Bộ trang phục truyền thống của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối


DẪN LUẬN

Trang phục bao gồm hai thành tố: y phục và đồ trang sức. Trong y phục hay trang sức lại bao gồm những thành tố và bộ phận khác nhau. Trong đó, y phục là những thứ dùng để che đậy, bảo vệ cơ thể, góp phần làm đẹp cho con người. Đồ trang sức là những vật dụng mang theo trên mình với mục đích làm đẹp cho con người hay các mục đích khác theo quan niệm truyền thống hay đương đại của từng tộc người. Đồ trang sức bao giờ cũng mang tính thẩm mĩ và tính biểu trưng. Ngoài yếu tố cộng đồng, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào cá nhân sử dụng nó với vị thế, khả năng và quan niệm của chính cá nhân đó.
Với tư cách là một thành tố cả văn hoá tộc người, bộ trang phục truyền thống của người Mông ở Cát Cát là một nguồn tư liệu quý để góp phần tìm hiểu về lịch sử, văn hoá và điều kiện môi sinh (tự nhiên và xã hội) của người Mông nơi đây. Nhiều kết quả nghiên cứu về người Mông trước đây đã cho thấy sự đóng góp quan trọng của văn hoá Mông trong quá trình giao thoa, hội nhập làm phong phú và phát triển văn hoá của cộng đồng các dân tộc anh em.
Hiện nay, khi giao lưu và hội nhập trên nhiều bình diện của đời sống xã hội diễn ra mạnh mẽ, đời sống xã hội của người Mông ở Cát Cát trong đó có trang phục đang biến đổi không ngừng. Việc nghiên cứu trang phục của người Mông nói chung, người Mông ở Cát Cát nói riêng sẽ góp phần vào quá trình nghiên cứu để bảo tồn và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Chuyên đề Bộ trang phục truyền thống của người Mông ở thôn Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai nhằm mục đích đó. Chuyên đề nằm trong đề tài Bảo tồn nghề dệt cổ truyền, thuộc dự án Đầu tư bảo tồn làng truyền thống dân tộc Mông – làng Cát Cát, xã San Xả Hồ, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Chuyên đề áp dụng các phương pháp dân tộc học truyền thống để phân tích và xử lý tư liệu. Nguồn tài liệu được chúng tui sử dụng là nguồn tư liệu thu được trong quá trình điền dã tại địa bàn nghiên cứu.


1. KHÁI QUÁT VỀ NGHỀ TRỒNG LANH DỆT VẢI CỦA NGƯỜI MÔNG Ở THÔN CÁT CÁT
Trong các nghề thủ công truyền thống của người Mông ở làng Cát Cát, nếu như rèn đúc và đan lát là việc của nam giới thì nghề dệt là việc của phụ nữ. Trong xã hội truyền thống trước đây, khi còn sống trong môi trường biệt lập, khép kín, bất kỳ người phụ nữ nào cũng phải biết trồng lanh, xe lanh, dệt vải, biết kỹ thuật in hoa văn bằng sáp ong, biết ghép màu bằng các loại vải và biết thêu hoa văn bằng các loại chỉ màu… và họ phải học tất cả những điều đó ngay từ khi còn bé để đến khi trở thành thiếu nữ, họ có đủ khả năng tạo nên các tấm vải lanh, làm nên các bộ váy áo cho bản thân và cả gia đình, nhất là cho người chồng và gia đình bên chồng sau này.
Lanh thường được gieo trồng trên những mảnh đất tương đối màu mỡ, đó là khoảnh đất mà bố mẹ đẻ ưu tiên dành cho người con gái để họ thực hiện thiên chức của mình. Thời vụ trồng lanh chỉ kéo dài 3 tháng và bắt đầu từ khoảng tháng 2, nửa đầu tháng 3 âm lịch hàng năm. Khi cây lanh mọc tốt nhất cũng là lúc người ta chặt cây tước vỏ lấy sợi.
Quá trình xe vỏ cây lanh làm sợi là một không việc không quá phức tạp nhưng đòi hỏi rất nhiều thời gian và người phụ nữ Mông phải tranh thủ làm công việc này mọi lúc, mọi nơi có thể - khi đôi tay của họ được rảnh rỗi. Hình ảnh người phụ nữ Mông tay xe sợi thoăn thoắt trên đường lên nương, đi chợ… là một hình đẹp đã trở thành một trong những biểu tượng đặc trưng không chỉ của người phụ nữ Mông ở Cát Cát mà còn là một trong những biểu tượng đẹp của vùng đất này.
Khi việc xe lanh bằng tay đã hoàn thành, người ta cho sợi lanh vào guồng quay bằng gỗ và trúc để xe cho sợi nhỏ và săn chắc hơn. Cuối cùng, sợi lanh được lắp vào khung cửi để dệt thành vải.
Quá trình in hoa văn bằng sáp ong và thêu ghép những mảnh vải màu trên váy, áo là phần kỹ thuật cuối cùng thể hiện đôi tay khéo léo của người phụ nữ Mông, để tạo nên những bộ váy áo sặc sỡ với những hoa văn hình con ốc, con chó, chân gà… mang đậm dấu ấn văn hoá của dân tộc này.
Mỗi người con gái Mông nơi đây cho đến nay vẫn đều làm cho mình một bộ váy áo đẹp nhất dành cho ngày cưới và cũng là để mặc khi trút hơi hơi thở cuối cùng.
Có thể nói, những mảnh vải lanh với những hoa văn được in bằng kỹ thuật ba tít qua sáp ong hay được thêu ghép từ những miếng vải màu là những sản phẩm được nhiều ngời ưa thích. Nó được làm ra nhằm phục vụ cho nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi thành viên và một phần nhỏ dùng để trao đổi, mua bán.

