Tiểu luận Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường - pdf 13

Download Tiểu luận Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường miễn phí



Trong kinh tế thị trường Nhà nước với tư cách là người điều hành quản lý xã hội đồng thời là khách hàng lớn của các chủ thể kinh tế. Nhà nước thường đảm bảo các dịch vụ bưu điện, thông tin liên lạc, phát thanh truyền hình, giao thông vận tải. Nhà nước dùng pháp luật để điều hành, dùng các chính sách như: Chính sách đối nội, đối ngoại, chính sách kinh tế và những công cụ khác để tác động vạch ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hạn chế những tiêu cực do kinh tế thị trường gây ra.
Theo David Begg- Giáo sư kinh tế học trường tổng hợp Luân Đôn, Anh và hai giáo sư kinh tế học người Mỹ Stantry Fischer và Rudiger Dorubush thì nguyên cơ chung để Chính phủ can thiệp vào thị trường là những trục trặc của thị trường. Đôi khi thị trường không phân bố các nguồn lực một cách có hiệu quả và phải có sự can thiệp của Nhà nước để có thể cải thiện hoạt động kinh tế.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34522/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

vĩ đại của dân tộc. Nó đã cho phép Đảng và Nhà nước huy động ở mức cao nhất sức người và sức của cho tiền tuyến.
Tuy nhiên, càng về sau cơ chế này càng tỏ ra không phù hợp và xuất hiện nhiều tiêu cực làm hạn chế mầm mống của sự phát triển, làm tăng thêm, bộc lộ những mâu thuẫn vốn có trong xã hội. Làm cho lòng tin của nhân dân vào Đảng bị giảm sút.
Để đi sâu nghiên cứu cơ chế thị trường ta phải tìm hiểu kỹ cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp. Với các đặc trưng chủ yếu:
- Quản lý kinh tế băng mệnh lệnh hành chính là chủ yếu điều đó thể hiện ở sự chi tiết hoá quá đầy các nhiệm vụ do Trung ương giao bằng mọi hệ thống chi tiêu pháp lệnh từ trên xuống.
- Các cơ quan hành chính - kinh tế can thiệp quá sâu vào các hoạt động kinh doanh của các đơn vị kinh tế cơ sở nhưng lại không chịu trách nhiệm gì đối với các quyết định của mình.
- Coi thường quan hệ hàng hoá - tiền tệ và hiệu quả kinh tế, quản lý nền kinh tế và kế hoạch hoá bằng chế độ cấp phát và giao nộp sản phẩm, quan hệ hiện vật là chủ yếu do đó hạch toán chỉ là hình thức. Chế độ bao cấp được thể hiện dưới các hình thức bao cấp qua giá, chế độ cung cấp và cấp phát vốn của ngân sách Nhà nước mà không ràng buộc vật chất đối với người được cấp phát vốn.
Những đặc điểm trên dẫn đến không tránh khỏi bộ máy quản lý cồng kềnh nhiều cấp trung gian và kém năng động. Từ đó sinh ra một đội ngũ các cán bộ kém năng lực quản lý, không theo kịp nghiệp vụ kinh doanh nhưng phong cách quan liêu, cửa quyền.
Cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp đã tích góp những xu hướng tiêu cực, làm nảy sinh sự trì trệ, hình thành cơ chế kìm hãm sự phát triển nền kinh tế xã hội. Vấn đề đặt ra là phải đổi mới sâu sắc cơ chế đó theo hướng căn bản của sự đổi mới cơ chế quản lý đã được Đại hội VI của Đảng xác định và được Đại hội VII của Đảng khẳng định là “Xoá bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hình thành toàn bộ và vận hành có hiệu quả cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”
ở mỗi nước điều kiện kinh tế, chính trị xã hội khác nhau do đó nền kinh tế thị trường cũng có những dạng cụ thể khác nhau. Vì vậy, không thể có nền kinh tế thị trường ở nước này là bản sao của nền kinh tế thị trường nước khác. Một tiêu thức cơ bản để phân biệt một nền kinh tế thị trường giữa các nước là mục đích chính trị xã hội mà các Chính phủ lựa chọn, làm định hướng cho sự lựa chọn của nền kinh tế thực chứng. Khi nền kinh tế được điều khiển đến các mục tiêu mong muốn như: Công bằng xã hội và đạt hiệu quả tăng trưởng bền vững, trong sạch môi trường và môi sinh, xã hội văn minh, xã hội chủ nghĩa v.v.. Tức là nền kinh tế ấy đã nhận thức trên bình diện chuẩn tắc thì lúc đó ý nghĩa chính trị xã hội của nó mới được bộc lộ ra. Đồng thời, lúc đó các quan hệ cung cầu, giá cả sẽ được vận dụng để đạt mục tiêu kinh tế xã hội.
