Tiểu luận Đặc điểm xu hướng phát triển của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Trung Quốc - pdf 13

Download Tiểu luận Đặc điểm xu hướng phát triển của các phong trào yêu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ở Trung Quốc miễn phí



MỤC LỤC
 
Bài tập: Qua các phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á. Anh chị hãy lựa chọn một phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu. Giải thích lý do vì sao lựa chọn phong trào đó?
MỞ BÀI
I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ 1
1. Thế giới 1
2. Trong nước 2
II. ĐẶC ĐIỂM XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX Ở TRUNG QUỐC 5
1. Xu hướng đấu tranh mang ý thức hệ phong kiến thể hiện tính dân tộc sâu sắc 5
2. Phong trào đấu tranh chống đế quốc thực dân và phong kiến theo khuynh hướng tư sản, tiến bộ nhưng không thành công 8
3. Phong trào độc lập dân tộc dân chủ của giai cấp tư sản – cách mạng Tân Hợi (1911), một cuộc cách mạng tư sản không triệt để 10
4. Phong trào Ngũ Tứ - bước phát triển mới của cách mạng Trung Quốc, đánh dấu cách mạng chuyển từ giai đoạn dân chủ cũ sang giai đoạn dân chủ mới 12
5. Đánh giá con đường cứu nước ở Trung Quốc từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1919 13
III. CON ĐƯỜNG CỨU NƯỚC ĐÚNG ĐẮN DẪN ĐẾN THẮNG LỢI CỦA CÁCH MẠNG TRUNG QUỐC (1919 – 1949) – CON ĐƯỜNG CÁCH MẠNG VÔ SẢN 14
1. Nhân tố quyết định đến việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản 14
2. Quá trình đấu tranh giành quyền lãnh đạo của giai cấp vô sản Trung Quốc trước sự đối trọng với Quốc dân Đảng 15
3. Ý nghĩa việc thành lập nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Sự toàn thắng của Đảng Cộng sản Trung Quốc 19
4. Con đường cứu nước ở Trung Quốc mang đặc điểm tiêu biểu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á 20
KẾT LUẬN
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34885/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

