Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc - pdf 13

Download Tiểu luận Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc miễn phí

PHỤ LỤC
Phần A. MỞ ĐẦU 1
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ: 1
1.2 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 1
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2
1.6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 2
Phần B. NỘI DUNG TIỂU LUẬN 3
1.TRƯỚC KHI ĐI VÀO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG TA HÃY QUAN TÂM LÀM RÕ NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NẮM ĐƯỢC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC 3
2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC: 4
2.1 Vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người trong chủ nghĩa Mác-Lênin 4
2.2 Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người vào điều kiện các nước thuộc địa 5
2.3 Mục tiêu của cách mạng giảiphóng dân tộc 6
2.3.1 Tính chất và nhiệm vụ của cách mạng ở thuộc địa 6
2.3.2 Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc 7
2.4 CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC MUỐN THẮNG LỢI PHẢI THEO CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN 7
2.5 CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG THỜI ĐẠI MỚI PHAI DO ĐẢNG CỘNG SẢN LÃNH ĐẠO 8
2.6 Lực lượng của cách mạng bao gồm toàn dân tộc. 9
2.7 CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC PHẢI ĐƯỢC TIẾN HÀNH CHỦ ĐỘNG, SÁNG TẠO VÀ CÓ KHẢ NĂNG GIÀNH THẮNG LỢI TRƯỚC CÁCH MẠNG VÔ SẢN Ở CHÍNH QUỐC 9
Phần C: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 13
1.KẾT LUẬN 13
2.VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG THỜI ĐẠI MỚI 14
2.1 Khơi dậy sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước và tinh thần dân tộc, nguồn động lực mạnh mẽ để xây dựng và bảo vệ tổ quốc 15
2.2 Nhận thức và giải quyết vấn đề dân tộc trên quan điểm giai cấp 15
2.3 chăm lo xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, giải quyết tốt mối quan hệ giữa các dân tộc anh em và trong cộng đồng dân tộc Việt Nam 15


