Tiểu luận Vấn đề môi trường bức bách trong công nghiệp khai thác than là đổ thải (việc đổ thải mỏ than Cao Sơn) - pdf 13

Download Tiểu luận Vấn đề môi trường bức bách trong công nghiệp khai thác than là đổ thải (việc đổ thải mỏ than Cao Sơn) miễn phí



Quảng Ninh là một tỉnh biên giới lớn với diện tích 5.938 kmnằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc, tiếp giáp với bốn tỉnh và thành phố: phía Nam giáp Hải Phòng, phía Tây giáp với Lạng Sơn, phía Tây Nam giáp với Hải Dương và Bắc Giang, phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài trên 200 km. Đặc biệt, phía Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc. Với vị trí địa lý thuận lợi như vậy sẽ là một lợi thế giúp cho Quảng Ninh mở cửa giao lưu buôn bán hàng hoá, đồng thời thiết lập mối quan hệ hàng hải, hàng không với các nước khu vực Đông Á, Đông Nam Á và trên thế giới. Ngoài vị trí địa lý thuận lợi, Quảng Ninh còn có nguồn lực tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên vô cùng phong phú : về địa hình, Quảng Ninh là nơi tiếp giáp với miền nền và địa máng lại thuộc nhiều đới kiến tạo có những đặc điểm khác nhau nên cấu trúc địa chất rất phức tạp, với đầy đủ các dạng địa hình đồi núi, đồng bằng ven biển có cả hệ thống đảo và thềm lục địa. Trong đó, biển và bờ biển lại là địa hình đặc trưng và quan trọng của Quảng Ninh với vùng biển rộng tới 6000 kmlà phần phía tây Bắc của Vịnh Bắc Bộ. Đây là vùng biển có nhiều đảo nhất Việt Nam, trên 3000 đảo lớn nhỏ. Về sinh vật, Quảng Ninh có rừng nước mặn đứng thứ hai cả nước sau khu vực Tây Nam Bộ nhưng cây thấp và nhỏ hơn. Còn động vật, động vật trên cạn rát nghèo nàn nhưng bù vào đó thì động vật dưới nước lại khá phong phú : cả động vật nước mặn và động vật nước lợ là hơn 1000 loài. Về khoáng sản, Quảng Ninh là một trong những tỉnh giàu tài nguyên khoáng sản nhất trong cả nước gồm có : than, quặng sắt, ăngtimoan, đặc biệt chứa dầu, titan và các loại vật liệu xây dựng. Bể than Quảng Ninh là là bể than lớn nhất nước ta có trữ lượng 12 tỉ tấn , chiếm 90% trữ lượng than cả nước. Bể than này có khả năng khai thác 18 – 20 triệu tấn/năm.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34826/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

đổ thải của công ty
than Cao Sơn
- Qui trình khai thác than lộ thiên.
+ Thiết kế, mở moong khai thác, khoan nổ mìn đề phá vỡ lớp đất đá: Dùng máy khoan thành hố, đặt thuốc nổ và mìn nổ làm tung lớp đất đá bên ngoài vỉa than.
+ Bốc xúc: Dùng máy xúc để bốc xúc đất đá thải hay than nguyên khai lên ô tô vận tải cỡ lớn. Máy móc thiết bị ở công đoạn này chủ yếu là nhập từ Pháp, Thuỷ Điển, Nhật Bản và Liên Xô cũ.
+ Vận chuyển: Dùng ô tô và băng tải để chuyên chở than từ gương than về bãi chứa và chở đất đá ra bãi thải.
- Vấn đề đổ thải ở mỏ than Cao Sơn.
Theo thiết kế của Liên Xô công suất mỏ là 3 triệu tấn / năm và khối lượng đất đá bóc 18-20 triệu m3/năm. Mặc dù đã được cải thiện của một số chuyên gia các nước nhưng vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi của thực tại.
Cụ thể như một số năm gần đây:
Năm1999: Lượng than khai thác 779000tấn.
