Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối

Lời nói đầu 1
1. Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa
vật chất với ý thức .2
1.1. Vật chất quyết định ý thức 2
1.2. ý thức tác động trở lại vật chất 4
2. Vận dụng quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ
giữa vật chất với ý thức vào sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. .7
2.1. Xuất phát từ thực tế khách quan từ đó đề ra đường lối,
chủ trương, chính sách, kế hoạch, phương hướng,
mục tiêu đúng đắn cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội ở nước ta hiện nay .7
2.2. Phát huy vai trò của chức năng động chủ quan và chống chủ
quan duy ý chí . .12
3. Kết luận 15
4. Phụ lục .16
5. Tài liệu tham khảo 17
Tiến lên chủ nghĩa xã hội là mục tiêu cách mạng lớn lao nhất và quan trọng
nhất của Đảng và nhân dân ta hiện nay vì chỉ có thực hiện được mục tiêu này,
chúng ta mới có thể xây dựng được một nước Việt Nam mà theo cách nói của Hồ
Chí Minh là: “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh”. Và
cũng chỉ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chúng ta mới có thể làm thoả mãn
ham muốn tột cùng, ham muốn cuối đời của Người đó là : “Làm sao cho dân ta ai
cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành ...”. Vậy chúng ta phải làm thế
nào để thực hiện mục tiêu trên? Từ thực tế hiện nay cùng với con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta là bỏ qua chế độ chủ nghĩa tư bản, mà tại đại hội VII của
Đảng ta lần đầu tiên đã khẳng định: Chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho hoạt động của Đảng. Tức là, chúng ta
phải: dùng lập trường, quan điểm, phương pháp chủ nghĩa Mác - Lênin mà tổng
kết những kinh nghiệm của Đảng ta, phân tích một cách đúng đắn những đặc điểm
của nước ta. Có như thế chúng ta mới có thể dần dần tìm hiểu được quy luật phát
triển của Cách mạng Việt Nam, định ra được đường lối, phương châm, bước đi cụ
thể của Cách mạng xã hội chủ nghĩa phù hợp với tình hình nước ta.
Làm đề tài tiểu luận này, vơí tư cách là một sinh viên, một công dân của
nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, một mặt tui muốn cùng mọi người tìm
hiểu sâu hơn và kĩ hơn về Triết học Mác - Lênin phần chủ nghĩa duy vật biện
chứng. Cụ thể hơn, đó là mối quan hệ biện chứng giữa vật chất với ý thức. Mặt
khác, tui cũng muốn góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp cách
mạng lớn lao của toàn Đảng, toàn dân ta hiện nay- sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội- mà nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin. Đó là, mọi sách lược,
chiến lược cách mạng của chúng ta phải được xuất phát từ thực tế khách quan,
phát huy được chức năng động chủ quan và đồng thời chống chủ quan duy ý chí.
Đây được coi là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi nó quyết định sự thành công
hay thất bại trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Điều này sẽ được lý
giải rõ hơn trong phần nội dung của đề tài.
1. Quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức.
1.1. Vật chất quyết định ý thức.
Trước tiên chúng ta phải đi tìm hiểu vật chất là gì? Theo Lênin thì “Vật
chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con
người trong cảm giác và được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh
lại và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác’’. như vậy định nghĩa vật chất của Lê-
nin nổi lên một số nội dung cơ bản sau:
Thứ nhất, vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thứcvà không phụ
thuộc vào ý thức.
Thứ hai, vật chất là cái gây lên cảm giác ở con người khi bằng cách nào đó
(trực tiếp hay gián tiếp) tác động lên các giác quan của con người.
Thứ ba, vật chất cái mà cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản
