Tiểu luận Vai trò vị trí và mỗi quan hệ giữa gia đình và xã hội - pdf 13

Download Tiểu luận Vai trò vị trí và mỗi quan hệ giữa gia đình và xã hội miễn phí



Trong thực tế , vị trí và vai trò to lớn của gia đình vớ tính cách là tế bào của xã hội được thể hiện ở các chức năng cơ bản sau đây :
 
- chức năng tá sản xuất ra con người: đây là chức năng đặc thù của con người . Chức năng này đáp ứng như cầu tình cảm riêng,rất tự nhiên của cá nhân là sinh đẻ con cái, đồng thời mang ý nghĩa chung lớn lao là cung cấp cho xã hội một lớp người mới, một lực lượng lao động mới, đảm bảo sự phát triển liên lục và trường tồn của loài người .Trong mỗi gia đình việc coi trọng chức năng sinh đẻ của gia đình thể hiện ở việc trực tiếp quan tâm đến điều kiện vật chất và điều kiện thuận lợi cho việc mang thai và sinh nở của các bà mẹ.Việc sinh đẻ diễn ra ở tưng gia đình nhưng lại quyết định đến mật độ dân cư của mỗi quốc gia và toàn quốc tế – một yếu tố cấu thành sự tồn tại của xã hội,liên quan chặt chẽ đến quá trình phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35444/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Vai trò vị trí và mỗi quan hệ giữa gia đình và xã hội
MỞ ĐẦU
Lịch sử loài người đã trải qua năm chế độ với những đặc thù và màu sắc riêng từ cộng sản nguyên thuỷ đến xã hội chủ nghĩa. Đồng thời lịch sử nhân loại cũng đã trải qua nhiều hình thức gia đình: gia đình đối ngẫu, gia đình một vợ một chồng …
Trong thời đại ngày nay,cùng với sự phát triển của xã hội với nhiều vấn đề mới nảy sinh , trong đó vấn đề gia đình cũng có những biến đổi rất phức tạp. “năm quốc tế gia đình” (IYF) với chủ đề “gia đình , các nguồn lực và các trách nhiệm trong thế giới đang đổi thay” là ý tưởng tốt đẹp của cộng đồng thế giới nhằm động viên các quốc gia cần chú ý hơn đến việc xây dựng và củng cố gia đình .Qua đó một lần nữa cho thấy , gia đình đã trở thành một vấn đề thời sự được nhân loại quan tâm .
Đảng ta rất coi trọng vấn đề gia đình , Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh: “Nêu cao trách nhiệm của gia đình trong xây dựng và bồi dưỡng các thành viên của mình có lối sống văn hoá , làm cho gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội” .
Trước những yêu cầu của sản xuất và sinh hoạt , những đòi hỏi của đời sống kinh tế , quan hệ giữa gia đình và xã hội dần trở nên chặt chẽ mật thiết với nhau, giữa các thành viên trong cộng đồng xuất hiện những cơ chế ràng buộc lẫn nhau phù hợp và thích ứng với những điều kiện sản xuất, sinh hoạt của mỗi một nền sản xuất. Gia đình dần trở thành một thiết chế xã hội, một hình ảnh “xã hội thu nhỏ” , nhưng không phải là thu nhỏ một cách đơn giản các quan hệ xã hội . Như vậy gia đình được coi là một thiết chế đặc thù , nhỏ nhất, cơ bản nhất.
Tóm lại gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người , một thiết chế văn hoá - xã hội đặc thù ,được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống , quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục … giữa các thành viên.
VỊ TRÍ VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH TRONG XÃ HỘI
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt , được hình thành , duy trì và củng cố chủ yếu trên cơ sở hôn nhân và huyết thống . Đúng như C.Mác đã nói ‘… hàng ngày tái tạo ra đời sống của bản thân mình, con người bắt đầu tạo ra những người khác, sinh sôi nảy nở - đó là quan hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái , đó là gia đình”.
Cho nên yếu tố huyết thống và tinh cảm là nét bản chất nhất của gia đình . Nhưng xét rộng hơn và đầy đủ hơn, gia đình không chỉ là một đơn vị tình cảm – tâm lý , mà còn là một tổ chức kinh tế – tiêu dùng ( sở hữu, sản xuất, thu nhập, và chi tiêu …), một môi trường giáo dục - văn hoá( văn hoá gia đình và cộng đồng) , một cơ cấu – thiết chế xã hội ( có cơ chế và cách thức vận động riêng) …
1.Vị trí của gia đình.
