nhà nước là gì ?
Kinh tế nhà nước không phải là thành phần riêng có của chủ nghiã xã hội, nó có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Thành phần kinh tế này dựa trên hình thức sở hữu toàn dân về tư liệu sản xuất, được tổ chức dưới dạng doanh nghiệp công nông thương nghiệp nhà nước, hay công ty cổ phần mà tỷ lệ vốn của nhà nước chiếm từ 51% trở nên ; Nắm giữ những mạch máu kinh tế và công nghiệp then chốt ; Với cách kinh doanh tiên tiến và cơ chế quản lý khoa học.
Mặc dù tỷ trọng và nguồn gốc hình thành doanh nghiệp nhà nước ở mỗi quốc gia có sự khác biệt song ở đâu kinh tế nhà nước cũng là một bộ phân các cơ sở kinh tế - doanh nghiệp do nhà nước thành lập. Chúng được coi là các tổ chức kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân, tự chủ ; Mục tiêu và nhiệm vụ là kinh doanh do nhà nước quản lý .
Đối với những nước đang phát triển như nước ta thì kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ nền kinh tế. Nó bao gồm những đơn vị kinh tế mà toàn bộ số vốn thuộc về nhà nước hay phần của nhà nước chiếm tỷ trọng khống chế .
Kinh tế nhà nước bao gồm các doanh nghiệp nhà nước, các sở hữu nhà nước như đất đai, ngân sách, lực lượng dự trữ, kể cả một phần vốn của nhà nước đưa vào các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.
II . Tại sao kinh tế nhà nước lại giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần ở nước Ta ?
Để trả lời câu hỏi trên chúng ta xem xét một số điều kiện sau:
1.Tính tất yếu tồn tại nền kinh tế nhà nước.
2. Vai trò chủ đạo là tất yếu và khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam.
3.Những điều kiện đảm bảo tính chủ đạo của kinh tế nhà nước.
1.Tính tất yếu tồn tại nền kinh tế nhà nước
Mỗi chế độ xã hội phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, với chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất và do đó có một cơ cấu thành phân kinh tế thích hợp về lí luận Lê -Nin khẳng định: Trong thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế bao gồm nhiều đặc điểm và kết cấu của nền kinh tế xã hội cũ đồng thời lại xuất hiện đặc điểm kết cấu của nền kinh tế xã hội mới, chúng tồn tại xoắn xuýt lấn nhau. Từ đó Lê - Nin rút ra đặc điểm kinh tế mang tính phổ biến trong thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội là nền kinh tế tồn tại nhiều thành phần kinh tế mặc dù ở mỗi nước, mỗi thời kỳ số lượng thành phần kinh tế có thể nhiều hay ít là khác nhau.
Vậy sự tồn tại khách quan của cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng của nền kinh tế nước ta, trong thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội. Nhưng, sự tồn tại khách quan đó nhất thiết phải có kinh tế nhà nước nhất là trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Từ những chấn động về kinh tế, khủng hoảng thất nghiệp diễn ra ở nhiếu nước ở đầu thế kỷ XX, sự phân tích thực tiễn đã đưa các nhà kinh tế đến kết luận: Nhà nước phải nắm lấy kinh tế, phải tác động mạnh mẽ vào các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp để đảm bảo tăng trưởng và phát triển kinh tế ổn định. Mặt khác, kinh tế nhà nước còn có chức năng điều tiết vĩ mô, thông qua đó định hướng các thành phần phát triển theo quỹ đạo chung của chủ nghĩa xã hội. Chức năng này không thể có ở các thành phần kinh tế khác. Trong nền kinh tế thị trường các thành phần kinh tế được khuyến khích phát triển nếu không có thành phần kinh tế nhà nước thì tư nhân rễ làm lũng đoạn thị trường, gây ra sự khủng hoảng kinh tế. Chính vì vậy mà sự có mặt của doanh nghiệp nhà nước trong các cân, cân bằng thị trường là tất yếu.
2.Vai trò chủ đạo là tất yếu và khách quan của nền kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam.
Trước đây nhiều nhà kinh tế xuất phát từ những quan niệm giáo điều về nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã coi các doanh nghiệp nhà nước như những trụ cột của nền kinh tế quốc dân, là pháo đài của chủ nghĩa xã hội, thậm trí coi đó là một tiêu chuẩn đánh giá tính chất xã hội của một nước. Thực tiễn cải cách kinh tế gần đây ở một số nước xã hội chủ nghĩa bị thất bại đã bác bỏ quan niệm này.
Trong những năm 90, khi hàng loạt mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ thì nhiều người lại cho rằng: Kinh tế của nhà nước là phi hiệu qủa. Vì vậy muốn phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường thì việc trước hết là phải giải thể càng nhanh càng tốt khu vực kinh tế nhà nước và thay vào đó là các cơ sở thuộc các thành phần kinh tế khác, cả hai quan niệm trên đều mang tính phiến diện, chưa đi vào thực chất của kinh tế nhà nứơc.
Đối với nước ta và một số nước đang phát triển vào loại cùng kiệt của thế giới, lại trải qua chặng đường lịch sử hết sức khó khăn phức tạp nên việc đánh giá vai trò của kinh tế nhà nước không phải chỉ từ những nhìn nhận có tính chất cảm tính mà phải đánh giá chúng trong mối liên hệ logic giữa kinh tế nhà nước và các thành phần kinh tế khác, giữa kinh tế nhà nước với chính trị – kinh tế – xã hội.
Trong bất cứ một nền kinh tế thị trường nào cũng sẽ xuất hiện những tổ chức độc quyền. Những doanh nghiệp này có những ưu thề về vốn, kỹ thuật công nghệ, quy mô sản xuất ... Luôn luôn có xu hướng tối đa hóa các lợi nhuận độc quyền, do đó các doanh nghiệp này bất chấp những nguyên tắc của thị trường cạnh tranh hoàn hảo làm lũng đoạn thị trường. Từ đó làm giảm hiệu quả kinh tế xã hội của nền kinh tế đất nước. Mặt khác, qua cu...


0bFMUWnJR9gww20

xem thêm
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status