Tiểu luận Tri thức của con người hiện nay và nền kinh tế tri thức - pdf 13

Download Tiểu luận Tri thức của con người hiện nay và nền kinh tế tri thức miễn phí



Nội dung trình bày:
Tri thức là gì? 3
Tri thức của con người hiện nay và nền kinh tế tri thức 3
Quan điểm triết học của Mac về con người 5
Tầm quan trọng của vấn đề trang bị tri thức cho con người 6
Thực trạng giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay 7
1/Định hướng và chủ trương phát triển giáo dục của Đảng và Nhà nước: 7
2/Ở bậc giáo dục mầm non 7
3/Ở bậc giáo dục phổ thông 7
4/Giáo dục dạy nghề 8
5/Giáo dục đại học và sau đại học 8
6/Giáo dục không chính quy 9
Giải pháp cho vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay 10
Tài liệu tham khảo 11
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35503/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ó
BÀI TIỂU LUẬN MÔN NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN
Chuyên đề tiểu luận:
Tầm quan trọng của vấn đề trang bị tri thức cho con người trong nền kinh tế tri thức? Những giải pháp cho vấn đề giáo dục con người ở VN hiện nay?
Nền kinh tế tri thức?
Quan điểm triết học Mác về con người và tầm quan trọng của vấn đề trang bị tri thức cho con người?
Những giải pháp cho vấn đề giáo dục con người ở Việt Nam hiện nay?
Nội dung trình bày:
Tri thức là gì?
Từ thời kì xa xưa, con người đã có tri thức. Tri thức được hình thành trước cả khi hình thành xã hội, có thể nói, từ khi con người bắt đầu có tư duy thì lúc đó có tri thức. Ví dụ, người tiền sử sau một thời gian quan sát biết được rằng đàn voi mamut thường xuyên đi qua một hẻm núi nào đó, lúc đó là thời điểm thích hợp nhất để tấn công đàn voi, đó chính là tri thức từ xưa, và họ đã vận dụng tri thức này trong việc săn bắt voi làm thức ăn. Trải qua một thời gian dài phát triển của lịch sử, cho đến ngày nay, khi mà sự trao đổi thông tin, tri thức của con người được thực hiện dễ dàng và nhanh chóng đã hình thành nên một lượng lớn tri thức trong rất nhiều lĩnh vực mà vai trò của nó đối với sự phát triển kinh tế-xã hội mới được đề cập nhiều. Thế nhưng, tri thức là gì?
Có rất nhiều cách định nghĩa về tri thức nhưng có thể hiểu “Tri thức là sự hiểu biết, sáng tạo và những khả năng, kỹ năng để ứng dụng nó (hiểu biết và sáng tạo) vào việc tạo ra cái mới nhằm mục đích phát triển kinh tế xã hội.
Tri thức bao gồm tất cả những thông tin, số liệu, bản vẽ, tưởng tượng (sáng tạo), khả năng, kỹ năng, quan niệm về giá trị và những sản phẩm mang tính tượng trưng xã hội khác. Hay có thể nói, tri thức là những gì con người đúc kết từ những quan sát, tiếp nhận từ thế giới bên ngoài và những gì được hình thành, sáng tạo trong ý thức con người từ những sự vật, hiện tượng bên ngoài (hay ta gọi đó là sự sáng tạo).
Tri thức của con người hiện nay và nền kinh tế tri thức
Trong những thập niên gần đây, nhờ sự phát triển vượt bậc của nền vật lý hiện đại, đặc biệt là trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ thông tin, tri thức của con người được phát sinh ngày càng nhiều do có sự trao đổi, học hỏi lẫn nhau giữa các nước trên thế giới. Cứ mỗi năm, lượng tri thức của con người lại tăng lên theo cấp số nhân. Có thể nói, lượng tri thức của loài người hiện nay đã vượt xa khả năng lưu trữ của bất cứ người nào và bất cứ thiết bị lưu trữ nào trên thế giới.
