Tổ chức và hoạt động quốc hội theo yêu cầu nhà nước pháp quyền XHCN - pdf 13

Download Tổ chức và hoạt động quốc hội theo yêu cầu nhà nước pháp quyền XHCN miễn phí



Chất vấn là hình thức quan trọng để thực hiện quyền giám sát của Quốc hội. Trong thời gian gần đây, các đại biểu Quốc hội đã sử dụng quyền chất vấn của mình như một công cụ giám sát hữu hiệu. Chất vấn và trả lời chất vấn đã trở thành một trong những nội dung sinh động trong sinh hoạt của Quốc hội, được nhân dân quan tâm theo dõi. Cùng với việc mở rộng dân chủ trong sinh hoạt của Quốc hội, chất vấn và trả lời chất vấn cũng từng bước được cải tiến. Tại nhiều kỳ họp Quốc hội, những buổi chất vấn và trả lời chất vấn trở lên rất sôi nổi và hấp dẫn. Từ các kỳ họp khoá X năm 1997, việc chất vấn đã được nâng lên một bước. Trước đây, đại biểu Quốc hội ngại chất vấn, ít chất vấn, phần lớn các chất vấn được trả lời chủ yếu bằng văn bản; việc trả lời trực tiếp tại Hội trường chủ yếu chỉ để giải đáp một số vấn đề chung. Tại các kỳ họp các nhiệm kỳ gần đây của Quốc hội, tình hình đã khác, ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội rất đa dạng, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, thi hành pháp luật, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Trung bình mỗi kỳ họp Quốc hội có khoảng 20 - 25% tổng số đại biểu Quốc hội nêu lên khoảng từ 150 đến 200 ý kiến chất vấn. Hầu hết các chất vấn đều được trả lời. Chất vấn và trả lời chất vấn được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, được truyền hình trực tiếp. Thời gian trả lời chất vấn trực tiếp tại Hội trường đã được bố trí nhiều hơn, đã có sự trao đổi, tranh luận giữa người chất vấn và người trả lời chất vấn. Sau mỗi lần Bộ trưởng trả lời chất vấn thì các đại biểu Quốc hội còn có thể phát biểu ý kiến, đối thoại về các vấn đề đó.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34897/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Tổ chức và hoạt động Quốc hội
theo yêu cầu nhà nước pháp quyền XHCN
Phan Trung Lý* PGS.TS. Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội
Quốc hội nước ta có vị trí và vai trò rất quan trọng trong Nhà nước pháp quyền XHCN. Quốc hội đã trải qua một chặng đường dài phát triển, đã khẳng định vai trò, vị trí của mình là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước ngày càng được tăng cường. Bước đường trưởng thành của Quốc hội là bằng chứng của việc thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng không ngừng củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta, Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.
1. Quốc hội - mô hình sáng tạo tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo yêu cầu nhà nước pháp quyền
Lịch sử ra đời và phát triển của Quốc hội nước ta gắn liền với lịch sử lựa chọn mô hình, hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân. Mô hình đó phải đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước pháp quyền và việc xác lập quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Sự ra đời của Hiến pháp 1946 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển Nhà nước ta. Trong Hiến pháp đầu tiên đó, những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền như phân công chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan lập pháp (Nghị viện), hành pháp (Chính phủ), tư pháp (Tòa án) cũng như các nguyên tắc tất cả quyền bính thuộc về nhân dân, nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và bản chất giai cấp của Nhà nước ta đã được khẳng định.
Sau khi thông qua Hiến pháp, vì điều kiện đặc biệt của cuộc kháng chiến toàn quốc, Quốc hội khóa 1 đã cùng các cơ quan Đảng và Nhà nước tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến kiến quốc, đưa cuộc kháng chiến đến thành công. Từ Quốc hội lập hiến như lúc đầu dự kiến khi tổ chức tổng tuyển cử, Quốc hội nước ta đã làm nhiệm vụ Quốc hội lập hiến và lập pháp, thông qua những đạo luật thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, bảo đảm cho cuộc kháng chiến kiến quốc thắng lợi. Quốc hội cũng đã quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trong giai đoạn đó như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Quốc hội cũng đã quyết định những vấn đề lớn về củng cố, tổ chức bộ máy nhà nước như tổ chức Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, bầu Chính phủ; cải cách hệ thống tư pháp, hình thành và xây dựng cơ quan Tòa án và Viện kiểm sát.
