Tiểu luận Lý luận về mâu thuẫn trong việc tìm kiếm cơ hội và thách thức, thực tiễn và các biện pháp giải quyết - pdf 13

Download Tiểu luận Lý luận về mâu thuẫn trong việc tìm kiếm cơ hội và thách thức, thực tiễn và các biện pháp giải quyết miễn phí



MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1: LÝ LUẬN VỀ MÂU THUẪN TRONG VIỆC TÌM KIẾM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC 2
1.1: Mâu thuẫn biện chứng là gì? 2
1.2: Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO. 3
1.2.1: Vài nét về tổ chức thương mại thế giới WTO. 3
1.2.2: Những cơ hội là gì? 4
1.2.3: Những thách thức chúng ta đã đang và sẽ phải đối mặt. 5
1.2.4: Mâu thuẫn biện chứng trong việc tìm kiếm những cơ hội và thách thức khi Việt nam khi gia nhập WTO. 6
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT MÂU THUẪN. 7
2.1: Vấn đề của thực tiễn. 7
2.1.1 Phân tích những mâu thuẫn trong việc tìm kiếm cơ hội và thách thức. 7
2.2: Biện pháp giải quyết vấn đề: 13
KẾT LUẬN 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-35321/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

LỜI MỞ ĐẦU
Trong điều kiên ngày nay, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng nền kinh tế mở đã thực sự trở thành những xu hướng có tính khách quan. Nền kinh tế của mỗi nước trở thành một bộ phận của nền kinh tế toàn cầu và chịu ảnh hưởng trực tiếp của những động thái kinh tế toàn cầu. Nhận thức rõ bối cảnh đó, Việt nam đã nộp đơn xin gia nhập WTO vào tháng 1/1995 và được công nhận là quan sát viên của tổ chức này. Tháng 7/1998 Việt nam bắt đầu tiến hành phiên đàm phán gia nhập WTO đầu tiên. Sau hơn 10 năm Việt nam đã trải qua 11 phiên đàm phán đa phương ( trong đó có một phiên trù bị) và hang trăm cuộc đàm phán song phương với dự tham gia của tất cả các bộ ngành. Việc nước ta tham gia sẽ có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế, xã hội nói chung và cuộc sống của mỗi người dân nói riêng. Khi gia nhập WTO chúng ta sẽ có cả những cơ hội và thách thức đan xen. Và để làm rõ những mâu thuẫn trong việc tìm kiếm cơ hội và thách thức khi gia nhập tổ chức này chúng ta sẽ dùng triết học để giải thích.
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ MÂU THUẪN TRONG VIỆC TÌM KIẾM CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
1.1: Mâu thuẫn biện chứng là gì?
Chúng ta đã biết mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng cũng như trong tất cả các giai đoạn của sự phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức đa dạng và phong phú. Sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là hai xu hướng tác động khác nhau của các mặt đối lập tạo thành mâu thuẫn. Như vậy, mâu thuẫn biện chứng bao hàm cả sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập, các mặt đối lập liên hệ tác dộng qua lại lẫn nhau trong sự thống nhất là nguồn gốc động lực của sự phát triển. Mâu thuẫn biện chứng quy định sự tồn tại của sự vật chứ không phải tiêu diệt sự vật, nó là sự thống nhất của các mặt đối lập, sự chuyển hoá tạo nên sự ra đời hay kết thúc tồn tại sự vật. Mâu thuẫn biện chứng có tính khách quan, phổ biến. Ví dụ: cơ học (hút-đẩy); vật lý (hạt-sóng); hoá học ( liên kết-phân rã); sinh học (đồng hoá-dị hoá); xã hội (xã hội-tự nhiên, tồn tại xã hội –ý thức xã hội, giai cấp); tư duy(chưa biết-biết). Theo Ph.Anghen: bản thân sự vận động là một mâu thuẫn, ngay như sự di động một cách máy móc và đơn giản sở dĩ có thực hiện được, cũng chỉ là vì một vật trong cùng một lúc vừa ở nơi này vừa ở nơi khác, vừa cùng ở một chỗ duy nhất lại vừa không ở chỗ đó. Các mặt đối lập nhưng không trong một thể thống nhất, một chỉnh thể chỉ có thể tạo nên mâu thuẫn hình thức nhưng không biện chứng.
1.2: Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi gia nhập WTO.
1.2.1: Vài nét về tổ chức thương mại thế giới WTO.