Tri thức của con người được hình thành trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội, kinh tế chính trị và khoa học kỹ thuật, mà nền tảng là tri thức khoa học kỹ thuật đã tạo sự thúc đẩy cho các tri thức trong lĩnh vực khác phát triển. Tri thức khoa học đã có từ lâu, nhưng sự phát triển của tri thức khoa học chỉ thực sự vượt bậc trong 2 cuộc cách mạng công nghiệp trong các thế kỷ trước. Một là cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 16 bắt nguồn ở nước Anh và cuộc cách mạng công nghiệp vào thế kỷ 19 đã tạo nên bộ mặt thế giới ngày nay. Hai cuộc cách mạng này cùng với các sản phẩm công nghiệp của nó đã giúp con người có được cuộc sống tiện lợi và thoải mái hơn, đồng thời thỏa mãn các nhu cầu ngày càng cao của con người. Điển hình là sự ra đời của các phương tiện giao thông vận tải mới như ô tô, máy bay,… đã rút ngắn khoảng cách giữa các châu lục, các đại dương với nhau và các công cụ máy móc hỗ trợ con người trong quá trình làm việc như máy vi tính, robot,…
Trong sự phát triển vượt bậc của tri thức nhân loại, kinh tế thế giới đang bước vào một thời đại mới, một trình độ mới. Đó là trình độ mà “nhân tố quan trọng nhất là việc chiếm hữu, phân phối nguồn tri lực và việc sáng tạo, phân phối và sử dụng tri thức trong các ngành kĩ thuật cao”. Tiêu chí chủ yếu của nó là lấy tri thức, trí óc làm yếu tố then chốt để phát triển kinh tế và tồn tại trực tiếp giống như các yếu tố sức lao động và tài nguyên. Đó là thời đại mà “Tri thức đã trở thành động lực chủ yếu của sự phát triển xã hội”
Chính vì vậy, nền kinh tế hiện nay được gọi là nền kinh tế tri thức. Vậy nền kình tế tri thức là nền kinh tế trong đó quá trình thu nhận truyền bá, sử dụng, khai thác, sáng tạo tri thức trở thành thành phần chủ đạo trong quá trình tạo ra của cải vật chất.
Nền kinh tế tri thức có nhiều đặc điểm cơ bản khác biệt so với các nền kinh tế trước đó:
Tri thức khoa học-công nghệ cùng với lao động kỹ năng cao là cơ sở chủ yếu và phát triển rất mạnh.
Nguồn vốn quan trọng nhất, quý nhất là tri thức, nguồn vốn trí tuệ.
Sáng tạo và đổi mới thường xuyên là động lực chủ yếu nhất thúc đẩy sự phát triển.
Nền kinh tế mang tính học tập.
Nền kinh tế lấy thị trường toàn cầu là mổi trường hoạt động chính
Nền kinh tế phát triển bền vững do được nuôi dưỡng bằng nguồn năng lượng vô tận và năng động là tri thức.
Quan điểm triết học của Mac về con người
Nền kinh tế là do con người hình thành nên và cũng vì lợi ích của con người. Do đó, khi nói đến nền kinh tế tri thức không thể không nói đến con người. Con người là chủ thế chính trong nền kinh tế.
Theo chủ nghĩa Mac – Lênin, con người là khái niệm chỉ những cá thể người như một chỉnh thể trong sự thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội của nó. Con người là sản phẩm của sự tiến hóa lâu dài từ giới tự nhiên và giới sinh vật. Do vậy nhiều quy luật sinh học cùng tồn tại và tác động đến con người. Để tồn tại, con người cũng phải ăn, uống, mặc, ở… Do đó, mục tiêu của nền kinh tế chính là phục vụ con người, thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của con người. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế từ xưa đến nay.
Nếu chỉ dừng lại ở thuộc tính sinh học của con người thì vẫn chưa đủ. Các nhu cầu của con người không còn mang tính hoang dã như các động vật khác mà đã được xã hội hóa. Mác viết : “Bản chất của con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất của con người là tổng hòa của những mối quan hệ xã hội” Luận điểm trên của Mac không có ý phủ nhận vai trò của các yếu tố và đặc điểm sinh học của con người mà chỉ khẳng định rằng ngoài mặt sinh học, con người còn có mặt xã hội của mình, không có con người trừu tượng thoát ly khỏi hoàn cảnh xã hội. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội đó (như quan hệ giai cấp, dân tộc, quan hệ chính trị, kinh tế, quan hệ cá nhân, gia đình, xã hội…) con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình.
Mác nói” Bản thân con người bắt đầu bằng việc tự phân biệt với súc vật ngay từ khi con người bắt đầu sản xuất ra tư liệu sinh hoạt của mình”, như vậy con người đã gián tiếp sản xuất ra đời sống vật chất của mình. Đây là luận điểm quan trọng nhất trong việc khẳng định con người là chủ thể của nền kinh tế, là nhân tố quyết định sự phát triển kinh t
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status