Các giai đoạn hình thành và phương hướng phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam - pdf 13

Download Đề tài Các giai đoạn hình thành và phương hướng phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam miễn phí



Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho đến nay, căn cứ vào 3 chức năng cơ bản của nền kinh tế: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? thì có 2 hình thức tổ chức kinh tế xã hội là sản xuất tự cung tự cấp (kinh tế tự nhiên) và sản xuất hàng hoá (kinh tế hàng hoá).
* Kinh tế tự nhiên: là kiểu tổ chức kinh tế xã hội mà sản phẩm được sản xuất ra để người sản xuất ra nó tiêu dùng.
Các cách sản xuất trước chủ nghĩa tư bản có đặc trưng chung là sản xuất nhỏ mang tính tự cung, tự cấp chiếm ưu thế. Đặc điểm chủ yếu của sản xuất tự cung, tư cấp là:
-Sở hũư tư nhân nhỏ, chủ yếu là đất đai, sản xuất nông nghiệp độc canh lương thực.
-Sức lao động và tư liệu sản xuất được kết hợp ở cùng một chủ thể, chưa có sự phân công lao động và hoạt động trao đổi.
-Công cụ lao động lạc hậu, dựa trên lao động thủ công với kinh nghiệm cổ truyền, chủ yếu phụ thuộc vào thiên nhiên, năng suất lao động thấp.
-Quy mô sản xuất nhỏ, manh mún chủ yếu là hướng vào giá trị sử dụng để thoả mãn những nhu cầu hiện tại; tỉ suất hàng hoá thấp vì vậy thị trường kém phát triển, mang tính cát cứ, địa phương.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34822/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