- Gia đình là “tế bào của xã hội”. Điều này trước hết chỉ ra rằng , gia đình và xã hội có mỗi quan hệ mật thiết với nhau. Quan hệ đó giống như sự tương tác hữu cơ của quá trình trao đổi chất , duy trì sự sống giữa tế bào và cơ thể sinh vật. Xã hội ( cơ thể ) lành mạnh tạo điều kiện cho các gia đình tiến bộ, gia đình (tế bào) hạnh phúc góp phần cho sự phát triển hài hoà của xã hội.
Trong mỗi quan hệ mật thiết ấy , trình độ phát triển về mọi mặt của quyết định đến hình thức , tính chất kết cấu và cả quy mô gia đình .C.Mác nhiều lần lưu ý rằng : tôn giáo , gia đình, nhà nước, pháp quyền , đạo đức, khoa học nghệ thuật … chỉ là những hình thức đặc thù của sản xuất và phụp tùng quy luật chung của sản xuất.
Thực tế lịch sử cho thấy , gia đình lần lượt biến đổi tương ứng với những giai đoạn phát triển của xã hội khác nhau. Theo Ph.Ăngghen , trong xã hội công xã nguyên thuỷ,trình độ lực lượng sản xuất rất thấp, cá nhân không tách rời tập thể , cuộc sống cộng đồng về nhiều mặt … đã tạo nên hình thức gia đình tập thể- quần hôn. Mỗi bước tiến của xã hội cộng đồng nguyên thuỷ và kết quả của đào thải tự nhiên lại đưa đến những dạng mới, mang sắc thái tiến bộ hơn cho hình thức gia đình này . Gia đình đầu của xã hội cộng đồng nguyên thuỷ có gia đình cùng dòng máu(huyết thống), các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ. Đến giai đoạn giữa của xã hội cộng đồng nguyên thuỷ xuất hiện gia đình punaluna(ban thân) , trong đấy quan hệ tính giao giữa anh em trai và chị em gái đã bị huỷ bỏ. Và giai đoạn cuối của xã hội này đã hình thành gia đình cặp đôi(đối ngẫu) ,trong đó kết hôn từng cặp đã tồn tại (tuy còn lỏng lẻo): trong số vợ rất đông của mình , người đàn ông có một vợ chính ,và trong số nhiều người chồng khác anhh ta là người chồng chính của người đàn bà ấy . Những kiểu trên của gia đình gia đình tập thể, kinh tế cộng đồng nguyên thuỷ , chế độ mẫu hệ, không có áp bức và bất bình đẳng giữa các thành viên
Bước sang chế độ nô lệ, trõngã hội nảy sinh hình thức gia đình cá thể – một vợ một chồng . Đó là kết quả trực tiếp của việc hình thành chế độ sở hữu tư nhân “hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên điều kiện tự nhiên, mà dựa trên những điều kiện kinh tế – tức là trên thắng lợi của sở hữu tư nhân đối với sở hữu công cộng nguyên thuỷ và tự phát “ (tất nhiên ,kết qủa vẫn còn do quy luật đào thải tự nhiên, ngoài ra còn có thêm một nguyên nhân nữa là nguyên nhân tình cảm , thể hiện người phụ nữ ngày càng có nhu cầu chỉ cần sống với một người đàn ông nhất định …). Từ đó gia đình trở thành một đơn vị kinh tế riêng lẻ,kết cấu và quy mô thu hẹp hơn, quan hệ chồng với vợ , bố mẹ với con cái … mang tính phục tùng và bất bình đẳng, nạn ngoại tình và mại dâm phát triển …
Trải qua các xã hội nô lệ , phong kiến tư bản … và từng giai đoạn khác nhau, gia đình cá thể còn có những đặc thù riêng. Theo Ph.Ăngghen ,chính từ các xã hội có chế độ tư hữu tư nhânvà đối kháng giai cấp , trong các tầng lớp nhân dân lao động cũng đã xuất hiện mầm mống một kiểu gia đình mới mà hôn nhân không phải là chỉ hình thành đầy đủ và phổ biến trong những điều kiện mới của xã hội có tự do và bình đẳng thực sự. Đến khi đó , gia đình mới có khả năng thể hiên đầy đủ vị trí xứng đáng của mình đối với sự phát triển chung của xã hội.
Như vậy , gia đình là sản phẩm của lịch sử .Nhưng với tư cách là tế bào của xã hội, gia đình tác động tích cực đến tiến trình phát triển của xã hội.Ph.Ăngghen nhận định: “theo quan điểm duy vật ,nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng , là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp. Nhưng bản thân sự sản xuất đó lại có hai loại. Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm , áo quần, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó ;mặt khác là sản xuất ra bản thân con người , là sự truyền nòi giống .Những trật tự xã hội , trong đó mỗi con người của một thời đại lịch sử nhất địn...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status