Vai trò công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong sự nghiệp xây dựng CNXH ở Việt Nam hiện nay - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

NỘI DUNG
1. Khái quát chủ trương CNH - HĐH đất nước của Đảng ta:
* Tất yếu khách quan và tác dụng của CNH - HĐH:
- Tất yếu khách quan:
+ Do nước ta là nước nông nghiệp cùng kiệt nàn lạc hậu: Nước ta hiện nay là một nước nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp là bộ phận của kinh tế nông thôn. Kinh tế nông thôn nước ta chủ yếu là kinh tế thuần nông. Nhìn một cách tổng quát, nếu xét về chỉ tiêu kinh tế như tỷ trọng giữa công nghiệp và nông nghiệp, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX) đặc biệt là khoa học kĩ thuật và công nghệ... thì Việt Nam vẫn là một nước cùng kiệt nàn lạc hậu, đang ở trình độ văn minh nông nghiệp. Để tiến hành sản xuất lớn, hiện đại, nước ta phải thực hiện quá trình CNH-HĐH. Đây là một quá trình nhảy vọt của lực lượng sản xuất(LLSX) và của khoa học kĩ thuật đặc biệt là sự nhảy vọt về công cụ lao động. Do đó muốn xây dựng nước ta trở thành nước XHCN có nền công nông nghiệp hiện đại, kĩ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, cuộc sống văn minh và hạnh phúc, ta phải tiến hành CNH-HĐH đất nước.
+ Do yêu cầu của sự phát triển kinh tế hàng hóa quyết định: Sản phẩm của nền sản xuất xã hội không chỉ nhằm thoả mãn nhu cầu của xã hội mà chúng còn phải được đem bán, chúng phải có khả năng cạnh tranh trên thị trường, có khả năng giữ vững và mở rộng thị trường… Do vậy, các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ phải được sản xuất dựa trên môt nền tảng vững chắc của cơ sơ vât chất – kỹ thuật hiên đại, chi phí trên một đơn vi sản phẩm ở mức thấp nhất. Trình độ của người lao động cao, kỹ thuật hiện đại, tạo ra các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường, khả năng thu lợi nhuận lớn, tăng khả năng tích luỹ cho nền kinh tế vầ tham gia vào quan hệ kinh tế quốc tế ở mức độ cao hơn.
- Tác dụng của CNH-HĐH:
+ CNH-HĐH làm phát triển LLSX, tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, do đó góp phần ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, góp phần quyết định sự thắng lợi của CNXH. Sở dĩ nó có tác dụng như vậy vì CNH-HĐH là một cách chung nhất, là cuộc cách mạng về LLSX làm thay đổi căn bản kỹ thuật, công nghệ sản xuất, làm tăng năng suất lao động.
+ Tạo tiền đề về vật chất để không ngừng củng cố và tăng cường vai trò kinh tế nhà nước, nâng cao năng lực tích luỹ, tăng công ăn việc làm, nhờ đó làm tăng sự phát triển tự do và toàn diện trong mọi hoạt động kinh tế của con người-nhân tố trung tâm của nền sản xuất xã hội. Từ đó, con người có thể phát huy vai trò của mình đối với nền sản xuất xã hội. Mặt khác bằng sự phát triển toàn diện, con người sẽ thúc đẩy LLSX phát triển. Muốn đạt được điều đó, phải thực hiện tốt CNH-HĐH mới có khả năng thực tế để quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diện nhân tố con người.
+ Mỗi bước phát triển mới của cơ sở vật chất- kỹ thuật do quá trình công nghiệp hoă đem lại sẽ tạo ra những đIều kiện mới cho việc xây dựng nền văn hoá mới, thủ tiêu tình trạng lạc hậu về xã hội, tạo thuận lợi cho sự phát triển tự do toàn diện của con người- nhân tố trung tâm của thời đại, đưa đất nước đến trình độ văn minh cao hơn.
+ CNH-HĐH góp phần phát triển kinh tế-xã hội. Kinh tế có phát triển thì mới có đủ điều kiện vật chất cho tăng cường củng cố an ninh quốc phòng, đủ sức chống thù trong giặc ngoài. CNH-HĐH còn tác động đến việc đảm bảo kỹ thuật, giữ gìn bảo quản và từng bước cải tiến vũ khí, trang thiết bị hiện có cho lực lượng vũ trang.
+ CNH-HĐH góp phần tăng nhanh quy mô thị trường. Bên cạnh thị trường hàng hoá, còn xuất hiện các thị trường vốn, thị trường lao động, thị trường công nghệ...Vì vậy, việc sử dụng tín dụng, ngân hàng và các dịch vụ tài chính khác tăng mạnh. CNH-HĐH cũng tạo điều kiện vật chất cho việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ, đủ sức tham gia một cách có hiệu quả vào sự phân công và hợp tác quốc tế.
* Những yếu tố chủ yếu tác động đến sự nghiệp CNH-HĐH ở nước ta:
- Bên trong: bao gồm tiềm năng kinh tế tự nhiên của quốc gia, tiềm năng kinh tế xã hội của dân tộc.
+ Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở phía đông bàn đảo Đông Dương và là quốc
gia ven biển. Như vậy, Việt Nam ở gần các tuyến đường biển quan trọng và là nơi có các tuyến đường hàng không đi qua hay kề cận lãnh thổ. Đường biển dài đã tạo cơ hội cho ngành giao thông vận tải của Việt Nam phát triển.
+ Về tài nguyên thiên nhiên, đất đai là một loại tài nguyên quan trọng ở Việt Nam. Số lượng 7ha đất trồng trọt cùng với khí hậu nhiệt đới, gió mùa, độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành nông, lâm nghiệp phát triển.
Khoáng sản của Việt Nam rất phong phú, ở nước ta hiện đã phát hiện khoảng 100 loại quặng kim loại và phi kim loại. Tiềm năng này cho phép phát triển các cơ sở khai khoáng, chế biến và tinh chế rất lớn.
+ Về nguồn nhân lực, Việt Nam là nước đông dân, bước vào thế kỷ XXI dân số Việt Nam có trên 80 triệu người (đông dân thứ 2 ở các nước Đông Nam Á và thứ 13 trong số 216 quốc gia trên thế giới). Như vậy, Việt Nam có khoảng 40 triệu lao động tỷ lệ lao động trẻ cao, và chủ yếu tập trung ở các thành phố. Tình hình nguồn nhân lực nói trên có thuận lợi cho phát triển nhiều ngành kinh tế mới. Đặc biệt lao động trẻ có khả năng tiếp thu công nghệ mới nhanh.
- Bên ngoài: gồm những thành tựu công nghệ trên thế giới, đường lối đối ngoại của quốc gia, xu hướng biến động của kinh tế toàn cầu
+ Về cách mạng khoa học kỹ thuật:


InZoHLEd3Pcwr9P
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status