Lượng đất đá bóc 3270000 tấn.
Năm 2001: Lượng than khai thác 1270000 tấn.
Lượng đất đá bóc 6450000 tấn.
Tháng 9/2002: Lượng than khai thác 1323000 tấn.
Luợng đất đá bóc 8420000 tấn.
Năm 1980 theo như tính toán của Liên Xô toàn bộ đất dá thải của khu Cao Sơn chủ yếu đổ ra bãi thải đông Cao Sơn (353,7trm3) phần còn lại đổ ra bãi thải tây Cao Sơn (25trm3 ). Nhưng do thiết kế chỉ mới xem xét riêng lẻ từng mỏ chứa chưa xem xét trên phương diện tổng thể, việc phát triển khai thác ở mỏ này sẽ ảnh hưởng đến các mỏ lân cận chưa được xem xét. Mặt khác qua quá trình khai thác và thăm dò bổ xung cho thấy cấu tạo địa chất mỏ có nhiều thay đổi cần xem xét điều chỉnh biên giới khai thác mỏ nhằm tối đa tài nguyên than được khai thác bằng phương pháp lộ thiên. Bãi thải Đông Cao Sơn Và Tây Cao Sơn chưa được mở rộng diện đổ thải do còn tồn tại một số mỏ và công trường khai thác: Bắc quảng lợi, H12 Mông Dương,Công trường Yên Ngựa- Thống nhất...
Địa hình ở mỏ Cao Sơn chủ yếu là đồi núi trọc nên trong quá trình khai thác để tìm được vị trí đổ thải đất đá là không khó. Bên cạnh đó sau khi khai thác vấn đề hoàn nguyên đã giải quyết được rất nhiều lượng đất đá bóc giỡ từ các dây truyền khác. Nhưng vẫn chưa thể giải quyết triệt để lượng đất đá bốc dỡ. Một số nơi đất đá có thể đổ thải được nhưng vấn đề đặt ra là bãi thải đó đã phù hợp, hợp lý hay chưa. Trước mắt có thể giải quyết được vấn đề đổ thải nhưng về lâu dài, về môi trường, về độ an toàn thì như thế nào.
Do đặc thù của tỉnh Quảng Ninh là phát triển công nghiệp khai thác và du lịch cho nên vấn đề đổ thải không hợp lý sẽ là một trong những nguyên nhân kìm hãm phát triển du lịch. Trong quá trình khai thác lượng thải đã làm gây ô nhiễm nguồn nước, không khí... làm ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Bây giờ khi nhắc đến Quảng Ninh, ấn tượng trong một số người là tiếng ồn của công trường khai thác, sàng tuyển, tiếng nổ mìn, tiếng ô tô chạy, bụi than mù trời.... một số nhà dân sống gần mỏ than bị bao phủ một lớp bụi than, đoạn đường có xe công trường đi qua bụi mù mịt. Dự tính hàng năm sản lượng khai thác than sẽ tăng lên nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ và xuất khẩu, bên cạnh đó lượng đất đá bóc ra sẽ tăng lên rất nhiều.
Kết luận và kiến nghị
Mỏ Than Cảo Sơn là mỏ than lớn trong vùng than Cẩm Phả. Việc phát triển của mỏ không chỉ có ý nghĩa trong nội bộ mà nó còn có ý nghĩa rất lớn cho vùng, tỉnh và đất nước. Ngoài ra hoạt động của Mỏ phải gắn lièn với các hoạt động chung của thị xã Cẩm Phả. Các hoạt động tương tác hỗ trợ, thúc đẩy nhau cùng phát triển cũng như làm hạn chế nhau. Thị xã Cẩm Phả là một vùng đất ven biển với sự kết hợp hài hoà giữa các nhân tố sông suối, đồi núi, đồng bằng. Chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong các hệ thống đó nếu có một hệ tống thay đổi thì kéo theo các hệ thống khác cũng ảnh hưởng theo. Vì vậy việc khai thác than của mỏ than Cao Sơn không phải chỉ là vấn đề nội bộ của Công ty than Cao Sơn hay Tổng Công ty Than mà nó là vấn đề của cả cộng đồng. Điều này có nghĩa là giải quyết mẫu thuẫn về lợi ích giữa các ngành nghề.
