Vận dụng cặp phạm trù cái chung cái riêng vào phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay - pdf 13

Download Tiểu luận Vận dụng cặp phạm trù cái chung cái riêng vào phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay miễn phí



MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I/ CẶP PHẠM TRÙ CÁI RIÊNG-CÁI CHUNG LÀ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC 2
1/ Định nghĩa cái chung – cái riêng 2
2/ Mối quan hệ biên chứng giữa cái riêng-cái chung 2
3/ ý nghĩa phương pháp luận 3
II/ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG( KTTT ) 4
1/ Khái quát chung về kinh tế thị trường 4
2/ Khái niệm về KTTT 4
III/ VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ CÁI RIÊNG CÁI CHUNG VÀO VIỆC XÂY DỰNG NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM 4
1/ Đặc trưng chung của nền KTTT 4
2/ Bản chất của nền KTTT định hướng XHCN 5
3/ Nguyên tắc hình thành 7
4/ KTTT định hướng XHCN 8
5/ Định hướng XHCN của KTTT ở Việt Nam 8
III/ THỰC TRẠNG VÀ QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG KTTT THEO ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM 9
1/ Thực trạng và quá trình xây dựng KTTT theo định hướng XHCN
ở Việt Nam. 9
2/ Thành tựu và hạn chế của nền KTTT định hướng XHCN ở Việt Nam 10
3/ Mục tiêu KTTT định hướng XHCN 11
4/ Để hiện thực hoá mô hình KTTT định hướng XHCN, cần thực hiện tốt những đièu kiện và giải pháp sau đây 12
IV/ NỀN KTTT ĐỊNH HƯỚNG XHCN DƯỚI CÁI NHÌN
CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN 13
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16


LỜI NÓI ĐẦU

Chiến lược phát triển kinh tế là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng vậy việc nghiên cứu xây dựng phát triển nền kinh tế là vấn đề rất quan trọng chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH cho nên việc đi sâu tìm hiểu nền kinh tế đã được Đảng và Nhà nước tiến hành triệt để, nghiêm túc đã đưa nước ta từ cùng kiệt nàn, lạc hậu phát triển như ngày nay.
Nước ta còn là một nước nông nghiệp lạc hậu do phải gánh chịu hậu quả của chiến tranh để lại. Với những dư âm của xã hội phong kiến, nền kinh tế quan liêu bao cấp, nên để khắc phục khó khăn này đưa Việt Nam thoát khỏi khủng hoảng, ổn định nền kinh tế xã hội tạo điều kiện vững chắc cho đất nước phát triển thì Đảng và Nhà nước đã sáng suốt lựa chọn mô hình kinh tế thị trường, định hướng XHCN làm kim chỉ nam cho chiến lược phát triển kinh tế của nước ta.
Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều nhận thấy đường lối phát triển kinh tế là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành bại trong quá trình chuyển biến nền kinh tế từ nền kinh tế tự nhiên sang nền kinh tế thị trường, hoạt động theo quy luật khách quan của nó.
Hoà chung nền kinh tế thế giới, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước thách thức mới với nhiều thuận lợi và khó khăn đòi hỏi chúng ta phải lựa chọn đúng đắn con đường phát triển kinh tế.
Theo quan điểm của các nhà triết học, kinh tế học để thu được kết quả tốt phải ứng dụng nền kinh tế thị trường vào thực tiễn đúng hướng, thích hợp với môi trường của mỗi quốc gia và những điều kiện khách quan chủ quan. Nền kinh tế Việt Nam là bộ phận của nền kinh tế thế giới vì vậy phải có sự quản lý đúng đắn của Nhà nước để phấn đấu xây dựng một nền kinh tế phát triển vì một xã hội nhân văn. Vì vậy em đã chọn đề tài: "Vận dụng cặp phạm trù cái chung cái riêng vào phát triển nền kinh tế Việt Nam hiện nay" với mong muốn được tìm hiểu nhiều hơn về nền kinh tế Việt Nam.