1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU :
Tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc, tiến đến giải phóng giai cấp, giải phóng con người hệ tư tưởng quan trọng, cơ bản cũng là chủ đạo trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến: độc lập cho dân tộc, tự do và hạnh phúc cho nhân dân.
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Tiểu luận được dựa trên phương pháp duy vật biện chứng,phương pháp trừu tượng hóa khoa học,phương pháp thống kê, logic, lịch sử.
Cơ sơ phương pháp luận:
.Bảo đảm sự thống nhất, nguyên tắc tính đảng, và tính khoa học
.Quan điểm thực tiễn và nguyên tắc lý luận gắn liền thực tiễn
.Quan điểm lịch sử cụ thể
.Quan điểm toàn diện và hệ thống
.Quan điểm kế thừa và phát triển
.Kết hợp nghiên cứu tác phẩm với thực tiễn chỉ đạo cách mạng của Hổ Chí Minh.
Các phương pháp cụ thể:
.Vận dụng các phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn, lý luận chính trị để nghiên cứu toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh như mỗi tác phẩm riêng của Người.
.Các phương pháp cụ thể thường áp dụng như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… việc vận dụng các phương pháp và kết hợp các phương pháp cụ thể phải căn cứ vào nội dung.
.
1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Tiểu luận được nghiên cứu trong hơn một nửa thời gian học môn Tư tưởng Hồ Chí Minh, tại trường ĐH Công Nghiệp TPHCM. Nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài là tư tưởng Hồ Chí Minh về cách mạng giải phóng dân tộc để hiểu rõ hơn luận điểm này trong hệ tư tưởng Hồ Chí Minh, và luận điểm này đóng góp như thế nào đối với kho tàng lý luận Chủ nghĩa Mac Lênin.
1.6 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Sau khi nghiên cứu tiểu luận, chúng em rút ra được nhũng vấn đề:
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, có giải phóng dân tộc mới có được giai cấp, giải phóng được con người, cũng chỉ đạt được khi các giai cấp và mỗi con người đều được giải phóng thì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc mới hoàn toàn triệt để. Đó cũng là lý luận được minh chứng bằng thực tế bằng chiến thắng của cách mạng giải phóng Việt Nam
Trong thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, đã tiên phong trong phong trào giải phóng dân tộc, từng bước thực hiện việc giải phóng giai cấp và con người. Nhân loại cũng đã tiến từng bước trên con đường giải phóng. Tuy Nhiên, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người vẫn là mục tiêu phấn đẫu của tất cả các dân tộc trong thế kỷ XX. Và có thể nói sự nghiệp tiếp tục đổi mới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh do Đại hội IX nêu lên là sự vận dụng và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện mới, thời kỳ mới.
Phần B. NỘI DUNG TIỂU LUẬN
1.TRƯỚC KHI ĐI VÀO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG TA HÃY QUAN TÂM LÀM RÕ NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NẮM ĐƯỢC TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN TỘC:
Quan điểm của Mác-Ăngghen-Lênin về vấn đề dân tộc
Khái niệm: Dân tộc là một vấn đề rộng lớn bao gồm những quan hệ về chính trị, kinh tế, lãnh thổ, pháp lý, tư tưởng và văn hoá giữa các dân tộc, các nhóm dân tộc và bộ tộc.
Quan điểm của chủ nghĩa Mác:Dân tộc là sản phẩm của lịch sử. Mác-Ăngghen đã đặt nền tảng lý luận cho việc giải quyết vấn đề dân tộc một cách khoa học.
Lênin đã phát triển quan điểm về vấn đề dân tộc thành hệ thống lý luận toàn diện và sâu sắc.
Vấn đề dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh – là vấn đề dân tộc thuộc địa “Vấn đề dân tộc thuộc địa thực chất là vấn đề đấu tranh giải phóng của các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống trị của nước ngoài, giành độc lập dân tộc, xoá bỏ áp bức, bóc lột thực dân, thực hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập”.
Độc lập, tự do là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
“Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
Trích "Tuyên Ngôn Độc Lập" Bác Hồ đọc tại Quảng trường Ba đình ngày 02/09/1945.
VIDEOç(ctrl+click)
Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Độc lập hoàn toàn và thật sự trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao. Trong nền độc lập, mọi người đều được ấm no, tự do, hạnh phúc.
Độc lập thật sự phải gắn với hoà bình thật sự. “Nhân dân chúng tui thành thật mong muốn hoà bình…kiên quyết chiến đấu đến cùng để bảo vệ những quyền thiêng liêng nhất: toàn vẹn lãnh thổ cho Tổ quốc và độc lập cho đất nước”.
Độc lập dân tộc phải gắn liền với sự thống nhất toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
Chủ nghĩa dân tộc là một động lực lớn ở các nước đang đấu tranh giành độc lập
Chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa dân tộc là một động lực to lớn của đất nước.
Chủ nghĩa dân tộc là chủ nghĩa yêu nước và sự thức tỉnh ý thức dân tộc. “Phát động chủ nghĩa dân tộc bản xứ nhân danh Quốc tế cộng sản…”, đó là chủ nghĩa dân tộc chân chính.
Kết hợp nhuần nhuyễn giữa dân tộc với giai cấp, độc lập dân tộc và CNXH, chủ nghĩa yêu nước với chủ nghĩa quốc tế.
Độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Hồ Chí Minh xác định con đường cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: làm “tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Do đó, “giành được độc lập rồi phải tiến lên CNXH…”. “yêu Tổ quốc, yêu nhân dân phải gắn liền với yêu chủ nghĩa xã hội”.
Độc lập cho dân tộc mình và cho tất cả các dân tộc khác. “Phải đấu tranh cho tự do, độc lập của các dân tộc khác như là đấu tranh cho dân tộc ta vậy”.
2. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC:
2.1 Vấn đề giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người trong chủ nghĩa Mác-Lênin
Chủ nghĩa Mác-Leenin có sứ mệnh lịch sử và vạch rõ con đường và phương pháp đấu tranh để giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Những vấn đề trên đây đã được các nàh kinh điển của giai cấp vô sản chỉ ra từ rất sớm. Trong tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, năm 1848, Mác, Ăngghen không chỉ luận giải vấn đề giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc mà vấn đề giải phóng con người cũng được đề cập sâu sắc: “sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người”.
Tuy nhiên do cả hai ông đều sống ở Tây Âu nơi mà chủ nghĩa tư bản phát triển tới trình đọ cao nên trước hết các ông nhấn mạnh vấn đề giải phóng giai cấp, Mác và Ăngghen đã viết: “hãy xóa bỏ tình trạng người bóc lột người thì tình trạng dân tộc này bóc lột dân tộc khác sẽ bị xóa bỏ”.Mác và Ăngghen...


5ZcXN3RBmdnphy9
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status