Tiểu luận Về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam - pdf 13

Download Tiểu luận Về cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam miễn phí



Cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc, dân chủ, nhân dân. Cách mạng Việt Nam do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo, nhất định sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là một quá trình lâu dài, và đại thể trải qua ba giai đoạn:
-Giai đoạn thứ nhất, nhiệm vụ chủ yếu là hoàn thành giải phóng dân tộc.
-Giai đoạn thứ hai, nhiệm vụ chủ yếu là xoá bỏ những di tích phong kiến và nửa phong kiến, thực hiện triệt để người cày có ruộng, phát triển kỹ nghệ, hoàn chỉnh chế độ dân chủ nhân dân.
-Giai đoạn thứ ba, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội, tiến lên thực hiện chủ nghĩa xã hội.
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35784/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Tiểu luận
VỀ CUỘC CÁCH MẠNG DÂN TỘC
DÂN CHỦ NHÂN DÂN Ở VIẸT NAM
Vượt qua tầm nhìn hạn chế của những nhà yêu nước đương thời, Nguyễn Áí Quốc là người Việt Nam đầu tiên đã tìm ra con đường giải phóng đúng đắn cho giai cấp công nhân, cho nhân dân lao động và toàn thể dân tộc.
Sau thời gian tìm tòi và khảo nghiệm, thâm nhập phong trào công nhân và phong trào thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã đi rất nhiều nơi trên thế giới, từ Châu Á, Phi, Mỹ, tìm hiểu bản chất của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Cuối cùng, Nguyễn Ái Quốc cũng đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam. Đó là con đường kết hợp cách mạng giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp. Người đã rút ra kết luận: muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ.
Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập, Nguyễn Ái Quốc đã soạn thảo Cương lĩnh đầu tiên của Đảng. Từ khi mới ra đời, Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã thể hiện rõ đường lối lãnh đạo đúng dắn của Đảng mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo được hội nghị hợp nhất Đảng thông qua đã đề ra chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản, thu phục công nhân và nông dân, liên lạc với tiểu tư sản trí thức, trung nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản bản xứ nhằm thực hiện nhiệm vụ đánh đổ chủ nghĩa Đế quốc Pháp và bọn phong kiến, làm cho nước Việt Nam được độc lập. Như vậy, ngay từ Cương lĩnh đầu tiên, Đảng đã đề ra đường lối giải phóng dân tộc, phải đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến, làm cho nước Nam được hoàn toàn độc lập. Có thể nói Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã kết hợp biện chứng yếu tố dân tộc và giai cấp, trong đó nổi bật lên là yếu tố dân tộc, là tư tưởng độc lập tự do - đó là tư tưởng cốt lõi của Cương lĩnh.
Ngay sau khi ra đời, đảng Cộng sản Việt Nam liền giương cao ngọn cờ cách mạng, đoàn kết và lãnh đạo toàn dân tiến lên đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Năm 1930-1931, một phong trào cách mạng đã diẽn ra sôi nổi trong toàn quốc mà đỉnh cao là Xô Viết Ngệ Tĩnh. Trong cương lĩnh mùa xuân năm 1930 đã thể hiện rõ tư tưởng của Nguyễn Ái Quốc về vấn đề dân tộc, vấn đề dân tộc, theo quan điểm của đồng chí Nguyễn Ái Quốc là vấn đề giải phóng thuộc địa, đánh đổ chủ nghĩa thực dân, đưa dân tộc thoát khỏi gông xiềng nô lệ, giải phóng mọi năng lực và tiềm năng của dân tộc, của mọi tầng lớp cư dân, mọi giai cấp bị sự kiềm chế của chủ nghĩa đế quốc, để phát triển sự nghiệp xây dựng đất nước theo con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nhiệm vụ giải phóng dân tộc, thắng lợi của cách mạng thuộc địa trong thời đại mới có quan hệ chặt chẽ, tác động trực tiếp tới sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản và nhân dân lao động các nước tư bản chủ nghĩa xâm chiếm và nô dịch thuộc địa trong bối cảnh quốc tế mới, Nguyễn Ái Quốc đã khắc hạo nổi bật tầm quan trọng