Hiện nay có rất nhiều cách hiểu về xã hội chủ nghĩa. Nhưng chúng ta có thể hiểu một cách chung nhất như sau:
- Xã hội chủ nghĩa là định hướng chính trị - xã hội của một nền kinh tế xét từ góc độ kinh tế.
Từ đó ta thấy: Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế vận động theo cơ chế hỗn hợp và được định hướng lý tưởng của chủ nghĩa xã hội.
Ta phải loại trừ thành kiến: “Thị trường là chủ nghĩa tư bản”: “Kế hoạch là chủ nghĩa xã hội” và các quan điểm cùng loại.
b. Thị trường:
Như trên ta đã biết: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, ở đó sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? cho ai? được quyết định qua thị trường. Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế của các cá nhân các doanh nghiệp đều biểu hiện qua mua bán hàng hoá dịch vụ trên thị trường. Thái độ cư xử của từng thành viên tham gia thị trường là hướng vào tìm kiếm lợi ích của chính mình theo sự dẫn dắt của giá cả thị trường hay “bàn tay vô hình” (Adam Smith).
Vậy thị trường là gì? Hiện nay có rất nhiều cách hiểu về thị trường. Ta có thể hiểu một cách cơ bản nhất thị trường là lĩnh vực trao đổi mà ở đó người mua và người bán gặp nhau, cạnh tranh với nhau để xác định giá cả hàng hoá. Nói đến thị trường là nói đến địa điểm nơi trao đổi hàng hoá. Vì vậy, thị trường có thể là những cái chợ, các cửa hàng, cửa hiệu sở giao dịch.... Nền kinh tế thị trường càng phát triển khái niệm thị trường ngày càng được mở rộng.
Nói đến thị trường là nói tới sự cạnh tranh của các chủ thể kinh tế để xác định giá cả hàng hoá. Không có sự cạnh tranh này thì không có thị trường. Vậy thị trường đồng nghĩa với tự do kinh tế, tự do trao đổi. Quan hệ giữa các chủ thể kinh tế là bình đẳng thuận mua vừa bán. Vì vậy có thể nói thị trường vừa là điều kiện vừa là môi trường cho kinh tế hàng hoá phát triển. Không có thị trường sản xuất và trao đổi hàng hoá không thể tiến hành được.
Căn cứ vào chủng loại hàng hoá đưa ra trao đổi có thể phân chia thành hai loại thị trường.
- Thị trường hàng hoá tiêu dùng và dịch vụ, ở đó người ta mua bán những tư liệu sinh hoạt như: Lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà cửa... Hay còn gọi là thị trường đầu ra.
- Thị trường là các yếu tố sản xuất. Trên thị trường này người ta mua bán các yếu tố: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, hầm mỏ, nhà máy, đất đai, sức lao động. Ngày này với sự phát triển mạnh mẽ của sự sản xuất hàng hoá đã xuất hiện thêm nhiều loại: Thị trường vốn, thị trường tài chính.... Những thị trường này bán các đầu vào của quá trình sản xuất .
2. Đặc điểm của nền kinh tế thị trường.
a. Các qui luật của kinh tế thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường có rất nhiều các qui luật kinh tế hoạt động và phát huy tác dụng nhờ qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh và chu kỳ kinh doanh.
- Qui luật cung cầu:
Qui luật này được phát hiện đầu tiên vào năm 1776. Lý thuyết này được Marshall phát triển vào cuối thể kỷ 19 và được các nhà kinh tế hoàn thiện vào nửa đầu thế kỷ 20. Theo lý thuyết này giá cả của hàng hoá trên thị trường được xác định bởi giao điểm biểu đồ thị của sức cung và sức cầu không một ai có thể chi phối được giá cả (với giá định các nhà sản xuất tương đối nhỏ và sản xuất cùng một loại hàng hoá sức cạnh tranh hoàn hảo). Nếu người sản xuất tăng giá bán thì khách hàng sẽ bỏ họ và họ sẽ không bán được sản phẩm. Ngược lại nếu họ hạ thấp giá bán xuống dưới giá cả thị trường họ sẽ mất đi số lợi nhuận cung cầu miêu tả quá trình hình thành giá cả như sau: Số cung và số cầu của một loại hàng hoá được xem như hai lưỡi của cái kéo. Ta có thể nói rằng giá bán hàng hoá đó càng cao thì số lượng hàng của người tiêu dùng mua sẽ càng ít và ngược lại. Khi giá và số lượng hàng mà người sản xuất muốn cung ứng bằng số lượng hàng mà người tiêu dùng muốn mua và gọi đó là điểm c...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status