Báo cáo Cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí (khảo sát tại báo tỉnh Quảng Bình) - pdf 13

Download Báo cáo Cơ cấu tổ chức và hoạt động của cơ quan báo chí (khảo sát tại báo tỉnh Quảng Bình) miễn phí



Năm 1998, báo Quảng Bình tiếp tục được cải tiến khá toàn diện từ chi tiết đến tổng thể, nâng cao chất lượng nội dung, mở thêm nhiều chuyên mục mới, tổ chức thành phong trào thi đua viết phóng sự, điều tra, đồng thời mở các cuộc thi viết, thi ảnh, tổ chức các cuộc tọa đàm, hội thảo.với những chủ đề thiết thực phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương. Qua đó tranh thủ sự phối hợp của các cấp, các ngành, thu hút đông đảo đối tượng bạn đọc tham gia, góp phần đưa tờ báo của Đảng bộ tỉnh lên một vị thế mới. Phạm vi thông tin của báo cũng được mở rộng, trong đó tăng lượng thông tin trong nước và quốc tế trên mỗi số báo, đáp ứng nhu cầu các đối tượng bạn đọc ít có điều kiện tiếp xúc với các báo trung ương.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35742/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

trách nhiệm cao.
+ Đảm bảo lưu thông trao đổi thông tin trong toà soạn tuỳ theo mức độ thông tin. Qua đó tạo thành một kênh thông tin đồng bộ từ Tổng biên tập tới phóng viên, biên tập viên một cách nhanh nhất.
+ Đảm bảo đời sống vật, tài chính phương tiện đi lại, phương tiện tác nghiệp, môi trường làm việc cho đội ngũ trong toà soạn một cách tốt nhất qua đó khuyến khích và đề cao trách nhiệm của mỗi người và của cả cơ quan báo chí.
Cơ cấu tổ chức hoạt động các bộ phận trong một toà soạn báo chí
tuỳ từng trường hợp vào từng quy mô, vị trí và nhiệm vụ chính trị của từng loại hình báo chí Trung ương, địa phương, các bộ, ngành và tổ chức đoàn thể xã hội để thiết kế bộ máy toà soạn phù hợp với điều kiện của cơ quan chủ quản và chính toà soạn đó
2.1. Mô hình chung bộ máy toà soạn báo in:
Bộ (ban) biên tập
Tổng biên tập
Các phó tổng biên tập
Thư ký toà soạn
- Các uỷ viên
Bộ phận hành chính-dịch vụ
Văn phòng
Thư viện
Tổ chức cán bộ
Trung tâm vi tính
Nhà in tại chỗ
Tổ điện, nước
Tổ bảo vệ
Đội xe
Phòng làm ảnh
Quảng cáo và phát hành
Tài vụ
- Quản trị, thiết bị
Bộ phận ngoài toà soạn
Nhà in
Văn phòng đại diện
Phân xã thường trú
- Phóng viên thường trú
Các ban (phòng) chuyên môn
Ban xây dựng Đảng
Ban nội chính
Ban kinh tế
Ban quố tế
Ban khoa giáo
Ban văn hoá-xã hội
Ban thể tao
Ban bạn đọc
Ban thư ký
- Ban quản lý phóng viên
2.2. Bộ (ban) biên tập
Một số cơ quan báo chí lớn của nước ta như báo Nhân dân, tạp chí Cộng sản, Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam...được gọi là Bộ biên tập. Đa số các báo, tạp chí còn lại của Trung ương, Bộ, ban, ngành và các tỉnh thành phố như báo Quân đội Nhân dân, Lao động, Tiền Phong, Tuổi trẻ...được gọi là ban biên tập. Một số báo, tạp chí nhỏ, định kỳ xuất bản ít không lập Bộ (ban) biên tập.
Như vậy, tên gọi Bộ hay Ban biên tập về mặt khái niệm và chức năng không khác nhau nhưng về quy mô, vị trí, mức độ có khác nhau. Đây là đầu não của toà soạn, là bộ phận lãnh đạo và quản lý toà soạn do cơ quan chủ quản và toà soạn lập ra để bàn bạc quyết định những vấn đề liên quan đến toàn bộ hoạt động xuất bản các ấn phẩm báo chí của toà soạn đó.
Bộ (ban) biên tập gồm: Tổng biên tập, các phó tổng biên tập, các trưởng ban (phòng) quan trọng, thư kí toà soạn và một số nhà báo có uy tín.
Bộ (ban) biên tập với các thành viên trên, thể hiện trí tuệ tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, ca nhân phụ trách nhưng đảm bảo những nguyên tắc cơ bản của báo chí Cách mạng. Chúng ta lần lượt tìm hiểu các chức danh đó:
Tổng Biên tập (Tổng giám đốc)
Tổng biên tập là người đứng đầu cơ quan báo chí do cơ quan chủ quản bổ nhiệm, trực tiếp lãnh đạo và tổ chức giáo dục của toà soạn, chăm lo củng cố khối đại đoàn kết nội bộ xây dựng mối quan hệ với quần chúng. Tổng biên tập chịu trách nhiệm về chất lượng nội dung chính trị và hình thức thể hiện của tờ báo, cụ thể: Là chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản, trước pháp luật, trước bạn đọc và nhân dân, chịu trách nhiệm trước toà soạn của mình. Đó là bốn trách nhiệm nặng nề của tổng biên tập.
