Tiểu luận Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh - pdf 13

Download Tiểu luận Tìm hiểu tư tưởng dân chủ của Hồ Chí Minh miễn phí



MỤC LỤC
Trang
Phần 1: PHẦN MỞ ĐẦU 2
Cơ sở lý luận 3
Phần 2: NỘI DUNG 4
2.1. QUAN NIỆM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ 4
2.1.1. Dân chủ là gì? 4
2.1.2. Dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh 4
2.2. DÂN CHỦ QUA CÁC THỜI KỲ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM 6
2.3. DÂN CHỦ TRONG CÁC LĨNH VỰC CỦA ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 9
2.3.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về quyền làm chủ của nhân dân 9
2.3.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ trong lĩnh vực chính trị 11
2.3.3. Tư tưởng hồ chí minh về dân chủ trong lĩnh vực kinh tế 12
2.3.4. Tư tưởng hồ chí minh về dân chủ trong lĩnh vực văn hoá - xã hội 12
2.4. THỰC HÀNH DÂN CHỦ 14
2.4.1. Xây dựng và hoàn thiện các chế độ dân chủ rộng rãi 14
2.4.2. Phát huy dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đảm bảo thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân 15
2.4.3. Xây dựng các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh để đảm bảo dân chủ trong xã hội 17
2.5. VIỆT NAM ĐỒI VỚI THẾ GIỚI TRÊN PHƯƠNG DIỆN DÂN CHỦ 17
PHẦN KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35166/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

