Tiểu luận Phép biện chứng duy tâm của Hegel - Những giá trị và hạn chế - pdf 13

Download Tiểu luận Phép biện chứng duy tâm của Hegel - Những giá trị và hạn chế miễn phí


MỤC LỤC
MỤC LỤC . 1
LỜI MỞ ĐẦU . 2
I. ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬVÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠBẢN CỦA TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC: 3
1. Điều kiện lịch sử:. 3
2. Những đặc điểm cơbản:. 3
II. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY TÂM CỦA HEGEL - NHỮNG GIÁ TRỊVÀ HẠN CHẾ: .6
1. Phép biện chứng duy tâm khách quan vềý niệm tuyệt đối: . 6
2. Phép biện chứng duy tâm vềtriết học: . 7
3. Phép biện chứng duy tâm trong khoa học logic: . 8
4. Phép biện chứng duy tâm vềnhà nước:. 11
5. Phép biện chứng duy tâm của Hegel: . 13
KẾT LUẬN . 20


- Hegel là người có công khôi phục lại quan điểm triết học là khoa học của mọi
khoa học. Hegel muốn xây dựng triết học mang tính vạn năng, đóng vai trò nền
tảng cho tất cả các ngành khoa học, nghĩa là toàn bộ khoa học cụ thể phải nằm
trong triết học. Quan điểm này là quan điểm sai lầm và sau này đã gợi mởi cho
Marx và Engels một cách hiểu mới về vai trò của triết học với khoa học cụ thể.
Trong tư tưởng của Hegel có một điểm đáng lưu ý là triết học là khoa học của
tất cả mọi khoa học. Quan niệm này ra đời trong thời buổi trình độ nhận thức
con người chưa cao nên triết học là một lý luận mang tính phổ quát, bao trùm
và thậm chí là duy nhất. Nó có tham vọng giải thích tất cả lĩnh vực khoa học cụ
thể mà trong thời kỳ đó còn mang tính chất tảng mạn và sơ khai. Thời kỳ đó,
khoa học chưa phân ngành, người ta không thể tìm thấy tri thức về khoa học tự
nhiên trong khoa học cụ thể như ngày hôm nay mà chỉ có thể tìm thấy những tư
tưởng khoa học tự nhiên trong hệ thống triết học tự nhiên của các nhà triết học.
Từ đó nảy sinh quan điểm cho rằng triết học là khoa học của tất cả mọi khoa
Giaûng vieân:TS.Buøi Xuaân Thanh Sinh vieân: Traàn Thò Thanh Hoøa
Pheùp bieän chöùng duy taâm cuûa Hegel - Nhöõng giaù trò vaø haïn cheá Trang 8/21
học, còn các nhà triết học là các nhà thông thái, không chỉ am hiểu một lĩnh vực
mà am hiểu mọi lĩnh vực khác nhau của nhận thức.
Quan điểm này bắt đầu từ Hy Lạp cổ đại, được khẳng định qua các thời đại lịch
sử và đến Hegel là toan tính cuối cùng. Đến tận nửa đầu thế kỷ XIX, Hegel vẫn
cho rằng triết học vẫn là môn học mang tính phổ quát và bao trùm. Quan điểm
đó là quan điểm sai lầm, gợi mở cho Marx cách hiểu mới về triết học và liên
minh của triết học khoa học tự nhiên. Đến giữa thế kỷ XIX, Marx và Engels
mới xóa bỏ quan điểm này, chỉ ra rằng triết học là ngành khoa học độc lập, có
đối tượng nghiên cứu riêng của mình. Chính từ đó, người ta đã biến triết học
thành đặc quyền của một số nhà thông thái, tách lý luận ra khỏi thực tiễn và
biến lý luận thành nhận thức để nhận thức, tư duy để tư duy, tức là nhận thức tự
thân.
- Triết học là tinh hoa của thời đại thể hiện ở dạng tinh thần. Lịch sử triết học đã
khái quát lại toàn bộ lịch sử tư tưởng nhân loại. Hệ thống triết học cuối cùng
trong lịch sử là kết quả của các hệ thống triết học trước đó. Trong quan điểm
này phảng phất sự ngạo mạn của Hegel. Theo Hegel, triết học là sự thể hiện
thời đại mình ở dạng tinh thần và là tinh hoa của thời đại. Ông đặc biệt đề cao
vai trò của triết học theo nghĩa rộng. Ông nói các trường phái triết học tưởng là
khác nhau nhưng thật ra là một vì tất cả chúng đều là triết học và mang tính kế
thừa. Từ đó khẳng định hệ thống triết học cuối cùng trong lịch sử là kết quả của
toàn bộ hệ thống triết học trước đó, đồng thời tuyên bố triết học của Hegel là
cuối cùng trong lịch sử. Chính quan điểm này mâu thuẫn với phép biện chứng