một xã hội lý tưởng, nhưng trong điều kiện lịch sử xã hội bấy giờ chỉ là không tưởng.
Nguyên nhân thất bại của phong trào:
Nguyên nhân khách quan: sự đàn áp của thế lực phản động phong kiến trong nước cấu kết với bọn đế quốc bên ngoài. Yếu tố thời đại không phù hợp khi chế độ phong kiến suy tàn thì chiến tranh nông dân không đủ sức giải quyết nhiệm vụ cách mạng đặt ra trong thời kỳ này; lật đổ phong kiến, đánh đuổi đế quốc (lúc này Trung Quốc là nước chịu sự xâu xé của nhiều liên minh đế quốc).
Nguyên nhân chủ quan: lực lượng lãnh đạo là trí thức nông dân còn mang nhiều yếu tố phong kiến: hẹp hòi, tự ti, bảo thủ,…Không có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo phong trào, giai cấp nông dân có khả năng lật đổ phong kiến nhưng khi đẩy cách mạng đến đỉnh cao thì quay lại con đường cũ, quay về chế độ phong kiến, các lãnh tụ phong trào sống xa hoa, trụy lạc, bè cánh, chia rẽ,. Phong trào thiếu tính tổ chức (chiếm lĩnh đất đai mà không biết cai trị), nội bộ lủng củng, mâu thuẫn với nhau (do tranh giành quyền lực đã chia bè phái sâu sắc), làm mất lòng quần chúng nhân dân (tư lợi riêng) do muốn tiêu hủy hết truyền thống dân tộc.
Tính chất của phong trào Thái Bình Thiên Quốc, đây không phải là cuộc chiến tranh mang tính chất tôn giáo, vì nó chỉ thông qua hình thức tôn giáo để tổ chức. Đây cũng không phải là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, vì lực lượng tham gia chủ yếu là nông dân không thay mặt cho một cách sản xuất mới. Về thực chất, Thái Bình Thiên Quốc là phong trào khởi nghĩa nông dân với quy mô rộng lớn, mang một màu sắc của cuộc cách mạng dân tộc dân chủ sau này.
Phong trào Thái Bình Thiên Quốc thất bại nhưng đã để lại một bài học sâu sắc, đã chứng tỏ rằng nông dân không những là lực lượng quan trọng chống phong kiến mà còn là lực lượng nồng cốt chống ngoại xâm, có ảnh hưởng sâu sắc đến tiến trình cách mạng dân chủ Trung Quốc.
Phong trào khởi nghĩa thu hút nhiều và đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và thực hiện nhiều chính sách tiến bộ. Phong trào đã tấn công vào thành trì của chế độ phong kiến cũng như đập tan ý tưởng thống trị trực tiếp của các nước tư bản Âu, Mỹ ở Trung Quốc.
Mặc dù đây là cuộc khởi nghĩa nông dân thuần túy nhưng chưa có đường lối tiến bộ để giải quyết các nhiệm vụ thòi đại đặt ra. Cuộc cách mạng này đã chỉ rõ; con đường cứu nước chống phong kiến, đế quốc không thể là con đường đấu tranh đơn độc của nông dân, mang tính chất bình quân chủ nghĩa. Đồng thời, cũng chứng minh tỏ, giai cấp nông dân cũng không đủ sức lãnh đạo cách mạng, càng không thể tự giải phóng được đất nước Trung Quốc ra khỏi ách nô dịch của đế quốc và phong kiến trong thời đại khi mà chủ nghĩa đế quốc thực dân đang lên mạnh mẽ.
b. Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn
Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn hay còn gọi là khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn; có nghĩa nôm na là phong trào xã hội công bằng và hòa hợp.
Cuộc đấu tranh Nghĩa Hòa Đoàn bắt nguồn từ vùng Sơn Đông, đồng thời đây cũng là cuộc khởi nghĩa nông dân nhằm chống lại những thế lực nước ngoài trong các lĩnh vực giao thương, chính trị, văn hóa và công nghệ. Cuộc khởi nghĩa kéo dài trong 3 năm (1898 – 1901).
Phong trào đã lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia và tấn công vào sự thống trị của các nước đế quốc. Phong trào lan rộng đến cả Thiên Tân và Bắc Kinh, khống chế cả triều đình Mãn Thanh. Buộc nhà Thanh hợp tác với nghĩa quân để chống lại bọn đế quốc. Tuy nhiên, bọn triều đình đứng đầu là Từ Hi thái hậu bất lực và mặt khác lại hợp tác với bọn đế quốc bên ngoài. Liên quân 8 nước đế quốc (Anh, Pháp, Đức, Mỹ, Nga, Nhật, Ý và Áo-Hung) tập trung trên 20.000 quân, hợp lực chống lại phong trào Nghĩa Hòa Đoàn. Sự kiện đó đã dẫn đến việc triều đình Mãn Thanh kí kết hiệp ước đầu hàng Tân Sửu (1901), đã thực sự làm cho Trung Quốc mất chủ quyền và trở thành nước nửa phong kiến nửa thuộc địa.
Phong trào nông dân Nghĩa Hòa Đoàn là phong trào nông dân lớn nhất vào những năm cuối cùng của thế kỷ XIX ở Trung Quốc. Mặc dù phong trào đã thất bại nhưng nó đã thể hiện được sức mạnh của nhân dân. Khẳng định được vai trò to lớn của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, đồng thời phong trào còn thể hiện tính dân tộc sâu sắc. Cuộc khởi nghĩa cũng góp phần ngăn cản sự xâm lược của các nước phương Tây vào Trung Quốc.
Tóm lại, từ khi đế quốc xâm nhập vào Trung Quốc cho đến cuối thế kỷ XIX, tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm của quần chúng nhân dân với mức độ ngày càng mạnh mẽ và sôi sục ý chí tinh thần chống phong kiến và ngoại xâm, đồng thời họ cũng thấy được hai nhiệm vụ cần kíp của cách mạng (đả phá phong kiến, đánh đuổi đế quốc). Tuy nhiên, do thời đại lịch sử và hạn chế giai cấp nên không đủ sức lãnh đạo, thực hiện mục tiêu cách mạng nên dẫn đến thất bại. Như vậy, cuộc đấu tranh mang ý thức hệ phong kiến trong thời kỳ này thật sự đã không còn phù hợp, không còn vai trò lãnh đạo trong sự nghiệp cứu vãn nền độc lập cho đất nước. Do đó đòi hỏi một ý thức tiến bộ hơn để lãnh đạo sự nghiệp đấu tranh của nhân dân.
2. Phong trào đấu tranh chống đế quốc thực dân và phong kiến theo khuynh hướng tư sản, tiến bộ nhưng không thành công
Sau sự thất bại của con đường cứu nước phong kiến, tình hình Trung Quốc ngày càng phức tạp hơn. Mâu thuẫn giữa nhân dân với bọn đế quốc ngày càng trở nên căng thẳng. Cũng từ đó, xã hội Trung Quốc bắt đầu xuất hiện một trào lưu tư tưởng mới đòi hỏi phải canh tân đất nước nhằm xây dựng Trung Quốc thành một quốc gia độc lập và giàu mạnh. Chính tư tưởng đó đã nổi lên một khuynh hướng cứu nước mới, đó là khuynh hướng tư sản. ra đời dựa trên nền tảng của hệ tư tưởng tư sản và sự xuất hiện của giai cấp tư sản dân tộc mà tinh hoa nhất là tầng lớp tiểu tư sản. Đại diện cho tầng lớp này là Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu,...Những người lãnh đạo chủ yếu là các sĩ phu phong kiến. Họ là những trí thức phong kiến, tiếp thu hệ tư tưởng tư sản phương Tây.
Hình thức đấu tranh của Duy tân Mậu Tuất chủ yếu là vận động để tiến hành cải cách một số lĩnh vực như kinh tế, xã hội, văn hóa giáo dục.
Các lãnh tụ phong trào cũng đã chủ trì xuất bản được một số tờ báo như: Thời Vụ, Quốc Văn. Các tờ báo đều có nội dung tích cực tuyên truyền học thuyết chính trị xã hội của giai cấp tư sản phương Tây, lên án ách thống trị của giai cấp phong kiến, đề xướng nhân quyền và chủ trương thi hành nền quân chủ lập hiến theo mô hình Nhật Bản, thúc đẩy phong trào Duy Tân phát triển.
Nhưng cuối cùng những tư tưởng tiến bộ, những chính sách cải cách không thể tiếp tục được, bởi nhiều nguyên nhân tác động.
Thứ nhất, sự mâu thuẫn giữa phái Duy Tân và phái thủ cựu ngày càng gay gắt. Phong trào biến pháp từ khi mới ra đời đã vấp phải sự tẩy chay, phản đối và cản trở của lực lượng bảo thủ, đứng đầu là Từ Hi Thái Hậu.
Thứ hai, do tính thỏa hiệp và y
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status