yễn Ái Quốc - Những yêu sách của nhân dân Việt Nam)
Không chỉ giác ngộ cách mạng cho tầng lớp công nhân và nông dân, cụ Hồ còn chủ trương giúp đỡ các tầng lớp khác trong xã hội thành lập đảng thay mặt cho nguyện vọng của họ. Có lẽ cụ đã vượt trước thời đại rất xa khi thấu hiểu sự cần thiết của nhiều đảng phái trong xã hội để nói lên tiếng nói của nhiều tầng lớp. Ngay trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của đảng Lao Động Việt Nam (sau đổi tên thành đảng Cộng Sản), cụ Hồ đã phát biểu “Đảng Lao Động lại giúp những anh em trí thức tiến bộ thành lập đảng Dân Chủ Việt Nam để thu hút những thanh niên trí thức và công chức Việt Nam”.
Đến tận những năm cuối đời, cụ Hồ vẫn căn dặn những lời hết sức hợp tình hợp lý. Trong di chúc, cụ mong muốn xây dựng một Việt Nam “Hòa bình, độc lập, thống nhất, dân chủ, và giàu mạnh”.
Ngay trong bài viết “Thực hành tiết kiệm và chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” năm 1952, cụ Hồ đã viết “Dân chủ là dựa vào lực lượng quần chúng, đi đúng đường lối quần chúng”. Để làm được như vậy thì ý dân cần được thể hiện qua báo chí tự do và bầu cử công bằng.
DÂN CHỦ QUA CÁC THỜI KỲ TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM
Vấn đề dân chủ trong truyền thống Việt Nam đã được đặt ra trong giới nghiên cứu của chúng ta từ hơn một thập kỷ nay. Qua những bài viết được công bố và những lời phát biểu trong các cuộc hội thảo khoa học, đã hình thành hai quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau về vấn đề này.
Một số người khẳng định và nêu cao truyền thống dân chủ, coi như một trong những truyền thống ưu việt của nhân dân được tạo nên trong quá trình dựng nước và giữ nước, và là một cơ sở thuận lợi để xây dựng chế độ làm chủ tập thể, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Một số người khác, nhất là trong thời gian gần đây, lại tỏ ý hoài nghi hay phủ nhận hoàn toàn về sự xuất hiện và tồn tại của một truyền thống dân chủ trong điều kiện của chế độ quân chủ chuyên chế ở Việt Nam và phương Đông nói chung. Cả hai quan điểm trái ngược đó lại gần như thống nhất về mặt phương pháp: đó là phương pháp chọn lọc một số tư liệu, chứ không phải là sự khái quát khoa học dựa trên cơ sở phân tích và tổng hợp mọi tư liệu có liên quan và lý giải nguồn gốc của nó trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Đấy cũng là biểu hiện của phương pháp minh họa mang nặng tính chủ quan đã một thời chi phối công tác nghiên cứu sử học của chúng ta.
Chế độ phong kiến Việt Nam hình thành và phát triển trên cơ sở một mặt là bảo tồn và phong kiến hoá kết cấu kinh tế xã hội của công xã nông thôn, mặt khác là sự phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất. Chế độ sở hữu ruộng đất của công xã chuyển hoá thành chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất, và do đó quan hệ giữa vua và thần dân bao gồm cả quan hệ bóc lột địa tô của một địa chủ lớn (vua) đối với nông dân tá điền (thành viên công xã). Cùng với sự ra đời và phát triển của chế độ tư hữu ruộng đất, trong xã hội lại xuất hiện một tầng lớp địa chủ tư hữu (bao gồm địa chủ, quý tộc và một số quan lại) phát canh thu tô bóc lột trực tiếp nông dân tá điền, và một tầng lớp nông dân tư hữu có ít nhiều ruộng đất tư. Giai cấp nông dân Việt Nam như thế là bao gồm một số nông dân tự canh có ruộng đất tư hữu, số đông là nông dân tá điền không có hay không có bao nhiêu ruộng đất tư nên phải cày ruộng của nhà vua và địa chủ theo quan hệ địa chủ - tá điền, và một số nông dân cùng kiệt khổ phải đi làm thuê, đi ở, thân phận gần như nô tỳ và thường dễ rơi xuống thân phận nô tỳ.
Như vậy là quần chúng lao động đông đảo trong xã hội Việt Nam cổ truyền là nông dân công xã và nông dân tá điền, có kinh tế riêng nhưng hầu như không có quyền sở hữu ruộng đất. Đặc điểm kinh tế xã hội đó ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đấu tranh xã hội của nông dân và quá trình nẩy sinh, phát triển cũng như nội dung tư tưởng dân chủ của nông dân Việt Nam. Về mặt chính trị, tư tưởng dân chủ cao nhất của nông dân là bạo động chống lại chế độ chuyên chế, lật đổ bọn bạo chúa.
Về sau chế độ tư hữu ruộng đất phát triển thu hẹp dần chế độ ruộng đất công của làng xã và sự phân hoá xã hội bên trong cũng càng ngày càng nâng cao. Quá trình đó diễn ra cùng với quá trình phong kiến hoá công xã nông thôn. Nhưng nói chung, tàn dư của công xã nông thôn ở những mức độ tồn tại khác nhau tùy từng lúc và từng nơi, vẫn được bảo lưu lâu dài trong xã hội Việt Nam cổ truyền. Tất nhiên ở đây có sự khác biệt giữa làng xã miền Bắc và miền Nam do nhiều hoàn cảnh và điều kiện lịch sử quy định.
Việt Nam trước cách mạng chưa hề trải qua một hình thức tồn tại của nền cộng hoà dân chủ, mà chỉ có một chính thể duy nhất là chế độ quân chủ. Cho đến trước thế kỷ XV, nhất là trong thời Lý, Trần, chế độ quân chủ tập quyền đã được xác lập vững vàng, nhưng chưa mang tính chất chuyên chế quan liêu nặng nề.
Nhưng từ thế kỷ XV trở đi, chế độ quân chủ chuyển sang mô hình Nho giáo với tính chất chuyên chế quan liêu càng ngày càng nặng nề. Và cũng từ đó, mối quan hệ giữa vua quan và dân càng ngày càng tách rời và đối lập, những chủ trương và hình thức dân chủ của các vương triều trước không còn được kế tục nữa.
Qua sự phân tích những cơ sở kinh tế, xã hội, chính trị đã từng làm nẩy sinh và bảo tồn, phát triển trong mức độ nào đó những tư tưởng và hình thức dân chủ trong xã hội Việt Nam cổ truyền, chúng ta có thể rút ra mấy nhận xét: Không thể phủ nhận được sự tồn tại của một số tư tưởng và hình thức dân chủ nào đó trong đời sống xã hội và trong truyền thống Việt Nam.
Những tư tưởng và hình thức dân chủ đó thực chất là dân chủ nông dân nẩy sinh trong cuộc đấu tranh xã hội của những người sản xuất nhỏ mà đỉnh phát triển cao nhất là chủ nghĩa bình quân, là dân chủ công xã dựa trên sự bảo tồn quan hệ cộng đồng công xã và một số biện pháp thân dân của các vương triều tiến bộ trong điều kiện phân hoá giai cấp chưa gay gắt và trước yêu cầu bức thiết của nhiệm vụ giữ nước.
Có thể coi đó là những yếu tố dân chủ và xã hội chủ nghĩa như cách nói của V. I. Lênin, và cần trân trọng nó khi nghiên cứu và đánh giá di sản văn hoá truyền thống. Nhưng từ đó khuếch đại lên thành một truyền thống dân chủ mạnh mẽ của nhân dân ta thì không phản ánh đúng sự thật lịch sử và dễ đánh lừa, ru ngủ chúng ta một cách nguy hiểm trước thực tế chúng ta đang ra sức khắc phục tình trạng mất dân chủ hiện nay và xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa.
Những yếu tố dân chủ trong truyền thống Việt Nam còn quá thấp và quá yếu so với yêu cầu xây dựng nền dân chủ hiện nay. Hơn nữa trong truyền thống Việt Nam, dân chủ nông dân với tư tưởng bình quân chủ nghĩa và dân chủ công xã lấy quan hệ cộng đồng để trói buộc con người còn có mặt di hại cho nền dân chủ hiện nay và là cội nguồn t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status