Giải pháp về chính sách quản lý nhà nước với phát triển sản phẩm lụa của làng nghề lụa Vạn Phúc - Hà Đông - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae
Tên đề tài: giải pháp về chính sách quản lý nhà nước với phát triển sản phẩm lụa của làng nghề lụa Vạn Phúc- Hà Đông
Chương I. Tổng quan nghiên cứu về các giải pháp chính sách quản lý nhà nước với phát triển thương mại sản phẩm lụa Hà Đông

1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài
Phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng CNH, HĐH là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Vấn đề này không chỉ có ý nghĩa trước mắt mà còn có ý nghĩa lâu dài trong sự phát triển kinh tế nông thôn. Hiện nay, một trong những nội dung quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn là mở rộng và phát triển các làng nghề. Làng nghề phát triển sẽ là cầu nối giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa nông thôn và thành thị. Việc đẩy mạnh phát triển làng nghề nhằm đa dạng hoá các ngành nghề nông thôn, tạo việc làm mới, tăng thu nhập cho dân cư để góp phần ổn định kinh tế - xã hội nông thôn và tạo tiền đề cần thiết cho quá trình CNH, HĐH diễn ra sâu rộng trên phạm vi cả nước.
Trong thời gian qua, sự phát triển của các làng nghề đã trải qua những bước thăng trầm. Một số làng nghề truyền thống đã phục hồi và phát triển, cùng với việc xuất hiện một số làng nghề mới. Có nhiều làng nghề đã phát triển khá mạnh và lan toả sang các khu vực lân cận, tạo nên một cụm các làng nghề, với sự phân công và chuyên môn hoá trong sản xuất kinh doanh. Tuy vậy cũng có một số làng nghề dần bị mai một, thậm chí có một số làng nghề mất hẳn. Thực tế cho thấy, ngay trong sự phát triển, làng nghề vẫn đứng trước những khó khăn như: Tình trạng khó khăn về mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư thiếu, công nghệ lạc hậu, chất lượng tổ chức quản lý kém, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, tính cạnh tranh kém,môi trường sinh thái ô nhiễm v.v… còn diễn ra ở nhiều làng nghề. Vì vậy, để thúc đẩy phát triển làng nghề đòi hỏi cần tiếp tục có sự nghiên cứu các giải pháp để phát triển các làng nghề, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay đất nước ta đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới sâu rộng.
Sự phát triển làng nghề cần có sự tác động của các yếu tố: trình độ kĩ thuật, công nghệ, thị trường vốn, kết cấu hạ tầng, nguồn nhân lực. Trong khi đó nhân tố về cơ chế chính sách lại hoàn toàn chủ quan có thể nghiên cứu, xây dựng cho phù hợp để tác động vào tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển làng nghề. Hơn nữa các chính sách quản lý Nhà nước với phát triển làng nghề có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển sản phẩm làng nghề góp phần: Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Thứ hai, giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân lao động. Thứ ba, thu hút nguồn vốn nhàn rỗi, tận dụng thời gian lao động dư thừa của người dân. Thứ tư, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc. Do vậy, một loạt các văn bản pháp luật mới ra đời như Luật Doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Đầu tư, Luật Bảo vệ môi trường v.v… cùng các văn bản quy định cơ chế, chính sách khác về tài chính, tín dụng, đào tạo, khoa học công nghệ, phát triển ngành nghề nông thôn v.v… nhằm tạo ra một môi trường và hành lang pháp lý cho các làng nghề phát triển.
Với làng lụa Hà Đông – một làng nghề khá nổi tiếng và phát triển, chính quyền địa phương cũng đã cụ thể hoá các chính sách của nhà nước gắn với điều kiện KT-XH của địa phương để đề ra một số chính sách phát triển các làng nghề như các chính sách về vốn, chính sách đãi ngộ nghệ nhân, chính sách môi trường, chính sách đào tạo nhân lực .... Tuy nhiên trên thực tế cho thấy nhiều chính sách của Nhà nước chưa đồng bộ, thường xuyên phải bổ sung sửa đổi, thậm chí chưa thích hợp, khó thực thi gây bế tắc trong hoạt động thực tiễn. Mặt khác, nhiều vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển ở làng nghề chưa được Nhà nước quan tâm, chưa có những chế tài hay biện pháp kích thích phát triển. Vì vậy, cần nghiên cứu các chính sách QLNN với phát triển sản phẩm lụa Hà Đông để từ đó đưa ra các giải pháp định hướng trong việc phát triển làng nghề là việc làm cần thiết và hữu ích hiện nay.
Từ những lí do trên, chúng tui quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp về chính sách QLNN với phát triển sản phẩm lụa của làng nghề Hà Đông – Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu trong đề tài
Các câu hỏi liên quan cần làm rõ trong đề tài:
- Làng nghề là gì?
- Sản phẩm làng nghề là gì?
- Thực trạng phát triển sản phẩm làng nghề lụa Vạn Phúc?
- Có những chính sách QLNN nào nhằm phát triển sản phẩm lụa Hà Đông?
- Các chính sách QLNN tác động như thế nào tới sự phát triển sản phẩm làng nghề?
- Để phát triển sản phẩm làng nghề nói chung và làng nghề Vạn Phúc trong thời gian tới, cần có những chính sách gì?
Để trả lời cho các câu hỏi vừa nêu, với sự cần thiết đã nêu ở mục trên, nhóm nghiên cứu đề tài sẽ tập trung đi nghiên cứu về chính sách QLNN và thực trạng chính sách QLNN trong phát triển sản phẩm lụa Hà Đông, cũng như giải pháp chính sách để phát triển sản phẩm lụa Hà Đông trong thời gian tiếp theo

1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
Đề tài hướng tới các mục tiêu sau đây:
- Tổng quan một số vấn đề lý thuyết về chính sách QLNN với phát triển sản phẩm làng nghề
- Nghiên cứu thực trạng sản xuất, kinh doanh sản phẩm lụa của làng nghề Hà Đông; xem xét ảnh hưởng các chính sách QLNN với phát triển sản phẩm làng nghề Hà Đông thời gian qua
- Đề xuất một số giải pháp về chính sách QLNN với phát triển sản phẩm lụa làng nghề Hà Đông thời gian tới

Uzbtc5OpJv8pIao
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status