Tiểu luận Sự phát triển của chủ nghĩa duy vật từ thời cổ đại đến triết học cổ điển Đức - pdf 13

Download Tiểu luận Sự phát triển của chủ nghĩa duy vật từ thời cổ đại đến triết học cổ điển Đức miễn phí



Vào thế kỷ XVII, nước Anh là quốc gia tư bản lớn nhất ở Tây Âu, không những phát triển về kinh tế, xã hội mà khoa học và văn hóa cũng phát triển mạnh. Triết học Anh thế kỷ XVII là ngọn cờ lý luận của giai cấp tư sản Anh trước và sau cách mạng, thiên về duy vật và duy cảm. Tuy nhiên do tính chất không triệt để của cách mạng tư sản Anh nên chủ nghĩa duy vật Anh cũng thiếu triệt để. Các đại biểu của chủ nghĩa duy vật Anh thời kỳ này là Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ và G.Lốccơ.


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35501/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

g chính là các nhà khoa học cụ thể. Ngoài ra còn có sự giao lưu giữa Hy lạp với một số nước phương Đông nên triết học Hy Lạp cũng chịu sự ảnh hưởng của triết học phương Đông.
Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong lịch sử triết học cổ đại Hy Lạp thể hiện nổi bật ở sự đấu tranh giữa hai đường lối triết học: đường lối của Platôn ( thay mặt cho chủ nghĩa duy tâm) và đường lối của Đêmôcrít ( thay mặt cho chủ nghĩa duy vật). Ngoài ra còn rất nhiều trường phái trường phái triết học có quan điểm duy vật tiến bộ khác.
I.3.1. Các trường phái có quan điểm duy vật trong triết học cổ Hy Lạp
Trường phái Milê
Có ba nhà triết học tiêu biểu là Talét (629 - 547 TCN), Anaximanđrơ ()615 - 546 TCN) và Anaximen (585 - 546 TCN). Trong đó Talét được coi là người đặt nền móng cho triết học Milê, ông không chỉ là một nhà triết học mà còn là nhà buôn, nhà hoạt động chính trị, nhà toán học và thiên văn học. Talét quan niệm nước là khởi nguyên của mọi sự vật. Mọi vật đều sinh ra từ nước và khi chết đi lại trở về với nước.
Anaximanđrơ lại cho rằng cơ sở đầu tiên của mọi vật là "vô cùng". "Vô cùng" là vật chất không có hình thức nhất định, không có gì quy định, là vô cùng và vô hạn. "Vô cùng" luôn luôn vận động và biến đổi, nhờ đó các sự vật cụ thể như đất, nước, lửa và không khí ra đời. Bốn sự vật cụ thể này khi mất đi lại trở về với "vô cùng".
Anaximen cho rằng không khí là cơ sở đầu tiên của mọi sự vật. Sự vật sinh ra do sự vận động không ngừng của không khí. Không khí đặc lại thành gió, mây, đất, nước, đá. Không khí loãng ra thành lửa. Các sự vật khác đều do những cái đó sinh ra. Ngay cả thần linh cũng do không khí sinh ra.
Trường phái triết học Milê đã đặt cơ sở đầu tiên cho quan niệm duy vật về thế giới và các nhà triết học của trường phái đó là các nhà biện chứng tự phát. Họ đã dựa vào sự quan sát trực tiếp thế giới để xem xét nó.
Hêraclít (530 - 470 TCN)
Hêraclít là một nhà triết học duy vật. Điều đó thể hiện trong việc ông thừa nhận lửa là bản nguyên của mọi vật, đó là yếu tố căn bản, duy nhất, phổ biến của thế giới. Dưới tác động của lửa, đất biến thành nước, nước biến thành không khí và ngược lại. Sự hoạt động tinh thần của con người cũng bị quy định bởi sự biến hóa của lửa.
Trường phái Pitagor
Do nhà triết học và toán học nổi tiếng Pitagor (571 - 497 TCN) sáng lập. Pitagor cho rằng bản nguyên của thế giới là con số. Con số là lực lượng chi phối toàn bộ thế giới theo quy luật. Vì vậy, nhận thức sự vật và thế giới là nhận thức về con số. Con số cũng là cơ sở của các hiện tượng tinh thần. Con số tồn tại vĩnh viễn nên tinh thần là bất tử; nó chỉ chuyển từ vật này sang vật khác.
Lơxíp (khoảng 500 - 440 TCN)
Là người sáng lập ra học thuyết nguyên tử ở Hy Lạp cổ đại. Những quan điểm triết học của ông được biết đến thông qua Đêmôcrít - học trò của ông và những nhà triết học khác. Lơxíp cho rằng khởi nguyên của vật chất không phải bốn yếu tố (đất, nước, lửa, không khí) mà là các nguyên tử. Nguyên tử là các hạt vật chất vô cùng nhỏ bé, không phân chia được. Các nguyên tử vô cùng nhiều, chúng có hình thức và kích thước khác nhau. Sự sắp xếp khác nhau về hình thức giữa các nguyên tử tạo nên các sự vật khác nhau còn bản thân nguyên tử không thay đổi.
