Tiểu luận Vàng trong đời sống kinh tế xã hội - pdf 13

Download Tiểu luận Vàng trong đời sống kinh tế xã hội miễn phí



Bản vị vàng là chế độ lấy vàng làm thước đo giá trị của mọi hàng hoá nghĩa là dùng vàng làm tiền, làm vật ngang giá chung. Trong lịch sử lưu thông tiền vàng hay các dấu hiệu giá trị đổi được lấy vàng, thì bản vị vàng gồm 2 loại: song kim bản vị và đơn kim bản vị.
Song kim bản vị (bản vị kép) là chế độ tiền tệ dùng 2 kim loại quý giá là vàng và bạc làm vật ngang giá chung. Trong lưu thông, tiền bằng bạc và tiền bằng vàng đều được coi là tiền pháp định, có quyền lực như nhau không được thanh toán không hạn chế. Cùng với sự phát sinh, phát triển của nền kinh tế hàng hoá, sản lượng hàng hoá càng ngày càng tăng nhanh, tạo điều kiện cho nền nội thương và ngoại thương phát triển, làm cho tiền bằng kim loại bạc dần dần không đáp ứng được nhu cầu lưu thông trên thị trường, do vậy vàng huy động vào đúc tiền bỏ vào lưu thông. Đó là nguồn gốc của chế độ song kim bản vị.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-34829/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