Từ những nhận định đó. Khi xem xét tổng quan về mỏ than Cao Sơn chúng ta thấy có rất nhiều vấn đề cập nhật môi trường lao động, vấn đề đổ thải... cần có giải pháp phù hợp.
Cụ thể qua hiện trạng về đổ thải ở mỏ than Cao Sơn chúng ta thấy có nhiều vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Việc đổ thải không phải là vấn đề có thể giải quyết ngay một lúc được mà đòi hỏi cần có thời gian.
Để cho quá trình khai thác và đổ thải diễn ra thuận lợi đòi hỏi phải có tổ chức đứng ra giải quyết tìm nơi đổ thải sao cho có tính khoa học, đúng đắn tránh tình trạng sau một thời gian nữa chúng ta lại phải đối đầu với vấn đề hôm nay. Vấn đề cũ không những được giải quyết lại nảy sinh thêm vấn đề mới phức tạp, rắc rối hơn.
Than thì có thể đi tiêu thụ được còn đất đá thải sẽ đọng lại và chúng ta không thể bỏ mặc được. Vì vậy để khắc phục tình trạng như hiện nay khi xây dựng bãi thải cần:
- Có chuyên gia có kinh nghiệm hướng dẫn
- Phải tính toán trên phương diện toàn diện.
- Tính các tác động tích cực và tiêu cực có thể xảy ra
- Bãi thải phải có tuổi thọ lâu dài, thích nghi với một số biến đổi
- Bố trí bãi thải phải phù hợp, thuận tiện cho quá trình đổ thải.
- Đầu tư hợp lý cho quá trình xây dựng bãi thải.
- Phải có người quản lý phù hợp.
Do việc đi thực tế trong thời gian ngắn, khi đến các nhà máy - xí nghiệp thì chỉ được nghe báo cáo tổng hợp tóm tắt các vấn đề chứ không được đi sâu vào chi tiết cụ thể. Khi đi tham quan thực tế tuy được tận mắt nhìn thấy các công việc nhưng chưa hiểu được bản chất công việc cụ thể như thế nào? Nên những gì ghi chép và nhìn nhận được còn hạn chế, không tránh khỏi sai sót và nhầm lẫn. Rất mong sự đóng góp và giúp đỡ của các thầy cô.
phân tích sự mâu thuẫn giữa sự phát triển du lịch và sự phát triển của ngành than tại quảng ninh. Nêu giải pháp khắc phục
Lời nói đầu
Quảng Ninh là một tỉnh biên giới vừa có phần đất liền rộng lớn vừa có vùng hải đảo bao la với hàng ngàn hòn đảo lớn, nhỏ nhấp nhô trên biển và là một cửa ngõ quan trọng của nước ta cả về đường bộ và đường thuỷ nên có thể dễ dàng vào vùng đồng bằng sông Hồng hay ra thế giới bên ngoài. Với vị trí địa lý giáp với bốn tỉnh : phía Nam giáp với Hải Phòng, phía Đông giáp với vịnh Bắc Bộ với đường bờ biển dài trên 200 km, phía Tây giáp với Lạng Sơn và Bắc Giang còn phía Đông giáp với tỉnh Quảng Tây - Trung Quốc nên Quảng Ninh giữ một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội và ổn định chính trị của nước ta. Quảng Ninh còn là cửa mở lớn cho các nước để chuyển tải hàng hoá xuất nhập khẩu đồng thời có khả năng thiết lập mối quan hệ hàng hải, hàng không với các nước trong khu vực Đông Nam á và trên thế giới.
Ngoài ra Quảng Ninh với vịnh Hạ Long, di sản thiên nhiên của nhân loại được thế gi
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status