của Hegel. Vì nếu là biện chứng thì không thể cuối cùng được, không tìm ra
nguyên nhân đầu tiên và kết quả cuối cùng.
Hegel tuyên bố: “Bộ óc của Hegel là vĩ đại nhất trong lịch sử và nhân loại không
thể nào tìm bộ óc nào vĩ đại hơn Hegel được, đồng thời triết học của ông là cuối
cùng trong lịch sử”. Nhưng Hegel đâu biết rằng sau đó chính triết học của Marx và
Engels đã phủ định triết học của Hegel. Đó cũng là lẽ đương nhiên vì theo tinh thần
biện chứng mà Hegel đã chỉ ra.
3. Phép biện chứng duy tâm trong khoa học logic:
Để xây dựng logic học mới với tính cách là logic biện chứng, Hegel đã nghiên cứu
toàn bộ quá trình phát triển của logic hình thức cổ điển trước đây. Tuy không phủ
nhận ý nghĩa và vai trò của logic hình thức trong lịch sử nhận thức nhưng Hegel đã
chỉ ra những hạn chế của nó. Hegel phê phán logic học cũ ở các khía cạnh:
- Đối tượng nghiên cứu.
- Tính bất động của các phạm trù quy luật của nó.
Giaûng vieân:TS.Buøi Xuaân Thanh Sinh vieân: Traàn Thò Thanh Hoøa
Pheùp bieän chöùng duy taâm cuûa Hegel - Nhöõng giaù trò vaø haïn cheá Trang 9/21
Logic học là bộ môn khoa học nghiên cứu về tư duy. Trong thời kỳ cổ đại đã có
hình thức logic học của Aristote, đến thời cận đại phát triển thành logic toán gắn
liền với tên tuổi của Leibniz. Hegel phê phán logic cũ vì logic học nghiên cứu về tư
duy, còn logic trước đây là logic học hình thức nghiên cứu về tư duy hình thức chủ
quan, nghĩa là tư duy trong trạng thái bất biến, cô lập, không sinh thành, không biến
đổi và không phát triển. Vì vậy logic học trước đây chưa đầy đủ, chưa đáp ứng
được với sự phát triển của triết học và khoa học. Trên cơ sở đó, Hegel đã sáng tạo
ra một hệ thống logic học mới - logic biện chứng nhằm đem lại cho con người một
cách hiểu mới về bản chất của tư duy và trang bị cho các ngành khoa học một
phương pháp nhận thức mới, đó chính là phương pháp biện chứng. Phép biện
chứng của Hegel là một trong những thành tựu quý giá nhất của triết học cổ điển
Đức nói riêng và lịch sử triết học trước Marx nói chung. Tuy nhiên, Hegel đã sáng
tạo logic biện chứng trên lập trường duy tâm, ông đã xuất phát từ cơ sở đồng nhất
giữa tư duy và tồn tại khi coi những quy luật của tự nhiên, của lịch sử cũng là
những quy luật của tư duy.
Phương pháp tư duy là cách, cách thức nhìn nhận của đối tượng để hình
thành nên hiểu biết về chúng trong đầu óc con người. Phương pháp tư duy hình
thức là phương pháp tư duy nhận thức của sự vật trong trạng thái bất biến, trạng
thái tĩnh và cô lập. Còn phương pháp tư duy biện chứng là phương pháp tư duy
khảo sát đối tượng trong sinh thành, biến đổi và phát triển. Chính Hegel là người đã
khai sinh ra phương pháp tư duy biện chứng này, trở thành phương pháp khoa học,
làm công cụ khoa học khám phá ra chân lý. Theo Hegel, tư duy ở đây hoàn toàn
không được xem xét như là sản phẩm đặc biệt của bộ óc con người như là nét đặc
thù của con người. Hegel đồng nhất tư duy với hoạt động của ý niệm tuyệt đối với
tư cách là cơ sở của mọi sự vật, hiện tượng của thế giới. Hơn nữa tư duy đồng thời
vừa là khách thể, vừa là chủ thể, nó vừa là những gì đang tư duy, vừa là những gì
được tư duy. Tuy nhiên, Hegel cũng thừa nhận cảm giác, trực giác, biểu tượng,
mong muốn là những hình thức của ý thức con người. Nhưng tất cả chúng đối với
ông chỉ là những thể hiện không đầy đủ, là những nét hoa văn bên ngoài của tư
duy, tư tưởng. Vì vậy, vật chất theo ông cũng thuộc về tư duy, tư tưởng mà thôi.
Hegel cho rằng, đối tượng đúng đắn của tư tưởng chính là bản thân tư tưởng vì tư
tưởng là chân lý của mọi sự vật, cho nên sự phát triển cũng cần được tiến hành
theo những quy luật của tư tưởng, theo những quy luật của logi...


F9Q00pEAmP4H16d
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status