Đề cương Đường lối cách mạng - pdf 13

Download Đề cương Đường lối cách mạng miễn phí



Câu 19. Tại sao chúng ta hòa với Pháp.
- Đầu năm 1946, các nước đế quốc dàn xếp, mua bán quyền lợi với nhau để cho thực dân Pháp đưa quân ra miền Bắc Việt Nam thay quân đội của Tưởng. Ngày 28-2-1946, Hiệp ước Hoa - Pháp được ký kết ở Trùng Khánh. Theo đó, Pháp nhân nhượng một số quyền lợi kinh tế cho chính quyền Tưởng trên đất Trung Hoa để Pháp được đưa quân ra miền Bắc Việt Nam. Tưởng nhân nhượng với Pháp để rút quân về nước đối phó với Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Việc dàn xếp giữa hai kẻ thù Pháp và Tưởng được Đảng dự đoán sớm. Chỉ thị "Kháng chiến kiến quốc" (ngày 25-11-1945) vạch rõ: "trước sau, Trùng Khánh sẽ bằng lòng cho Đông Dương trở về tay Pháp, miễn là Pháp nhượng cho Tàu nhiều quyền lợi quan trọng"1.
Tình hình đó đặt Đảng ta trước một sự lựa chọn giải pháp đánh hay hoà. Phân tích tình thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định chọn giải pháp hoà hoãn, dàn xếp với Pháp, vì "vấn đề lúc này, không phải là muốn hay không muốn đánh. Vấn đề là biết mình biết người, nhận định một cách khách quan những điều kiện lời lãi trong nước và ngoài nước mà chủ trương cho đúng".
- Chọn giải pháp thương lượng với Pháp, Đảng ta nhằm mục đích: buộc quân Tưởng rút ngay về nước, tránh tình trạng một lúc phải đối đầu với nhiều kẻ thù, bảo toàn thực lực, tranh thủ thời gian hoà hoãn để củng cố về tổ chức và lực lượng chuẩn bị cho một cuộc chiến đấu mới, tiến lên giành thắng lợi. Lập trường của ta trong cuộc đàm phán với Pháp được Ban Thường vụ Trung ương xác định là: độc lập nhưng liên minh với Pháp. Pháp phải thừa nhận quyền dân tộc tự quyết của ta: chính phủ, quân đội, nghị viện, tài chính, ngoại giao và sự thống nhất quốc gia của ta. Đảng ta đã nhấn mạnh, trong khi mở cuộc đàm phán ta phải "không những không ngừng một phút công việc sửa soạn, sẵn sàng kháng chiến bất cứ lúc nào và ở đâu, mà còn phải hết sức xúc tiến việc sửa soạn ấy và nhất định không để cho việc đàm phán với Pháp làm nhụt tinh thần
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34957/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