2. BỘ TRANG PHỤC CỔ TRUYỀN CỦA NGƯỜI MÔNG Ở CÁT CÁT, SA PA, LÀO CAI
Trang phục có mặt trong mọi hoạt động của người Mông ở Cát Cát, mỗi hoạt động trang phục lại có những nét riêng. Với cuộc sống xưa kia thường xuyên phải di chuyển, đồ dệt trong đó có trang phục của người Mông được coi là một tài sản quý, vượt ra ngoài giá trị vật chất thuần tuý, trang phục thể hiện một cách sâu sắc những giá trị văn hoá, xã hội truyền thống của người Mông, cách ứng xử văn hoá với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội mà ở đó đồng bào sinh sống.
2.1. Bộ nữ phục
2.1.1. Thường phục
- Khăn đội đầu
Khăn đội đầu của người phụ nữ Mông ở Cát Cát gọi là pzul. Chiếc khăn này được cấu tạo bởi hai bộ phận chính là lõi khăn và vải khăn. Lõi khăn vốn là một tấm cót đan bằng lạt giang cuốn vòng tròn. Chiều cao của tấm cót là 10 cm, chu vi tuỳ từng trường hợp vòng đầu người đội. Thông thường, chu vi của nó từ 50 – 60 cm. Phía ngoài tấm cót, người ta cuốn 2 lớp vải chàm đen (có người cuốn bằng vải bông đen, phin đen…). Mỗi miếng vải dài 1,6 – 1,8 m, khổ 20 cm. Trước khi cuốn lên lõi khăn, người ta gập lật 2 cạnh miếng vải vào trong làm cho bề ngang của miếng vải chỉ còn 10 cm (bằng chiều cao của lõi khăn). Người Mông ở Cát Cát hiện không làm loại khăn này. Đồng bào thường mua nó ở chợ do những người đồng tộc ở Tả Phìn mang ra bán với giá 10.000 đồng/chiếc
- Áo: tiếng Mông gọi là yao pux. Áo nữ Mông có hai loại là áo dài tay và áo khoác cộc tay.
4.2. Trang phục trong lối sống, nếp sống tộc người
Trang phục của người Mông ở Cát Cát có nhiều loại, mỗi loại đều mang những đặc trưng phù hợp với tâm lý, giới tính, lứa tuổi, trạng thái sinh hoạt. Điều đó thể hiện khả năng thích ứng, cách ứng sử với môi trường xung quanh của đồng bào. Trong những dịp hội hè hay lễ tết, cưới xin… trang phục cũng bừng sắc như vui cùng con người. Người Mông ở Cát Cát coi trang phục không chỉ là vật bảo vệ con người theo ý nghĩa sinh học thông thường, mà còn là vũ khí bảo vệ cơ thể con người, chống mọi loại ma tà hay giúp cho con người có thêm sức lực. Trang phục khẳng định yếu tố người khác thế giới động vật. Đồng bào coi nó là nơi cất giữ linh hồn (trẻ chưa được ba ngày – chưa có hồn, chưa được mặc áo; người chết được mời về với gia đình cũng phải thông qua chiếc áo/váy; thầy cúng muốn nhìn thấy thế giới bên kia phải dùng khăn che mặt.v.v…). Thứ hồi môn quý nhất mà người con gái mang về nhà chồng là trang phục. Trang phục cũng là một trong những thứ quà tặng thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với cha mẹ, thể hiện sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái. Ngoài ra, sản phẩm của nghề dệt nói chung, trang phục nói riêng còn được coi là thứ tài sản quý của mỗi gia đình, một tiêu chí để đánh giá, phân biệt giàu nghèo.
4.3. Trang phục trong sự phân công lao động xã hội
Sự phân công lao động trong xã hội truyền thống của người Mông ở Cát Cát thể hiện rõ nét trong trang phục. Trong gia đình, người phụ nữ là chủ thể sáng tạo ra trang phục cho mình và các thành viên khác trong gia đình. Vẻ đẹp và chất lượng của các bộ trang phục mà họ làm ra phản ánh sâu sắc kỹ



DPf51IQOg20Ivx6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status