Về vai trò của tổng giám đốc Các Mác đã xem như là “linh hồn chính trị” của đài. Còn Lê-Nin xem là ngọn cờ của đài. Chủ tịch Hồ Chí Minh thì xác định “là chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng, văn hoá của Đảng”. Như vậy tổng biên tập (tổng giám đốc) của báo, đài là hết sức quan trọng, họ có trách nhiệm vị trí cực lớn, không gì thay thế được. Mọi hoạt động lớn mạnh, đúng sai của cơ quan báo, đài là do tổng biên tập (tổng giám đốc) quyết định. Tổng giám đốc là người như thế nào thì quan điểm chính trị và tư tưởng trong đạo đức nghề nghiệp của cả đội ngũ toà soạn được hình thành theo hướng đó.
Đảng ta đã khẳng định: Báo chí là tiếng nói của Đảng, của nhà nước, của các tổ chức đoàn thể xã hội và là diễn đàn của nhân dân. Như thế có nghĩa với vị trí chức năng vai trò của mình – Tổng biên tập (tổng giám đốc) đã được Đảng giao phó vũ khí sắc bén để nói lên tiếng nói của Đảng, Nhân dân để từ đó góp phần phụng sự sự nghiệp xây dựng đát nước đồng thời chống lại các thế lực thù địch. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Chính trị phải làm chủ, đường lối chính trị đúng thì nhứng việc khác mới đúng được. Cho nên báo chí của ta phải có đường lối chính trị đúng. Báo chí của ta cần phục vụ nhân dân lao động, phục vụ chủ nghĩa xã hội”.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó đồi hỏi người đúng đầu cơ quan báo chí phải có phẩm chất năng lực nhất định, đó là:
-Tổng biên tập phải là người có bản lĩnh chính trị tư tưởng vững vàng
-Tổng biên tập phải là chuyên gia trong lĩnh vực kinh tế
-Tổng biên tập là một nhà tổ chức, quản lý điều hành giỏi
-Tổng biên tập là người có mối quan hệ xã hội rộng rãi với tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội và cơ quan chủ quản.
b) Phó tổng biên tập (Phó giám đốc)
Phó tổng biên tập (Phó giám đốc) là nhân vật quan trọng số hai trong toà soạn. Số lượng các phó tổng biên tập nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô, vị trí và trách nhiệm của từng tờ báo. Ví dụ như Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, báo Nhân dân có từ 3 đến 4 phó tổng biên tập. Còn các báo đài khác từ Trung ương đến địa phương có thể bổ nhiệm từ 2 đến 3 phó tổng biên tập.
Phó tổng biên tập do cơ quan chủ quản bổ nhiệm trên cơ sở đề bạt của tổng biên tập và được sự đồng ý bằng văn bản của các cơ quan chỉ đạo và quản lý Nhà nước về báo chí.
Nhiệm vụ của phó tổng biên tập là giúp việc cho tổng biên tập. Thông thường, tổng biên tập phụ trách chung, đối ngoại, tổ chức và phân công các phó tổng biên tập từng mảng trong công việc của toà soạn và chịu trách nhiệm trước tổng biên tập về công việc đó. Các phó tổng biên tập là hàng ngũ lãnh đạo của toà soạn, có vai trò trách nhiệm lớn. Vì vậy, ngoài việc tham gia điều hành chung bộ máy của toà soạn, còn trực tiếp viết bài, duyệt bài, trực ban, trực các số báo, điều hành các cuộc họp, tiếp khách...(phân công hay uỷ quyền của tổng biên tập).
Tóm lại, các phó tổng biên tập có vai trò lãnh đạo và là trợ thủ đắc lực của tổng biên tập. Và đương nhiên các phó tổng biên tập cũng phải có những phẩm chất tương tự như tổng biên tập.
2.3. Các phòng ban chuyên môn của toà soạn
Ban (phòng) về chức năng, nhiệm vụ là như nhau nhưng có khác về mức độ. Thông thường những cơ quan báo chí lớn lập các Ban còn các cơ quan báo chí nhỏ hơn, bộ phận này có thể là Phòng, tiểu ban hay chuyên trang nhóm phụ trách. Ví dụ Đài truyền hình Việt Nam hay báo Nhân dân... có thành lập các tiểu ban, phòng. Như vậy, Ban (phòng) là tên gọi tương đối, tuỳ từng trường hợp vào quy mô, vị trí, nhiệm vụ chính trị của cơ quan báo chí cụ thể.
Số lượng tên gọi Ban (phòng) nhiều hay ít là do tổng biên tập và Bộ biên tập quyết định, tuỳ từng trường hợp vào nhiệm vụ chính tr
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status