Báo cáo Tập tục sinh đẻ, Nghi lễ đặt tên cho trẻ dân tộc Thái, ngành Thái đen bản Che Căn, xã Mường Phăng - pdf 13

Download Báo cáo Tập tục sinh đẻ, Nghi lễ đặt tên cho trẻ dân tộc Thái, ngành Thái đen bản Che Căn, xã Mường Phăng miễn phí



PHẦN I: KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI THÁI VÀ XÃ MƯỜNG PHĂNG.
I. DÂN TỘC THÁI.
1. Lịch sử dân tộc.
2. Tên gọi.
3. Dân cư và sự phân bố.
II.TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ MƯỜNG PHĂNG.
1. Tình hình chung.
2. Công tác lãnh đạo chỉ đạo điều hành.
3. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ trên như sau:
a. Lĩnh vực phát triển kinh tế.
b. Về Văn hóa xã hội.
c. Quốc phòng an ninh.
III. KHÁI QUÁT CÁC HÌNH THÁI VĂN HÓA, TÍN NGƯỠNG CỦA NGƯỜI THÁI.
1. Hoạt động kinh tế.
a. Nông nghiệp trồng trọt.
b. Chăn nuôi.
c. Thủ công gia đình.
d. Hái lượm và Săn bắt.
e. Trao đổi và buôn bán.
2. Thiết chế làng bản.
3. Quan hệ gia đình dòng họ.
4. Hôn nhân gia đình.
5. Sinh đẻ và nuôi con.
6. Tang ma.
7. Trang phục.
 