0, các cuộc bãi công kết hợp với biểu tình, tuần hành, mít tinh của mọi tầng lớp nhân dân đã phát triển thành cao trào cách mạng. Các phong trào nổ ra thì Đảng viên đứng ra lãnh đạo, chuyển từ tự phát sang tự giác.
Câu 8. Tại sao Đảng chủ trương đấu tranh đòi dân sinh dân chủ trong thời kì 1936-1939.
* Thế giới trong những năm 1936-1939:
- CN phát xít đã xuất hiện trên thế giới (Đức, Ý, Nhật)
+đe dọa nền an ninh hòa bình trên toàn thế giới
+và nguy cơ sẽ xảy ra CTTG.
- Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản họp tại Mátxcơva (7/1935),
+xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của giai cấp vô sản và nhân dân lao động thế giới lúc này chưa phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít,
+nhiệm vụ trước mắt của giai cấp công nhân và nhân dân lao động thế giới là đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, chống chiến tranh, bảo vệ dân chủ và hòa bình,
+Đại hội chủ trương thành lập Mặt trận nhân dân chống phát xít ở các nước
- Nước Pháp
+ Mặt trận nhân dân Pháp được thành lập
+
* Ở trong nước:
- Chính trị :
+ Đối với Đông Dương, Pháp cử phái đoàn sang điều tra tình hình, cử Toàn quyền mới, ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí … tạo thuận lợi cho cách mạng Việt Nam .
+ Có nhiều đảng phái chính trị hoạt động: đảng cách mạng, đảng theo xu hướng cải lương, đảng phản động …, nhưng ĐCS  Đông Dương là Đảng mạnh nhất, có tổ chức chặt chẽ, chủ trương rõ ràng.
- Kinh tế: sau khủng hoảng kinh tế thế giới, thực dân Pháp ra sức đàn áp, bóc lột nhân dân ở Đông Dương khiến đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn .
+ Nông nghiệp: tư bản Pháp chiếm đoạt ruộng đất, độc canh cây lúa , trồng cao su, đay, gai, bông …
+ Công nghiệp: đẩy mạnh khai mỏ. Sản lượng ngành dệt, xi măng, chế cất rượu tăng. Các ngành ít phát triển là điện, nước, cơ  khí, đường, giấy, diêm...
+ Thương nghiệp: thực dân độc quyền bán thuốc phiện, rượu, muối và xuất nhập khẩu., thu lợi nhuận rất cao, nhập máy móc và hàng tiêu dùng , xuất khoáng sản và nông sản .
Những năm 1936 -1939  kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và lệ thuộc kinh tế Pháp.
- Xã hội: đời sống  nhân dân khó khăn do chính sách tăng thuế của Pháp
+ Công nhân: thất nghiệp, lương giảm.
+ Nông dân: không đủ ruộng cày, chịu mức địa tô cao và bóc lột của địa chủ, cường hào…
+ Tư sản dân tộc: ít vốn, chịu thuế cao, bị tư bản Pháp chèn ép .
+ Tiểu tư sản trí thức: thất nghiệp, lương thấp .
+ Các tầng lớp lao động khác: chịu thuế khóa nặng nề, sinh hoạt đắt đỏ .
+ Đời sống đa số nhân dân khó khăn nên hăng hái tham gia đấu tranh đòi tự do, cơm áo dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương .
Chính vì những hoàn cảnh trên mà Ban chấp hành Trung ương Đảng xác định cách mạng ở Đông Dương vẫn là “cách amngj tư sản dân quyền – phản đế và địa điền – lập chính quyền của công nông bằng hình thức Xô Viết, để dự bị điều kiện đi tới cách mạng xã hội chủ nghĩa”. Xong, xét rằng, cuộc vận động quần chúng hiện thời cả về chính trị và tổ chức chưa tới trình độ trực tiếp đánh đổ đế quốc Pháp, lập chính quyền công nông, giải quyết vấn đề địa điền. Trong khi đó, yêu cầu cấp thiết trước mắt của nhân dân ta lúc này là tự do, dân chủ, cải thiện đời sống. Vì vậy, Đảng ta phải nắm lấy yêu cầu này để phát động quần chúng đấu tranh, tạo tiền đề đưa cách mạng tiến lên bước cao hơn sau này.
Câu 9: Vì sao đảng chủ trương đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ trong thời kì 36-39?
Vì ở trong nước bọn phản động ra sức vơ vét bóc lột, bóp nghẹt mọi quyền tự do, dân chủ và thi hành chính sách khủng bố, đnà áp phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Tình hình hiện tại chưa đủ điều kiện để đấu tranh dân tộc, cần thời gian để chuẩn bị về lực lượng lãnh đạo và lực lượng đấu tranh, cần tranh thủ để tập hợp lực lượng thành 1 mặt trận dân chủ.
Câu 10. Tại sao nói Xô viết – Nghệ Tĩnh là đỉnh cao của phong trào 1930 -1931.
Xô Viết - Nghệ tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 căn cứ trên:
* Quy mô cuộc đấu tranh:
- Diễn ra trên hai Tỉnh lớn đó là Nghệ An và Hà Tĩnh và tất cả các Huyện thuộc 2 tỉnh này lớn hơn các phong trào đấu tranh trước đó: Tiền Hải-Thái Bình, Than Hòn Gai-Quảng Ninh, công nhân nhà máy sợi Nam Định bãi công, bãi công của công nhân nhà máy diêm - cưa Bến Thủy, xi măng Hải Phòng, dầu Nhà Bè,…
- Trong phong trào này có nhiều cuộc đấu tranh nhất (gần 130 cuộc dấu tranh) từ các làng, xã, huyện, tổng của Hai tỉnh.
- Và là phong trào lôi kéo đông đảo quần chúng nhân dân (hàng chục vạn công nhân, nông dân).
* Tính chất:
- là phong trào đấu tranh gay gắt, quyết liệt một mất một còn giữa cách mạng và bọn phản cách mạng. Các cuộc đấu tranh trước đó đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm,…
- Là địa phương duy nhất trong cao trào 30-31 Kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang (các cuộc đấu tranh khác là đấu tranh chính trị: bãi công, biểu tình…)
- Mang tính cách mạng triệt để: đập tan chính quyền địch; giành chính quyền về nhân dân, ban bố cải cách ruộng đất.
* Kết quả:
- Là địa phương duy nhất trong phong trào 30-31 đập tan chính quyền của bọn phản cách mạng ở cơ sở, xây dựng được một chính quyền của công nhân và nông dân.
- Liên minh công- nông ra đời và khẳng định vai trò của nó.
- Đảng đúc kết nhiều bài học quý báu: bài học về lực lượng cách mạng, về phương pháp đấu tranh (đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang), bài học về giành và giữ chính quyền.
Có được kêt quả như vậy là do:
+ Truyền thống của nhân dân NA – HT
+ Đảng bộ 2 tỉnh là 2 Đảng bộ đông và phát triển nhất bấy giờ
+ Nhiều đồng chí lãnh đạo của Đảng là người con của NA – HT: Trần Phú, NAQ, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong,… họ trở thành tấm gương cho nhân dân noi theo
+ Vịnh Bến Thủy là khu CN lớn nhất, tập trung nhiều công nhân
Câu 11. Tại sao Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh
- Tháng 6/1941, Đức tấn công Liên Xô, tính chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai thay đổi. Cuộc chiến đấu của nhân dân Liên Xô trong cuộc chiến tranh vệ quốc đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào cách mạng Việt Nam
- Trong nước, Pháp- Nhật cấu kết chặt chẽ với nhau để bóc lột nhân dân Đông Dương... tất cả các giai cấp tầng lớp khác trong xã hội Việt Nam- trừ tay sai đế quốc- đều bị ảnh hưởng bởi chính sách áp bức bóc lột của pháp- Nhật, mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt, giải phóng dân tộc trở thành nhiệm vụ hàng đầu của mỗi dân tộc Đông Dương
- Đầu 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, triệu tập hội nghị trương ương lần VIII tại khu rừng Khuổi Nậm, Pác Bó (Hà Quảng, Cao Bằng) do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì, với sự tham gia của Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, Phùng Chí Kiên, đại biểu xứ ủy Bắc Kỳ và Trung Kỳ., khẳng định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là giải phóng dân tộc và quyết định thành lập mặt trận Việt Minh.
- Ngày 19/5/1941, Mặt trận Việt Minh chính thức được thành lập, mặt trận gồm các tổ chức quần chúng lấy tên l
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status