của vấn đề dân tộc với những nội dung mới, đầy sức sống cách mạng và khoa học. Nguyễn Ái Quốc đã lý giải vấn đề dân tộc theo quan điểm của người cộng sản, người mác - xít để xác định trách nhiệm của Đảng Cộng sản đối với dân tộc, coi nhiệm vụ giải phóng dân tộc không thể tách rời nhiệm vụ giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động. Hơn thế nữa, đó là điểm xuất phát, là điều kiện rất quan trọng là sự mở đường hướng tới thực hiện mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, độc lập dân tộc đã mang những yếu tố mới, bản chất mới của chủ nghĩa nhân văn cộng sản, lấy tự do, hạnh phúc của con người làm tiêu chí, làm thước đo giá trị của nó. Chủ nghĩa dân tộc (CNDT) Nguyễn Ái Quốc tương đồng với chủ nghĩa yêu nước. Nó bao hàm những nội dung và đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa yêu nuớc Việt Nam; Ý thức độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và tự tôn dân tộc, Chủ nghĩa yêu nước Hồ Chí Minh là nấc thang phát triển mới của chủ nghĩa yêu nước truyền thống vốn đã được hình thành và phát triển trong tiến trình đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ và xây dựng đất nước. Cho tới năm 1920, khi Nguyễn Ái Quốc đang đi tìm con đường cứu nước cứu dân, tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, cũng là lúc Người bắt đầu đưa chủ nghĩa yêu nước Việt Nam phát triển lên tầm cao mới, chất lượng mới; chủ nghĩa yêu nước truyền thống kết hợp chặt chẽ với chủ nghĩa Mác-Lênin, giải phóng dân tộc được tiến hành theo quỹ đạo cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội mà giá trị thật sự của nó là đời sống ấm no, tự do hạnh phúc của nhân dân.
Trong số những học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Trường Chinh nổi lên như một nhà chiến lược lỗi lạc của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân (CMDTDCND), người có những cống hiến quan trọng vào việc phát triển tư tưởng của Bác Hồ về cách mạng giải phóng dân tộc (CMGPDT). Con đường cứu nước mà Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra đã chám dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối chính trị của cách mạng Việt Nam. Đó là con đường gắn giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, kết hợp độc lập dân tộc và chảu nghĩa xã hội; đưa cách mạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng vô sản. Cách mạng Việt Nam phải bắt đầu từ giải phóng dân tộc, qua đó tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. CMGPDT không nhất thiết phải chờ cách mạng vô sản ở chính quốc, các dân tộc bị áp bức hoàn toàn có khả năng chủ động tiến hành công cuộc tự giải phóng và giành thắng lợi trước khi giai cấp vô sản “chính quốc” giành chính quyền. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ, tinh thần dân tộc, chủ nghĩa yêu nước là động lực vĩ đại của sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và phát triển đất nước. Tập hợp mọi lực lượng dân tộc, dân chủ vào cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, là nhiệm vụ chiến lược trung tâm cảu Đảng.
Hội nghị Trung ương tháng Đảng tháng 11-1940 ở Đình Bảng, dưới sự chủ trì của đồng chí Trường Chinh, đã khẳng định chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược do hội nghị Trung ương 6 đề ra, có thể nói là sự chuẩn bị tốt nhất để đồng chí tiếp thu tư tưởng Hồ Chí Minh về CMGPDT khi Người về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam. Bằng chứng sinh động của sự tiếp thu này thể hiện ở nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (5-1941) do đồng chí soạn thảo dưới sự hướng dẫn của Bác. Nghị quyết nêu lên những quan điểm cơ bản về CMGPDT Việt Nam: Thứ nhất, cuộc cách mạng này phải do Đảng cộng sản lãnh đạo vì Đảng tiêu biêu cả tinh thần cách mạng của giai cấp và dân tộc, đủ lý thuyết, năng lực lãnh đạo cho toàn dân đánh Pháp đuổi Nhật, đi đến thực hiện chủ nghĩa cộng sản....
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status