NỘI DUNG

I/ CẶP PHẠM TRÙ CÁI RIÊNG-CÁI CHUNG LÀ PHẠM TRÙ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
1/ Định nghĩa cái chung – cái riêng
1. 1/ Định nghĩa cái riêng
Cái riêng là phạm trù triết họcdùng để chỉ một sự vật một hiện tượng, một quá trình riềng lẻ nhất định trong thế giới khách quan. Chẳng hạn một hiên tượng kinh tế, một giai đoạn xã hội, một con người vv…
1. 2/ Định nghĩa cái chung
Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt những thuộc tính, những mối liên hệ tồn tại không chỉ ở một sự vật mà trong nhiều sự vật hiện tượng khác nhau. Chẳng hạn, phạm trù triết học Mac-xít về vật chất, vân đong, không gian, thời gian vv…
2/ Mối quan hệ biên chứng giữa cái riêng-cái chung
2. 1/ Quan điểm của một số nhà triết học về mối quan hệ giữa cái chung-cái riêng
Trong lịch sử triết học tồn tại hai quan điể trái ngược nhau về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung của phái duy thực và phaí duy danh.
Phái duy thực: Cho rằng, chỉ có cái chung mới tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con người, không phụ thuộc vào cái riêng, sinh ra cái riêng.
Phái duy danh: Cho rằng, chỉ cái riêng mới tồn tại khách quan, cái chung chỉ là những từ trống rỗng, do tư tưởng của con người sáng tạo ra.
2. 2/ Triết học Mác khẳng định
Cả cái riêng và cái chung đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng hữu cơ với nhau.
Thứ nhất: Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng mà biểu hiện sự rồn tại của mình. Tức là cái chung không tồn tại thuần tuý bên ngoài cái riêng, mà nó phải thông qua cái riêng.
Thứ hai: Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung. Tức là không có cái riêng nào tồn tại độc lập, mà cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ dẫn tới cái chung.
Như vậy sự vật hiện tượng nào cũng có hai mặt là cái riêng và cái chung, hai mặt này đều tồn tại khách quan. Cái riêng là cái toàn bộ, phong phú hơn cái chung. Còn cái chung là cái bộ phận, nhưng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng. Cái riêng phong phú hơn cái chung bởi ngoài những cái ra nhập với cái chung, nó còn có những đặc điểm riêng biệt mà chỉ nó mới có. Cái chung là cái sâu sắc hơn cái riêng, bởi vì nó phản ánh những mặt những thuộc tính, những mối liên hệ bên trong, tất nhiên, ổn định, phổ biến tồn tại trong cái riêng cùng loại. Vì vậy cái chung là cái gắn liền với bản chất, quy định phương hướng tồn tại và phát triển của sự vật.
Nêu lên mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng, Lênin viết “…Cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến cái chung. Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng. Bất cứ cái riêng nào cũng là cái chung. Bất cứ cái chung nào cũng là một bộ phận, một khía cạnh, hay một bản chấy của cái riêng. Bất cứ cái chung nào cũng chỉ bao quát một cách đại khái tất cả mọi mặt riêng lẻ. Bất cứ cái riêng nào cũng không tham gia đầy đủ vào cái chung…Bất cứ cái riêng nào cũng thông qua hàng ngàn sự chuyển hoá mà liên hệ với những cái riêng thuộc loại khác ( Sự vật, hiện tượng, quá trình )
Đó là những quan hệ giữa cái riêng và cái chung về mặt phương pháp luận theo các quan điểm của cacs trường phái triết học. Và theo quan điểm hiện nay thì quan điểm triết học Mác-Lênin là cơ sở, là tiền đề, phương pháp luân của triết học.
3/ Ý nghĩa phương pháp luận
Cái riêng và cái chung có mối quan hệ biện chứng với nhau nên khi khi vận dụng vào giải quyết vấn đề lợi ích của con người phải chú ý đến cả cái riêng và cái chung ( lợi ích chung, riêng ). Nếu như chỉ chú ý đến lợi ích chung mà không quan tâm đến lợi ích riêng thì phá vỡ sự tồn tại của tập thể, ngược lại chỉ thấy được lợi ích của cái riêng sẽ dẫn đến cá nhân ích kỉ, tách ra khỏi tập thể.
Cái chung chỉ là một bộ phận của cái riêng nên khi ứng dụng bất kì một cái chung nào cần được cá biệt hoá vào những điều kiện hoàn cảnh cụ thể.
Cái chung chỉ tồn tại như một bộ phận của cái riêng. Vì vậy muốn phát hiện cái chung cần thông qua nhiều cái riêng.
Tuyệt đối hoá cái chung sẽ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, kinh viện.
Tuyệt đối hoá cái riêng sẽ rơi vào chủ nghĩa kinh nghiệm.
II/ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (KTTT)
1/ Khái quát chung về kinh tế thị trường
KTTT xuất hiện sớm từ các nước TBCN và nhanh chóng đưa nền kinh tế các nước này phát triển một cách mạnh mẽ.
KTTT trong CNTB tạo ra sự bóc lột của đồng tiền. Điều này dẫn đến nền KTTT đi ngược lại tiến bộ xã hội, phản nhân đạo. KTTT đi sâu, xâm nhập vào từng quóc gia, đưa các nước đó phá triển và dẫn tới sự phát triển đồng bộ nền KTTT trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam KTTT được hình thành và phát triển từ sau đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI ( 1986 ) được phát triển theo định hướng XHCN.
Kinh tế Việt Nam là một bộ phận của nền kinh tế thế giới. Cho nên chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau.
2/ Khái niệm về KTTT


HxdD7zuJ4YI5ZIz
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status