Đêmôcrít (khoảng 460 - 370 TCN)
Đêmôcrít là nhà triết học duy vật vĩ đại nhất trong thế giới cổ đại, từng đi qua nhiều nước và tiếp thu nhiều tri thức triết học, khoa học có giá trị. Đêmôcrít tiếp tục phát triển quan điểm của Lơxíp về thuyết nguyên tử, ông còn thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa vật chất và vận động, vận động là vốn có của nguyên tử chứ không phải được đưa từ bên ngoài vào. Tuy vậy, ông vẫn chưa thấy được nguồn gốc của vận động và vận động không chỉ là sự di chuyển trong chân không của nguyên tử.
Xuất phát từ quan niệm về nguyên tử, về sự vận động của chúng, Đêmôcrít khẳng định vũ trụ do vô số thế giới tạo nên. Những thế giới này lại do sự sắp xếp khác nhau của nguyên tử tạo thành.
Dựa vào thuyết nguyên tử, Đêmôcrít thừa nhận sự ràng buộc lẫn nhau theo luật nhân quả, tính khách quan và tất nhiên của các sự vật, hiện tượng tự nhiên. Đó là quyết định luận duy vật - một đóng góp quan trọng của Đêmôcrít vào triết học duy vật. Song, ông lại phủ nhận tính ngẫu nhiên và cho rằng đó là một hiện tượng không có nguyên nhân, là khái niệm chủ quan do con người nêu ra để che dấu sự ngu dốt của mình.
Quan điểm duy vật của Đêmôcrít còn thể hiện trong việc ông bác bỏ quan niệm về sự sản sinh ra sự sống và con người của thần thánh. Ông cho rằng sự sống là kết quả của quá trình biến đổi dần dần từ thấp đến cao của tự nhiên. Ngay cả linh hồn cũng do một loại nguyên tử đặc biệt cấu tạo nên. Cái chết chính là sự phân tán của các nguyên tử cấu tạo nên thể xác và linh hồn chứ không phải linh hồn rời khỏi thể xác. Tuy quan niệm của Đêmôcrít còn mộc mạc song nó giữ vai trò rất quan trọng trong việc chống lại các quan điểm duy tâm và tôn giáo về tính bất tử của linh hồn con người.
Triết học duy vật của Đêmôcrít đã đóng vai trò quan trọng trong chủ nghĩa vô thần. Theo ông, sở dĩ con người có quan niệm về thần là do con người hoảng sợ trước những hiện tượng của tự nhiên như sấm, chớp ... Và sự tồn tại của thần chỉ là sự nhân cách hóa những hiện tượng của tự nhiên hay những thuộc tính của chính con người.
Tóm lại, những quan điểm, tư tưởng triết học của Đêmôcrít còn mang tính chất phác, mộc mạc, trực quan song đã đưa triết học duy vật Hy Lạp cổ đại lên bước tiến mới, đóng góp cho kho tàng triết học của nhân loại những thành quả vô giá.
Arixtốt (384 - 322 TCN)
Arixtốt là nhà triết học vĩ đại có bộ óc bách khoa trong số các nhà triết học Hy Lạp cổ đại, là học trò của Platôn nhưng lại có nhiều quan điểm bất đồng với Platôn. Ông khẳng định: Tự nhiên là tất cả sự vật có một bản thể vật chất luôn vận động và biến đổi, không có và không thể có bản chất của sự vật lại nằm ngoài sự vật. Ông cũng thừa nhận vật chất và vận động có quan hệ chặt chẽ, không thể tách rời nhau; ông còn phân biệt sáu hình thức vận động: phát sinh, tiêu diệt, thay đổi trạng thái, tăng lên, giảm đi, di chuyển vị trí. Nhưng lại sai lầm ở chỗ quan niệm rằng vận động của sự vật là do có sự đẩy đầu tiên của thần linh, đây là khía cạnh duy tâm trong quan điểm triết học của ông.
Quan điểm duy vật của Arixtốt còn thể hiện trong quan niệm linh hồn chỉ có trong cơ thể sống của sinh vật và linh hồn không thể là bất tử cũng như trong nhận thức luận của ông. Ông khẳng định tự nhiên là đối tượng của nhận thức và là nguồn gốc của kinh nghiệm, cảm giác.
Như vậy, dù là một nhà triết học duy vật không triệt để nhưng Arixtốt cũng có nhiều đóng góp cho triết học Hy Lạp cổ đại thông qua các tác phẩm của ông.
I.3.2. Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa duy vật tr...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status