biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo từ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian - pdf 13

Download Đề tài Một số biện pháp nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo từ 4 – 5 tuổi thông qua trò chơi dân gian miễn phí



MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. 3
3. Mục đích nghiên cứu 5
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 6
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6
6. Phạm vi nghiên cứu. 6
7. Phương pháp nghiên cứu. 6
8. Giả thuyết khoa học 7
9. Cấu trúc của đề tài 7
NỘI DUNG: CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 9
1.1. Cơ sở lý luận 9
1.1.1. Cơ sở tâm lí học 9
1.1.2. Cơ sở ngôn ngữ học 11
1.1.3. Trò chơi dân gian với sự phát triển ngôn ngữ của trẻ 19
1.2. Cơ sở thực tiễn 25
1.2.1. Một số trò chơi dân gian thường được sử dụng cho trẻ 4 – 5 tuổi 25
1.2.2. Khảo sát thực trạng tổ chức các trò chơi dân gian ở trường Mầm non cho trẻ 4 – 5 tuổi. 26
Tiểu kết chương 1 30
CHƯƠNG 2: BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO TỪ 4 – 5 TUỔI THÔNG QUA MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN 32
2.1. Khái niệm biện pháp 32
2.2. Các biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 32
2.2.1. Biện pháp trình chiếu video mẫu trò chơi 32
2.2.2. Biện pháp dạy trẻ tự chơi theo nhạc 33
2.2.3. Biện pháp sử dụng lời nói hướng dẫn chơi 35
2.2.4. Biện pháp giúp trẻ vận dụng ngôn ngữ mạch lạc trong trò chơi 37
2.3. Sưu tầm một số trò chơi dân gian 39
2.4. Vận dụng phương pháp giáo dục Mầm non mới để tổ chức các trò chơi dân gian 46
2.4.1. Vận dụng quan điểm phát huy tính tích hợp để tổ chức các trò chơi dân gian .46
2.4.2.Vận dụng quan điểm tích hợp .47
2.4.3. Vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động 48
Tiểu kết chương 2 51
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ THỂ NGHIỆM MỘT SỐ TRÒ CHƠI DÂN GIAN CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI 52
3.1. Những vấn đề chung 52
3.1.1. Mục đích thể nghiệm 52
3.1.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thể nghiệm 52
3.1.3. Tiến hành thể nghiệm 52
3.2. Thiết kế thể nghiệm một số trò chơi dân gian 52
3.2.1. Thiết kế thể nghiệm 52

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đất nước Việt Nam ta đẹp vô cùng. Dân tộc ta từ ngàn năm xưa đã xây dựng cho mình một nền văn hóa riêng đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người trong sự hình thành và phát triển của loài người.
Thật vậy, một nhà văn người Pháp có nói rằng: “Ngôn ngữ là chiếc gương để ta soi mình trong đó”. Ngôn ngữ chính là phương tiện để tư duy, là cơ sở của mọi sự suy nghĩ. Nó đóng vai trò rất lớn trong việc phát triển trí tuệ và các quá trình tâm lí khác, chính vì vậy mà trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non cần hình thành và phát triển ngôn ngữ.
Đời sống của con người ngày càng phong phú và phát triển hơn đó là nhờ có ngôn ngữ. Con người có thể thông báo, trao đổi, truyền đạt, thông cảm, diễn tả, trình bày tất cả những thông tin cần thiết cho nhau thông qua ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ mà người ta xích lại gần nhau hơn, tâm sự với nhau những nỗi niềm thầm kín,…
Ngôn ngữ tồn tại và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Nhờ ngôn ngữ mà con người khác xa so với động vật. Nó có vai trò quan trọng đối với con người, đối với những kho tàng văn hóa, những tri thức, những kinh nghiệm lịch sử đều được chứa đựng trong ngôn ngữ. Đặc biệt, đối với trẻ sự phát triển ngôn ngữ trong những năm tháng đầu đời có vai trò rất quan trọng với khả năng tư duy, nhận thức và giao tiếp cũng như toàn bộ quá trình phát triển về sau của trẻ. Không chỉ vậy mà đối với trẻ, ngôn ngữ còn là phương tiện để điều khiển, điều chỉnh hành vi giúp trẻ lĩnh hội các giá trị đạo đức mang tính chuẩn mực. Vì vậy, việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non là rất quan trọng, đặc biệt ở độ tuổi 4 – 5 tuổi trẻ đang cần được học ngôn ngữ một cách chính xác. Đây là giai đoạn trẻ rất thích học nói vì luôn mong muốn mình được hòa nhập vào xã hội của người lớn. Với tần số nói ngày một tăng đáng kể, trẻ sử dụng chủ yếu là ngôn ngữ nói để làm phương tiện giao tiếp cho mình. Đôi khi cũng chính vì điều đó mà trẻ dễ mắc phải một số lỗi sai về ngôn ngữ. Đây là thời điểm tốt để rèn luyện phát âm chuẩn và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhằm hoàn thiện hơn cho trẻ.
Trẻ em với hai từ ngắn ngủi nhưng dường như đã nói lên hết đặc điểm của cả lứa tuổi này. Đây là giai đoạn mà với chúng chơi là cuộc sống. Chơi là hoạt động rất tự nhiên trong cuộc sống của con người. Nó đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Không chơi, trẻ không phát triển được. Không chơi đứa trẻ chỉ tồn tại chứ không phải là đang sống. Đó là một thực tế mang tính quy luật. Trẻ chơi với niềm đam mê, hứng thú của mình, chơi một cách vô tư không đắn đo, toan tính,… bởi “trẻ em như búp trên cành”.
Ngay từ khi mới chào đời tiếng ru ầu ơ của bà, của mẹ đã dần khắc sâu vào tâm hồn trẻ, nó thấm dần vào máu thịt nuôi dưỡng những tâm hồn còn non dại ấy. Có lẽ chính vì điều đó mà trẻ dần nhận thức mối quan hệ được bắt đầu bằng phương tiện giao tiếp chủ yếu là ngôn ngữ.
Có thể nói rằng những hiểu biết về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ nói trên là cơ sở lí luận để người viết nghiên cứu những phương pháp, biện pháp phát triển ngôn ngữ ở trẻ qua hoạt động vui chơi, cụ thể ở đây là những trò chơi dân gian.
Mặt khác, trẻ em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất trẻ cần được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Trò chơi và tuổi thơ là hai người bạn thân thiết, không thể tách ra được. Chính trò chơi đã giúp cho sự phát triển của trẻ được toàn diện, cân bằng và nhịp nhàng, đó là phương tiện hiệu quả nhất giúp trẻ phát triển. Xuất từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ em và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, chúng tui thấy việc tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.

/file/d/0Bz7Zv9 ... sp=sharing
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status