ánh của nó.
Qua đó, Lênin muốn khẳng định rằng, trong nhận thức luận, vật chất luôn
mang tính thứ nhất, là cái quyết định: vật chất quyết định sự hình thành ý thức,
quyết định nội dung phản ánh, quyết định sự biến đổi của ý thức và nó còn là điều
kiện để hiện thực hoá ý thức.
Dựa trên những thành tựu của khoa học tự nhiên nhất là sinh lý học thần
kinh, chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định rằng ý thức là một thuộc tính của
vật chất nhưng không phải của mọi dạng vật chất mà chỉ là thuộc tính của một
dạng vật chất sống có tổ chức cao là bộ óc người. Bộ óc người là cơ quan vật chất
của ý thức. Khoa học cũng đã chứng minh được rằng, thế giới vật chất nói chung
và trái đất nói riêng đã từng tồn tại rất lâu trước khi xuất hiện con người và bộ óc
người, rằng ý thức ra đời là kết quả của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên cho
tới khi xuất hiện con người và bộ óc người. Hoạt động ý thức của con người diễn
ra trên cơ sở hoạt động sinh lý thần kinh của bộ não người. Bộ não người bao gồm
khoảng 15 đến 17 tỉ tế bào thần kinh, các tế bào này tạo nên vô số các mối liên hệ
nhằm thu nhận, xử lý, truyền dẫn và điều khiển toàn bộ các hoạt động của cơ thể
trong quan hệ đối với thế giới bên ngoài qua cơ chế phản xạ không điều kiện và có
điều kiện.
Không chỉ có thế, vận động của ý thức, tư duy trên thực tế cũng là sản
phẩm của sự vận động của vật chất. Điều đó được chứng minh một cách khá rõ
ràng ở hình thức vận động xã hội của vật chất. Đó là sự thay thế lẫn nhau của các
hình thái kinh tế- xã hội, từ đó sớm hay muộn cũng dẫn đến sự thay đổi của ý thức,
của cách nghĩ, bởi tồn tại xã hội bao giờ cũng quyết định ý thức xã hội.
Vai trò cơ sở, quyết định của vật chất còn được thể hiện ở chỗ nó quyết
định nội dung phản ánh, quyết định sự biến đổi của ý thức.
Từ nội dung thứ hai trong định nghĩa vật chất của Lênin rằng: Vật chất mà
cái cảm giác, tư duy, ý thức chẳng qua chỉ là sự phản ánh của nó, mà ta thấy rằng
nội dung phản ánh của ý thức là thế giới bên ngoài, là hiện thực khách quan. Hay
nói như chủ nghĩa duy vật macxit : ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào
trong bộ óc của con người. Chính vì vậy mà thế giới khách quan như thế nào thì ý
thức phản ánh như thế ấy, không nên phản ánh một cách xuyên tạc, hư ảo, bóp
méo sự thật về thế giới khách quan như việc tô vẽ hình tượng các vị thần linh. Nói
cách khác, nội dung phản ánh của ý thức phải lấy cái khách quan làm tiền đề và bị
cái khách quan quy định.
Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức. Do ý thức là chức năng của bộ
não người. Hoạt động ý thức không diễn ra ở đâu ngoài những hoạt động sinh lý
thần kinh của bộ não. ý thức phụ thuộc vào hoạt động của bộ não, do đó khi bộ
não bị tổn thương thì hoạt động ý thức sẽ không được bình thường hay bị rối
loạn.
Mặt khác, trong hoạt động của con người, nhu cầu vật chất bao giờ cũng
giữ vai trò quyết định, chi phối và quy định mục đích hoạt động bởi vì con người
trước hết phải được thoả mãn nhu cầu vật chất tối thiểu : ăn, ở, mặc… rồi mới nghĩ
đến vui chơi, giải trí, các hoạt động tinh thần.Tức là, hoạt động nhận thức của con
người trước hết hướng tới mục tiêu cải biến tự nhiên để thoả mãn nhu cầu sống.
Cuộc sống tinh thần của con người phụ thuộc và bị chi phối bởi nhu cầu vật chất
và những điều kiện vật chất hiện có. ý thức con người không thể tạo ra các đối
tượng vật chất, cũng không thay đổi được quy luật vận động của nó. Do đó, mọi
mục tiêu ước muốn của con người không dựa trên điều kiện vật chất hiện có, trên
mảnh đất hiện thực đều là ước mơ chủ quan, không tưởng.

hR78GPq9Omc3S6C

Tài liệu, ebook tham khảo khác

Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status