Từ khi ra đời đến nay, Quốc hội nước ta luôn thể hiện sứ mệnh lịch sử, thay mặt cho nhân dân để thực hiện quyền lực nhà nước của mình mà sự thể hiện cao nhất của quyền đó là quyền thông qua Hiến pháp, luật. Nhưng khái niệm “quyền lực nhà nước”, “cơ quan quyền lực nhà nước” và nhất là sự khẳng định “Nhà nước pháp quyền” thì không phải ngay từ đầu đã có. Phải trải qua một thời gian hình thành, phát triển, khi mà Quốc hội đã xác lập vai trò, vị trí của mình trong cuộc sống thì khái niệm “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” mới được ghi nhận chính thức trong Hiến pháp 1959, được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” Hồ Chí Minh – “Trong sách Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội và Hội đồng nhân dân” - Văn phòng Quốc hội, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1998, tr. 95.
. Và từ đó, cũng như trong các nhiệm kỳ tiếp theo, Quốc hội luôn luôn chứng minh cho sự đúng đắn của chủ trương xây dựng Quốc hội thành cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Và, chính Quốc hội đã trở thành yếu tố cơ bản của Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, yếu tố quy định mối quan hệ quyền lực và pháp luật, yếu tố bảo đảm để biến ý chí của nhân dân thành ý chí nhà nước, thành các quy phạm pháp luật có hiệu lực cao là Hiến pháp và luật.
2. Hoạt động của Quốc hội với yêu cầu đổi mới
Lịch sử phát triển của Quốc hội trong 60 năm qua chứng tỏ rằng: càng ngày, Quốc hội càng cố gắng vươn lên, đáp ứng những yêu cầu cuộc sống đặt ra đòi hỏi Quốc hội phải thể hiện rõ khả năng của mình trong việc thực hiện chức năng lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Đồng thời, Quốc hội cũng đã thực hiện đầy đủ vai trò của mình trong cơ chế quyền lực theo nguyên tắc: “Quyền lực Nhà nước ta là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
2.1. Về hoạt động lập pháp
Lập pháp là một trong những lĩnh vực hoạt động cơ bản nhất của Quốc hội, nhằm thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành các quy định của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng. Trên cơ sở đó, hệ thống pháp luật đã từng bước được hoàn thiện, góp phần quan trọng vào “việc giữ vững” ổn định chính trị, đổi mới kinh tế và mọi mặt cuộc sống.
Hoạt động lập pháp của Quốc hội đã không ngừng được tăng cường và đổi mới. Quốc hội đã thông qua bốn Hiến pháp - những mốc quan trọng của lịch sử Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hàng trăm luật và Bộ luật tạo nên cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Nếu tính về tổng thể thì số luật đã thông qua không nhiều. Trung bình cứ mỗi năm, Quốc hội mới ban hành được khoảng 04 đạo luật. Nhưng nếu xét thực tế hoàn cảnh cụ thể từng giai đoạn của hơn 60 năm qua thì mới thấy hết được sự cố gắng và sự tiến bộ không ngừng của lĩnh vực hoạt động này, nhất là sự cố gắng của Quốc hội trong những năm gần đây, khi đất nước ta đã ra khỏi cuộc chiến tranh, bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Hơn hai phần ba tổng số luật là mới. Số lượng luật được thông qua ở mỗi kỳ họp gần đây cũng tăng lên đáng kể Số lượng các luật được Quốc hội thông qua ở các kỳ họp 3 khoá gần đây như sau:
- Quốc hội khoá X: thông qua 31 luật;
- Quốc hội khoá XI: thông qua 84 luật;
- Quốc hội khoá XII: qua 3 kỳ họp, có 19 luật đã được Quốc hội thông qua.
.
Phạm vi điều chỉnh của luật mà Quốc hội thông qua cũng đã nói lên cố gắng của Quốc hội, khẳng định vai trò của mình trong Nhà nước pháp quyền. Các đạo luật được ban hành đã thực sự quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc các lĩnh vực về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, có một quãng thời gian dài 10 năm (1945-1956), 15 năm (1965-1980), Quốc hội hầu như không thông qua một đạo luật nào;...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status