PHẦN II: TẬP TỤC SINH ĐẺ, NGHI LỄ ĐẶT TÊN CHO TRẺ
DÂN TỘC THÁI.
A- TẬP TỤC SINH ĐẺ.
I- Mục đích, ý nghĩa.
II- Thời gian và địa điểm tổ chức.
III- Các bước chuẩn bị cho lễ.
IV. Trình tự trong Tập tục sinh đẻ.
B- NGHI LỄ ĐẶT TÊN CHO TRẺ.
I- Mục đích, ý nghĩa.
II- Thời gian và địa điểm tổ chức.
III- Các bước chuẩn bị cho lễ.
IV. Trình tự trong Nghi lễ đặt tên cho trẻ.
C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35775/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ng, bằng gạo, củi, rượu... Ngày nay ngoài các hình thức trên nếu có điều kiện họ có thể giúp đỡ bằng tiền.
Quan hệ tương trợ trong dòng họ còn thể hiện ở việc đổi công trong lúc mùa vụ, dựng nhà mới hay giúp đỡ nhau trong lúc khó khăn, rủi ro...
Người Thái ở Điên Biên chủ yếu là các Họ Lò, Lường, Vì, Khoàng, Quàng, Cầm...trong đó họ Lò Được chia làm 3 họ (Lò nọi, Lò căm, Lò Ngân). Mỗi dòng họ có những quan niệm quy định khác nhau.
4. Hôn nhân gia đình.
Trước đây, trong hôn nhân của người Thái thường làm rườm rà, mất thời gian, gây tốn kém tiền của cho gia đình tổ chức lễ thành hôn cho đôi vợ chồng trẻ. Ngày nay, xã hội phát triển, nhận thức được những điều đó, nên việc tổ chức hôn nhân cho đôi vợ chồng trẻ cũng được giản tiện đi rất nhiều, nhưng vẫn giữ được các sắc thái truyền thống riêng của dân tộc mình.
Để đôi bạn trẻ từ khi quen biết, nẩy sinh tình cảm cho tới lúc thành vợ thành chồng phải trải qua các bước như sau:
- Các bước ăn hỏi: Sang thăm dò (pay trám); sang ướm hỏi (pay mai); sang ăn hỏi đứt giá trầu cau (pay báy). Đặc biệt có nghi lễ gửi rể là nghi lễ rất quan trọng để gia đình nhà gái thử thách chàng rể tương lai, sau khi chàng rể trải qua các bước thử thách của gia đình nhà gái (chàng rể đã được gia đình nhà gái ưng ý), các bước tiếp theo sẽ được tiến hành tiếp.
- Các bước trong lễ thành hôn: Lễ trải chăn đệm (pù phả pù sứa); lễ búi tóc ngược (tẳng cảu); xướng lễ báo ma nhà (lau phi hướn).
Trong lễ thành hôn, bước xướng lễ báo ma nhà là bước cuối cùng, sau khi thủ tục báo các tổ tiên đã hoàn tất, cả hai bên gia đình nội ngoại, tất cả những khách mời tới dự lễ cùng nhau uống rượu mừng, chúc cho đôi bạn trẻ hạnh phúc, tới đây coi như lễ thành hôn đã hoàn tất các thủ tục và kết thúc lễ.
Trong tổ chức hôn nhân của dân tộc Thái đen đều phải trải qua các bước nghi lễ như trên, mỗi một bước đều có những nghi thức hát đối đáp giữa thay mặt gia đình nhà trai và thay mặt gia đình nhà gái, nội dung hát đối đáp chủ yếu là để thăm dò đi tới sự thống nhất cuối cùng là gia đình nhà gái có nhất trí hay không. Đối với trường hợp gia đình nhà gái không nhất trí, mọi công việc sẽ phải dừng lại ở bước sang ướm hỏi. Trong trường hợp còn lại mọi bước tiến hành vẫn diễn ra bình thường, Mỗi một bước lễ đều có những lời khấn, bùa chú do thầy mo được gia đình mời tới chủ trì.
5. Tang ma.
Từ xa xưa, dân tộc Thái đã có sự phân chia thứ bậc trong họ tộc gồm 02 họ chính: họ "Lò luông" và họ "Lò nọi". Trong đó, họ Lò luông gồm các họ như: Bạc; cầm...họ Lò nọi gồm các họ như: Lò; Lường...
Trong nghi thức tang ma phần lớn các thủ tục, nghi thức, nghi lễ gần giống nhau gồm các bước như:
- Túc trực khi hấp hối: trong nhà khi có người hấp hối, anh em ruột luôn túc trực ở bên cạnh. Lúc này, theo suy đoán của gia đình có thể người đang hấp hối sẽ không qua khỏi, người nhà sẽ lấy các loại lá thơm như lá khế, lá bưởi về đun nước để phòng khi người đó nhắm mắt, xuôi tay còn có nước thơm để lau chùi cho sạch sẽ.
- Sau khi tắt thở, lấy khăn mặt của người quá cố nhúng vào nước lá thơm, lau chùi thân thể, chải đầu tóc vừa chải tóc vừa nói vài câu với nội dung đại loại như: " tắm rửa cho sạch, tắm sạch đi theo ma, chải tóc mượt đi về với tổ tiên dòng họ". Tiếp đến là mặc quần (váy), áo cho người quá cố, sau đó tiến hành các bước tiếp theo như khâm liệm, chuẩn bị vải vóc, áo quan, tiến hành báo trời đất, báo tổ tiên và cử người đi xem này giờ để mở tang, chôn cất.
- trong việc chôn cất nhất thiết không được trùng những ngày như: ngày thờ cúng tổ tiên (vến túng), ngày sinh của những người trong gia đình (vến ók),ngày lên nhà mới của gia đình (xanh pháy hướn).
Trong tang lễ của người Thái còn có rất nhiều các nghi thức, thủ tục, nghi lễ liên quan như: làm nhà mồ cho người chết, làm cây cao, các vật dụng chia cho người chết, các con vật hiến tế...
Mỗi một tang lễ đều có sự đóng góp của anh em, họ hàng trong làng bản, thể hiện tính đoàn kết, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn.
Trong gia đình có tang lễ sẽ cử người đi nhờ thầy mo, là người biết xướng lễ, biết chỉ đường dẫn lối cho hồn người chết lên mường trời, về với tổ tiên.
Bài xướng lễ để tiễn đưa hồn người chết về mường trời trước đây thường rất dài, có thể kéo dài tới 5-6 ngày. Ngày nay trình độ nhận thức đã tiến bộ rất nhiều, các bài xướng lễ đã được cắt ngắn đi rất nhiều nhưng vẫn giữ được đầy đủ các bước chính của phần lễ.
Đối với họ Lò nọi, bài xướng lễ của thầy mo chỉ tiễn hồn người chết tới " liến pán nọi" là kết thúc lễ xướng tức là nơi hội tụ, làm ăn của các linh hồn dòng họ Lò nọi. Đối với họ Lò luông, bài xướng dài hơn một chút, tức là lời xướng lễ sẽ trải qua "liến pán nọi" lên tới "liến pán luông" mới kết thúc lễ xướng và chuẩn bị các thủ tục khác để đưa linh cữu người chết về nơi an nghỉ cuối cùng.
6. Trang phục.
Trang phục truyền thống của đồng bào Thái chứa đựng những nét văn hóa đặc trưng riêng của tộc người, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Gồm có trang phục nam và trang phục nữ, trong đó:
+ Trang phục nam dân tộc thái: Áo, quần, mũ, tất cả đều được làm bằng vải tự dệt nhuộm chàm của dân tộc Thái. Ngày nay, trong phong cách vận bộ đồ trang phục truyền thống nam dân tộc Thái gần như không còn nguyên vẹn, do phụ nữ đồng bào Thái đã không còn trú trọng tới việc thêu thùa, may vá nữa. Các trang phục nam ngày nay chủ yếu là mua các sản phẩm công nghiệp của dân tộc kinh có bán ngoài thị truờng.
+ Trang phục nữ dân tộc Thái: áo, váy, khăn piêu. Mỗi phụ nữ dân tộc Thái ngày nay gần như đều có một bộ áo, váy đầy đủ, đậm đà bản sắc văn hóa tộc người.
PHẦN II: TẬP TỤC SINH ĐẺ, NGHI LỄ ĐẶT TÊN CHO TRẺ
DÂN TỘC THÁI.
A- TẬP TỤC SINH ĐẺ.
I. Mục đích, ý nghĩa.
Dân tộc Thái canh tác chủ yếu trên ruộng nương trong điều kiện, trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật ít, kinh tế chậm phát triển. Cuộc sống chủ yếu dựa vào yếu tố tự nhiên, các hiện tượng tự nhiên diễn ra trong năm như: gió bão, mưa, lũ lụt, hạn hán, trăng khuyết, trăng tròn, nguyệt thực, dịch bệnh, ốm đau…tác động đến họ mà không lý giải được, làm cho họ sợ hãi. Do vậy, họ tìm kiếm sự che trở từ các thế lực siêu nhiên giúp họ chống lại những tác động xấu từ ngoại cảnh. Người Thái tin vào số phận, tin vào trời (Then); mọi sự vật hiện tượng dưới trần gian đều do trời sắp đặt, trời đứng cai quản loài người và vạn vật.
Sinh đẻ của phụ nữ các dân tộc nói chung, dân tộc Thái nói riêng là theo quy luật phát triển của tự nhiên, đồng thời ở đó ta thấy được sự quan tâm của cộng đồng xã hội đối với một thành viên mới sắp ra đời như thế nào, từ lúc thai nghén, đến ở cữ, rồi hết ở cữ cho đến khi làm lễ nhập tổ tiên (nếp tạy).
Việc tìm hiểu, nghiên cứu, bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status