Tổ chức thương mại thế giới (World trade organization- WTO) được thành lập 15/4/1994 tại Maroc, xuất phát từ hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT), chính thức đi vào hoạt động 1/1/1995. WTO là tổ chức thế giới có chức năng giám sát các hiệp định thương mại của các nước thành viên với nhau theo các quy tắc thương mại. Hoạt động của WTO nhằm mục đích loại bỏ hay giảm hiểu các rào cản thương mại để tiến tới tự do hoá thương mại. Về chức năng WTO có 2 chức năng chính vừa là diễn đàn đàm phán về thương mại và đồng thời là tổ chức giải quyết các tranh chấp về thương mại, về đàm phán, phần lớn các quyết định của WTO đều dựa trên cơ sở đàm phán và đồng thuận. Mỗi thành viên của WTO có một phiếu bầu có giá trị ngang nhau, về giải quyết tranh chấp, thông qua hội đồng dàn xếp tranh chấp, WTO có quyền ban hành các biện pháp trừng phạt đối với các thành viên không tuân theo luật lệ; về cơ cấu tổ chức: cơ quan có quyền lực cao nhất là hội nghị bộ trưởng, họp ít nhất 2 năm một lần. Giữa 2 kì hội nghị là đại hội đồng bao gồm thay mặt có thẩm quyền của tất cả các thành viên. Dưới đó là các Hội đồng thương mại hàng hoá, Hội đồng thương mại dịch vụ, Hội đồng về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ; về các nguyên tắc: Không phân biệt đối xử, không được đối xử với hàng hoá và dịch vụ nước ngoài cũng như những người kinh doanh các hàng hóa dịch vụ đó kém hơn trong nước. Đãi ngộ tối huệ quốc, các đãi ngộ thương mại của một thành viên dành cho thành viên khác cũng phải được áp dụng cho tất cả các thành viên WTO; minh bạch các điều lệ và hạn định ngoại thương phải được công bố.
1.2.2: Những cơ hội là gì?
Việt Nam nộp đơn xin gia nhập WTO vào tháng 1/1995 và được công nhận là quan sát viên của tổ chức này. Tháng 7/1998 Việt nam bắt đầu tiến hành phiên đàm phán gia nhập WTO đầu tiên. Sau hơn 10 năm,Việt Nam đã trải qua 11 phiên đàm phán đa phương (trong đó có một phiên trù bị) và hàng trăm cuộc đàm phán song phương với sự tham gia của tất cả các bộ ngành. Việc nước ta gia nhập WTO có ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế, xã hội nói chung và cuộc sống của người dân nói riêng.
Việt nam đã chính thức được kết nạp vào WTO. Điều gì sẽ diễn ra khi chúng ta tham gia vào tổ chức thương mại có quy mô toàn cầu này. Đâu là cơ hội mà chúng ta có thể và cần tận dụng. Và để tận dụng cơ hội đó chúng ta phải làm gì?
Với hàng loạt các cơ hội khi nhập cuộc, chúng ta có thể gói gọn trong các vài điểm chính sau:
Gia nhập WTO Việt Nam có cơ hội được mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm do tiếp cận thị trường quốc tế rộng lớn và vị thế thị trường ngang nhau với tất cả các quốc gia. Hàng hoá thâm nhập thị trường lớn này không gặp bất cứ trở ngại nào miễn là không vi phạm những cam kết đã kí. Và khi hàng hoá xâm nhập vàp thị trường Việt nam thì các doanh nghiệp sẽ không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành, nâng cao sức cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển. Điều này làm cho người tiêu dùng trong nước được hưởng lợi nhiều hơn.
Việt Nam được đối xử tối huệ quốc vô điều kiện. Thuế nhập khẩu vào các nước thành viên sẽ giảm đáng kể. Được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập.
Gia nhập WTO, Việt Nam sẽ tiếp cận được nguồn nhân lực và vật lực lớn từ những nước phát triển là thành viên của WTO.
Cũng rất quan trọng là Việt Nam bình đẳng với các quốc gia thành viên của WTO, Việt Nam sẽ nâng cao vị thế trong các mối quan hệ quốc tế. Trong việc biểu hiện những vấn đề lien quan đến WTO, đặc biệt trong việc giải quyết những tranh chấp trong kinh doanh thương mại quốc tế.
Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, chúng ta sẽ thu hút được rất nhiều các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, đồng thời cũng được tận dụng và phát huy các thành tựu phát triển của khoa học công nghệ thế giới.
Ngoài ra, chúng ta còn rất nhiều các cơ hội khác như: Việt nam có cơ hội để hoàn thiện các chính sách kinh tế, các cơ quan quản lý nhà nước hoàn thiện hoạt động, tuân thủ quy chế WTO với chỉ tiêu tự do hoá thương mại, kiên quyết xoá bỏ các những rào cản bất hợp lý trong thương mại quốc tế góp phần làm trong sạch bộ máy nhà nước, nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách kinh tế của chí...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status