iền.
Theo chế độ kim bản vị (kể cả song kim và đơn kim), đồng tiền phát hành dưới dạng tiền đúc bằng kim loại phải có đủ hàm lượng vàng hay bạc như luật định. Nếu phát hành dưới dạng tiền giấy thì phải có hàm lượng vàng hay bạc tương ứng với mệnh giá có đủ trữ kim bảo đảm việc chuyển đổi Vàng, Bạc bất cứ khi nào có yêu cầu. Về nguyên tắc, tiền giấy có một chứng chỉ tiền Vàng hạc Bạc. Tiền giấy thay thế đồng tiền kim loại ngày càng được phát hành nhiều đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và trao đổi hàng hoá theo hướng kinh tế thị trường. Thế nhưng các cơ sở phát hành, kểcả những tổ chức đặt dưới sự bảo trợ của Nhà nước phong kiến lúc bấy giờ, đã sử dụng nhiều mánh lối gian lận. Tiền đúc bị cắt xén bớt kim lượng vàng. Tiền giấy phát hành thiếu trữ kim đã gây nên vụ bê bối điển hình ở Pháp vào năm 1720 đưa đến sự phá sản của Ngân hàng phát hành - Bangue Générale - và làm cho nền kinh tế Pháp lâm vào cuộc khủng hoảng trầm trọng. Tuy vậy cũng phải chờ đến mấy thập kỷ sau, Công ty phát hành tiền tệ mới được tập trung vào một định chế duy nhất của Nhà nước là Ngân hàng Trung ương (Anh: 1844, Pháp: 1848, Đức: 1875, Mỹ: 1913) (17) Xem: Quan hệ tiền - vàng - đô la - TTKH Ngân hàng số 1/94 tr22.
.
Chế độ bản vị đồng tiền vàng tiếp tục tồn tại cho đến đầu thế kỷ XX. Sau đại chiến thế giới thứ nhất, nền kinh tế các nước tham chiến suy sụp, trữ kim cạn kiệt, việc chuyển đổi tiền giấy thành vàng không còn khả năng thực hiện trọn vẹn. Nhằm đáp ứng yêu cầu mở rộng trao đổi hàng hoá với nước ngoài, trong lúc dự trữ Vàng còn hạn hẹp sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế, năm 1936 Pháp đi đầu ban hành chế độ "lưu hành bắt buộc" đồng France ở trong nước. Lần lượt các nước khác cũng đi theo con đường đó. Cho nên đến khi kết thúc đại chiến thế giới thứ hai, có thể nói hàm lượng Vàng của các đồng tiền quốc gia chỉ còn ý nghĩa đối ngoại, làm cơ sở cho việc xác định tỷ giá hối đoái chính thức giữa các đồng tiền trong quan hệ TTQT. Đối nội, ở trong nước đều chấm dứt việc chuyển đổi mọi loại tiền (tiền giấy, tiền đúc) lấy vàng.
ở Mỹ, sau cuộc đại khủng hoảng 1930 - 1933, ngày 31/1/1934, Tổng thống Roosevelt cũng quyết định chấm dứt việc đúc tiền vàng lưu hành trong nước, đem số tiền vàng hiện có đúc lại thành vàng thoi và áp dụng chế độ chung về bản vị vàng thoi.
Đặc điểm của chế độ bản vị vàng là:
- Tiền vàng được đúc tự do theo chuẩn mực vàng do Nhà nước quy định.
- Tiền giấy được tự do đổi lấy vàng theo giá trị ấn định ****** đúng loại tiền.
- Vàng là thước đo giá trị, nhưng bản thân vàng bạc không có giá, phải đo bằng các loại hàng hoá khác.
- Vàng được tự do lưu thông trong nội địa giữa các quốc gia.
Do vậy, bản vị vàng không chỉ là chế độ tiền tệ quốc gia mà còn là chế độ tiền tệ quốc tế, thống nhất giữa nhiều nước với nhau. Tiền nước này dễ dàng trả cho nước kia và được tính theo đồng giá vàng hay kỳ phiếu ngân hàng được đổi lấy vàng.
* Bản vị vàng thoi là sự biến tướng của bản vị tiền vàng, không thông dụng trên thế giới, chỉ được áp dụng ởAnh vàon ăm 1925 và ở Pháp vào năm 1926 và lấy tiền bản xứ làm chuẩn mực.
ở Anh, ngân hàng đã đúc các thoi vàng nặng 400 ounce (1 ounce = 31,103gr) làm chuẩn (làm bản vị). Người dân muốn đổi được thoi vàng ấy thì phải có đủ 1700 đồng sterling, còn ở Pháp, ai muốn đổi lấy thoi vàng chuẩn (vàng bản vị) thì phải có 215 ngàn france. Do vậy bản vị vàng thoi là 1 chế độ bất lợi cho đời sống kinh tế - xã hội, đã gây khó khăn cho việc luân chuyển tiền thành vàng và ngược lại, chỉ những người nhiều tiền mới đổi được một thỏi vàng để cất giữ, làm báu vật dùng cho khi cần thiết. Bởi thế, bảnvị vàng thoi là 1 bước thụt lùi so với chế độ bản vị tiền vàng.
Tuy nhiên, ở Anh chỉ sau vài năm chế độ bản vị vàng thoi ra đời, những người giàu có ở bản xứ và ở nước ngoài đã tung tiền ra mua vàng của Anh, làm cho kho vàng của Anh nhanh chóng bị cạn kiện khiến ngày 21/9/1931, chính phủ Anh đã phải phá giá 33% giá trị đồng sterling và đình chỉ việc đổi đồng sterling lấy vàng, chấp nhận sự phá sản của chế độ bản vị vàng thoi.
Còn chế độ bản vị tiền vàng trên thế giới đã bị sụp đổ hoàn toàn trong thời gian khủng hoảng KTTG (1929 - 1933): Nhật và Anh vào năm 1931; Mỹ - 1933; Bỉ và ý - 1935; Pháp - Hà Lan và Thuỵ Sỹ năm 1936.(18) Xem - Từ điển "TC Tín dụng" "(LX cũ) - M - Tài chính quốc gia" - 1961, tr 442.
Bản vị vàng giấy là chế độ bản vị vàng chỉ có trên sổ sách của IMF trên thực tế không có tiền, không có vàng chuyển giao giữa các bên liên quan. Nó chính là khái niệm để chỉ quyền rót vốn đặc biệt (SDR) ra đời vào năm 1970, nhằm điều chỉnh cán cân thanh toán của các nước thành viên IMF.
SPR không phải là tiền thật, nên không có hình dáng, màu sắc. Nó chỉ là đơn vị thanh toán quy ước để ghi sổ. Trên danh nghĩa, hàm lượng vàng của SDR là 0,888671gr. IMF mở sổ riêng để theo dõi lượng SDR phân cho từng nước. Do vậy, SDR chỉ là phương tiện thanh toán quốc tế theo dõi ghi sổ, chuyển khoản giữa các nước có quan hệ thanh toán trong cán cân TTQT, còn "tiền" ở đây chỉ là tiền tưởng tượng, tiền ghi trong sổ sách của IMF.
2. Dự trữ vàng trên thế giới.
Trên thế giới, vàng dự trữ của nhà nước thường nằm dưới dạng thoi, vàng nén hay tiền vàng và thuộc quyền quản lý, chi phối của các tổ chức và cơ quan của Nhà nước. Trước khi vàng mất chức năng bản vị tiền tệ thì dự trữ vàng của Nhà nước được coi như dự trữ tiền tệ thế giới và là bảo đảm cho lưu thông tiền tệ trong nước. Từ khi vàng không còn chức năng này nữa thì dự trữ vàng của Nhà nước chỉ còn đóng vai trò chính trong thanh toán quốc tế và có thể dùng để bổ sung cho dự trữ ngoại tệ.
Trong thời gian dài, khi vàng được dùng làm bản vị tiền tệ thì dự trữ vàng chính thức của Nhà nước tăng lên cả về số tuyệt đối (về tổng lượng vàng tập trung vào kho Nhà nước) lẫn về số tương đối (về phần của Nhà nước trong tổng lượng vàng dự trữ trong nèn KTQD). Nhưng sau khi vàng mấtchức năng bản vị tiền tệ thì xảy ra khuynh hướng ngược lại, vàng của Nhà nước giảm cả về mặt tương đối và tuyệt đối, còn vàng tiêu dùng và tích luỹ trong khu vực tư nhân lại tăng lên. ở đây, chẳng những lượng vàng mới khai thác mà còn một phần vàng dự trữ của Nhà nước được chuyển sang tay tư nhân. Trong tài liệu thống kê của thế giới, người ta phân dự trữ vàng của thế giới ra thành 2 nhóm: dự trữ của Nhà nước và dự trữ của các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế - như Quỹ tiền tệ quốc tế (ISB - ở Bazel, Thuỵ Sĩ). [Vàng góp vào làm quỹ dự trữ của các tổ chức này là thuộc sở hữu riêng hay tập thể các nước góp quỹ].
Trước năm 1978, khi mà vàng còn được dùng làm thước đo chung của tiền tệ quốc tế, thì quỹ dự trữ vàng của IMF gồm số vàng đóng góp bắt buộc của các nước hội viên, sau năm đó các nước hội viên mới không phải góp hội ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status