thị trường cổ điển và kinh tế thị trường hiện đại) . Sản xuất tự cung tự cấp chuyển hoá thành sản xuất hàng hoá giản đơn và kinh tế thị trường, là quá trình phát triển lịch sử tự nhiên, cái cũ sinh ra cái mới là một quá trình kinh tế- xã hội khách quan.[3. trg 50]
- Hai điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá:
Điều kiện cần: là phân công lao động xã hội.
Phân công lao động xã hội là sự phân chia lực lượng lao động xã hội thành những ngành, những nghề chuyên môn hoá khác nhau, sản xuất những sản phẩm khác nhau.
Do phân công lao động xã hội, dẫn đến chuyên môn hoá, mỗi người chỉ sản xuất một hay vài thứ sản phẩm hay chi tiết của sản phẩm. Mặt khác do sự hạn chế của con người về sức khỏe, thời gian, trình độ… nên không thể làm được tất cả sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng lên của mình, do đó tất yếu cần có sự trao đổi sản phẩm lẫn nhau giữa những người sản xuất, vì thế sản phẩm mang hình thái là hàng hoá. Phân công lao động xã hội làm cho những người sản xuất liên hệ và phụ thuộc vào nhau, nó là cơ sở của kinh tế hàng hoá.
Điều kiện đủ: là sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế của những người sản xuất
Sự tách biệt này là do sự tồn tại của các quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất mà cội nguồn của nó là chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất qui định. Quá trình sản xuất là sự kết hợp sức lao động với tư liệu sản xuất. Chính sự tồn tại những quan hệ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất, nên những chủ thể kinh tế phải tự quyết định sản xuất cái gì; như thế nào và cho ai, cho nên lao động của người sản xuất mang tính chất là lao động tư nhân, sản xuất và tái sản xuất giữa họ tách biệt nhau về mặt kinh tế. Trong điều kiện đó, các chủ thể kinh tế muốn tiêu dùng sản phẩm của nhau họ phải thông qua trao đổi, mua bán.
à Đó là hai điều kiện khách quan cần và đủ để kinh tế hàng hoá ra đời, tồn tại và phát triển.[3. trg 51]
- Đặc trưng và ưu thế của sản xuất hàng hoá so với sản xuất tự cung tự cấp:
A. Sản xuất hàng hoá là sản xuất cho người khác, cho xã hội, sản xuất để bán vì mục tiêu lợi nhuận, do đó nó tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển. Còn kinh tế tự nhiên, sản xuất với mục đích sản xuất ra những giá trị sử dụng để thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của chính người sản xuất, nên không tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển.
B. Sản xuất hàng hoá ra đời trên cơ sở phân công lao động xã hội, tạo ra tình chuyên môn hóa cao là cơ sở nâng cao năng suất lao động và tạo điều kiện cải tiến công cụ lao động, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Ngược lại, kinh tế tự nhiên khép kín, cản trở phân công lao động xã hội.
C. Sản xuất hàng hoá với đặc trưng cơ bản là cạnh tranh vì lợi nhuận do đó nó bình tuyển, sàng lọc tự nhiên yếu tố người và yếu tố vật chất của sản xuất, nghĩa là nó kích thích quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất phát triển. Trong khi đó, kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, quy mô nhỏ, chủ yếu dực vào nguồn lực sẵn có của tự nhiên, nhu cầu thấp, trình độ dân trí thấp nên không có cạnh tranh, không tạo ra động lực mạnh mẽ phát triển khoa học công nghệ để phát triển kinh tế có hiệu quả.
D. Sản xuất hàng hoá với năng suất lao động cao, chất lượng hàng hoá tốt và khối lượng ngày càng nhiều, chủng loại đa dạng và phong phú làm cho thị trường mở rộng, giao lưu kinh tế- xã hội giữa các vùng, các miền, các địa phương và quốc tế phát triển, tạo điều kiện thoả mãn các nhu cầu vật chất, tinh thần ngày càng cao cũng như sự phát triển tự do và toàn diện của mỗi thành viên trong xã hội. Ngược lại, với kinh tế tự nhiên, sản xuất kém phát triển, sản phẩm không đủ tiêu dùng vì thế đời sống vật chất và tinh thần của người lao động thấp.
Tuy nhiên gằn liền với quá trình sản xuất kinh tế hàng hoá là vô số những tiêu cực cả trong sản xuất và trong đời sống xã hội( vd: lạm phát, khủng hoảng, thất nghiệp…) [3. trg 52]
II.2. Giai đoạn mở rộng các quan hệ hang hóa- tiền tệ:
Lịch sử ra đời và bản chất của tiền tệ:
Trong lịch sử, lúc đầu có nhiều hàng hoá đóng vai trò tiền tệ, chẳng hạn như mai rùa, vỏ sò…khi loài người khai thác được kim loại, thì kim loại đóng vai trò tiền tệ, cuối cùng cố định ở vàng và bạc. Sở dĩ chọn vàng và bạc làm tiền tệ vì với một trọng lượng nhỏ nhưng giá trị lớn, do thời gian khai thác ra vàng và bạc dài; hơn nữa do thuộc tính lý học và hoá học của chúng(ít bị hao mòn, dễ dát mỏng, chia nhỏ).
Tiền tệ xuất hiện thì thế giới hàng hoá phân thành hai cực: một cực là những hàng hoá thông thường đại biểu cho những giá trị sử dụng; cực khác là hàn ghoá đóng vai trò tiền tệ, đại biểu cho giá trị. Tiền tệ xuất hiện đánh dầu đỉnh cao mà văn minh loài người đạt được trong sự tiến hoà của mình; đồng thời, sự sùng bái hàng hoá được đẩy lên đỉnh cao hơn đó là sự sùng bái tiền tệ.
Trong lưu thông, tiền vàng và bạc tỏ ra không thuận tiện, loài người thay bằng tiền giấy. Tiền giấy không có giá trị( vì chi phí in ra tiền giấy với một mệnh giá nhất định mà nó đại biểu cho vàng coi như là rất nhỏ); tiền giấy chỉ là đại biểu, phù hiệu, kí hiệu của giá trị, là khế ước, qui định của xã hội. Để kiềm chế lạm phát gắn liền với tiền giấy, con người qui định những loại giấy tờ có giá trị như: tiền, séc, thẻ tín dụng, trái phiếu, cổ phiếu…
Từ phân tích trên,tiền tệ đươc định nghĩa như sau: tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt, nó được tách ra khỏi thế giới hàng hóa đóng vai trò là vật ngang giá chung trong trao đổi; tiền tệ đại biểu cho của cải vật chất của xã hội; nó thể hiện thời gian lao động xã hội cần thiết; và biểu hiện quan hệ sản xuất xã hội.
Tiền tệ là một hàng hoá đặc biệt vì nó cũng có hai thuộc tính: giá trị và giá trị sử dụng. Giá trị của tiền tệ cũng do thời gian lao động xã hội cần thiết sản xuất ra vàng( bạc) quyết định. Giá trị sử dụng của tiền tệ làm môi giới trong mua bán, và làm chức năng tư bản. Là hàng hoá, tiền tệ cũng có người mua, người bán, cũng có giá cả( lợi tức) giá cả của tiền tệ cũng lên xuống xoay quanh quan hệ cung cầu. Là hàng hoá đặc biệt và tiền tệ làm vật ngang giá chung. [3. trg 63]
Tiền tệ có 5 chức năng cơ bản: thước đo giá trị, phương tiện lưu thông, phương tiện cất trữ, phương tiện thanh toán và tiền tệ thế giới.
Lưu thông tiền tệ xuất hiện dựa trên cơ sở của lưu thông hàng hoá. Ở mỗi thời kì nhất định, lưu thông hàng hoá bao giờ cũng đòi hỏi một lượng tiền cần thiết cho lưu thông. Số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được xác định bởi qui luật chung của lưu thông tiền tệ. Qui luật này qui định: lượng tiền cần thiết cho lưu thông luôn tỉ lệ thuận với tổng giá cả của khối lượng hàng hoá dịch vụ đưa vào lưu thông và tỉ lệ nghịch với số vòng lưu thông của đơn vị tiền tệ. Nếu vi phạm qui luật này sẽ dẫn tới hậu quả hay gây ra tình trạng lạm phát, hay thiết h
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status