Học thuyết tư sản cổ điển - pdf 13

Link tải miễn phí tiểu luận
PHẦN I: MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài.
Sau một thời gian học và được thầy hướng dẫn nghiên cứu môn học Tác phẩm kinh điển Mác – Ăngghen về chủ nghĩa xã hội khoa học. Em thấy rằng rất cần nghiên cứu vấn đề này chi li hơn nữa vì nó sẽ giúp ích rất lớn cho chúng ta “đặc biệt là em ” là người được học chuyên nghành chủ nghĩa xã hội khoa học, hơn nữa nước ta đang là nước đi theo con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Khi chúng ta nghiên cứu vấn đề này thì sẽ thấy rất nhiều điều hay, thú vị và còn ẩn chứa mà chúng ta chưa bao giờ có thể nghĩ tới nằm trong đó như là: khi chúng ta nghiên cứu tác phẩm “ gia đình thần thánh hay là sự phê phán có tính phê phán” ( chống Bau ơ và đồng bọn), thì thấy được là “ thời báo văn học có tính chất phê phán”. Tiếp đó là tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản”

2. Mục tiêu nghiên cứu:
Hê thống lại các lý luận của các nhà kinh tế cổ điển theo một trình tự từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn.
3. Phạm vi nghiên cứu
Do hạn chế về thời gian, nên tiểu luận chỉ bàn về các vấn đề chung nhất trong học thuyết kinh tế của các nhà kinh tế cổ điển. Nghiên cứu những phạm trù chung nhất của nền kinh tế hàng hoá.
4. Phương pháp nghiên cứu.
-Phương pháp duy vật biện chứng va duy vật lịch sử.
-Phương pháp phân tích, so sánh.



m

PHẦN II: NỘI DUNG

I. Sơ lược về tiểu sử của các nhà kinh tế học tư sản cổ điển.
1.1 William Petty (1623-1687).
W.Petty sinh năm 1623, trong một gia đình thợ may cùng kiệt ở một thị trấn yên bình của hampshire, bên dòng sông Test, miền nam nước Anh. Việc học của ông về cơ bản chỉ có học thuộc lòng, đó là một kiểu giáo dục điển hình đối với trẻ em thuộc tầng lớp xã hội thấp trong thời kỳ đó. Mặc dù vậy, W.Petty nổi lên trong cách giáo dục đó vì ông có tính rất tò mò và đọc rộng về văn chương và khoa học.
Vào độ tuổi 13 hay 14 gì đóm ông thôi học và tìm việc trên một chiếc tàu thường xuyên qua lại eo biển Măng-sơ, Trong năm đàu làm việc, ông bị gẫy chân, vì không còn có ích đối với người chủ ông ở lại Pháp. W.Petty quyết định ở lại Pháp và nhập jọc trường Jesuit College ở Caen. Ông rời Cean năm 1640, dành 3 năm trong hải quân, và sa đó đến Hà Lan để học giải phẫu và y học.
Năm 1646 W.Petty trở lại nướic Anh để học nghề y tại trường Oxford. Sau khi nhận bằng tiến sỹ y học ông được bổ nhiệm làm giáo sư giải phẫu tại Oxford. W.Petty trở nên nổi tiềng và được kính trọng vì người ta tưởng ông là kiếp phục sinh từ cái chết của một người đàn bà bị xử treo cổ. Nhưng trong những tuần giảng đầu tiên, ông đã nhận thấy rằng cuộc sống nghiên cứu không thích hợp đối với ông và ông đã rời Oxford để trở thành một bác sỹ trưởng trong quân đội Ailen,. cùng thời gian đóm W.Petty trở thành người giám sát chính ở Ailen, và ông đã dùng kiến thức có được trong công việc này để tích luỹ được nhiều của cảc và đất đai. Vào những năm 1660, ông giúp thành lập một Hiệp hội hoàng gia London về nâng coa hiểu biết tự nhiên. Cương lĩnh của nó tuân thieo phương pháp kho học của Francis Bacon-sử dụng quan sáo và thí nghiệm đểt nghiên cứu thế giới tự nhiên và xã hội.
1.2. Francois Quesnay (1694-1774).
F.Quesnay nổi tiếng với tư cách là người sáng tạo ra mô hình kinh tế đầu tiên, tức là Biểu kinh tế, và với tư cách là người đứng đầu phái trọng nông, trường phái tư tưởng kinh tế đầu tiên. Tuy vậy, F.Quesnay được ngưỡng mộ vì nhiều điều khác như việc đề xuất của ông về thị trường tự do, phân tích sự tạo thành văn hoá phân phối thặng dư kinh tế, cũng như cách nhìn nhận của ông về nền kinh tế như là một tập hợp gắn kết chặt chẽ của các bộ phận độc lập.
F.Quesnay sinh năm 1694 ở gần Versailles. Cha ông là một nông dân và là chủ một cửa hàng nhỏ, vì thế ông không được giáo dục một cách chính thống, nhưng F.Quesnay là một người rất ham mê sách .
Vào tuổi 17, ông quyết định trở thành nhà giải phẫu. Mặc dù không thích khoá học y khoa nhưng ông vẫn tiếp tục nghiên cứu. Năm 1735, ông được mời làm bác sỹ riêng cho công tước Villenroy. Năm 1774, ông nhận bằng tiến sỹ y học và trở thành thành viên của Hội khoa học Pháp.
Lúc 55 tuổi, F.Quesnay trở nên quan tâm đên kinh tế học và toán học. Với hiểu biết rộng và có nhiều mối quan hệ với những người có địa vị cao, ông được viết một số mục trong Bách khoa thư của Diderot. Những mục đó đã làm ông trở nên nổi tiếng và được nhiều người ủng hộ.
Chịu ảnh hưởng của các phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên, F.Quesnay cổ vũ nhiệt thành cho trật tự tự nhiên của cách sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên cơ sở tự do cạnh tranh, không có sự can thiệp của nhà nước. Ông có công lớn trong việc phân tích tư bản và “sản phẩm thuần tuý” của nền kinh tế.
1.3. Adam Smith (1723-1790).
A.Smith sinh năm 1723 tại Kirkcaldy, một thị trấn nhỏ gần Edinburgh, Scotland. Cha ông là một luật sư đã mất ngay trước khi ông sinh ra. Do vậy, A.Smith được mẹ và những người bảo trợ theo di chúc của cha ông nuôi nấng.


5nn3h8ACN7qgs1U
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status