Xây dựng và sử dụng thí nghiệm thực hành ảo trong đào tạo nghề - pdf 13

Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
LỜI CAM ĐOAN 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
MỤC LỤC 4
MỞ ĐẨU 6
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 6
1. Quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng về phát triển dạy nghề trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. 6
2. Thực trạng công tác dạy nghề ở nước ta hiện nay 8
3. Sự xuất hiện hình thức đào tạo mới 9
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 11
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 11
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 11
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU: 12
VII. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI: 12
VIII. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: 12
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC 13
XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH ẢO TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ 13
1.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH ẢO 13
1.1.1. Trên thế giới 13
1.1.2. Tại Việt Nam 16
1.2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH ẢO TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ 21
1.2.1. Một số khái niệm 21
1.2.2. Thực tại ảo (Virtual Reality- VR) 33
1.2.3. Dạy học thực hành nghề 45
1.2.4. Thí nghiệm thực hành ảo 52
KẾT LUẬN CHƯƠNG I 68
XÂY DỤNG VÀ SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH ẢO TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ. ỨNG DỤNG XÂY DỰNG MỘT SỐ THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH ẢO TRONG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 69
2.1. XÂY DỰNG BÀI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH ẢO 69
2.1.1. Nguyên tắc xây dựng 69
2.1.2. Quy trình xây dựng TNTH ảo trong đào tạo nghề 75
2.2. SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH ẢO TRONG ĐÀO TẠO NGHỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC 80
2.2.1. Nguyên tắc sử dụng TNTH ảo trong đào tạo nghề 81
2.2.2. Quy trình sử dụng TNTH ảo trong đào tạo nghề 83
2.3. XÂY DỰNG MỘT SỐ BÀI THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH ẢO TRONG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ CƠ KHÍ ĐỘNG LỰC TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ 85
2.3.1. Xây dựng bài mô phỏng với SOLIDWORKS 85
2.3.2. Xây dựng bài mô phỏng với GEOGEBRA 101
KẾT LUẬN CHƯƠNG II 103
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM, ĐÁNH GIÁ TÍNH KHẢ THI VÀ HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 104
3.1: MỤC ĐÍCH , NHIỆM VỤ VÀ ĐỐI TƯỢNG THỰC NGHIỆM 104
3.1.1: Mục đích : 104
3.1.2: Nhiệm vụ : 104
3.1.3: Đối tượng thực nghiệm: 104
3.1.4. Phương pháp thực nghiệm 105
3.2: NỘI DUNG VÀ TIẾN TRÌNH THỰC NGHIỆM 105
3.2.1 : Công tác chuẩn bị: 105
3.2.2 Tiến trình thực nghiệm 105
3.3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 106
3.2.1. Kết quả đánh giá định tính 106
3.3.2. Kết quả đánh giá định lượng : 107
3.4. PHƯƠNG PHÁP CHUYÊN GIA 112
3.4.2.Đánh giá kết quả 113
KẾT LUẬN CHƯƠNG III 114
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 115
PHỤ LỤC 119
MỞ ĐẨU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Quan điểm, chủ trương chính sách của Đảng về phát triển dạy nghề trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã đề ra chủ trương phát triển Giáo dục, đào tạo và dạy nghề giai đoạn 2006-2010 là:
"Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề nghiệp, tăng nhanh quy mô đào tạo cao đẳng nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho xuất khẩu lao động. Mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, phát triển trung tâm dạy nghề quận huyện. Tạo chuyển biên căn bản về chất lượng dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiên của khu vực và thê' giới. Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyên khích phát triển các hình thức dạy nghề đa dạng, linh hoạt: dạy nghề ngoài công lập, tại doanh nghiệp, tại làng nghề...."
Thể chế hoá chủ trương của Đảng về phát triển dạy nghề, quốc hội đã ban hành luật Giáo dục- năm 2005, quy định dạy nghề có ba trình độ đào tạo (Sơ cấp nghề, Trung cấp nghề và Cao đẳng nghề). Luật Dạy nghề năm 2006, quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của CSDN; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề. Trong luật dạy nghề đã xác định chính sách đầu tư của Nhà nước về phát triển dạy nghề: "Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đổi mở nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hoá thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề, tập trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới; chú trọng phát triển dạy nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hoá. "
Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã đạt tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa. Các vùng kinh tế trọng điểm, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các ngành kinh tế mũi nhọn ngày càng phát triển; đầu tư trong nước và quốc tế, thời gian qua và dự kiến trong thời gian tới ngày càng tăng; kỹ thuật, công nghệ mới được đưa vào sản xuất ngày càng nhiều đòi hỏi nguồn nhân lực phải tăng về số lượng và chất lượng, hợp lý về cơ cấu ngành nghề đào tạo và cơ cấu trình độ đào tạo.
Hiện tại, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề ở nước ta còn thấp (khoảng 20% năm 2006) chất lượng GD- ĐT nói chung và chất lượng đào tạo nghề nói riêng còn nhiều bất cập, nhất là cơ cấu đào tạo. Trình độ nhân lực chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (WB) chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm loi- xếp thứ 11 trong 12 nước ở Châu Á được tham gia xếp hạng.
Quá trình CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta yêu cầu phải đáp ứng đủ số lượng lao động kỹ thuật chất lượng cao cho các ngành kinh tế nhất là các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghệ cao: tin học, tự động hóa, điện, cơ điện tử, chế biến xuất khẩu v.v... và đòi hỏi lao động qua đào tạo trên 60%, trong đó trên 30% có trình độ trung cấp trở lên, có như vậy các doanh nghiệp mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Để đáp ứng được yêu cầu đó, hệ thống đào tạo kỹ thuật thực hành phải thường xuyên bổ sung, cập nhật hoàn thiện các chương trình dạy nghề hay xây dựng các chương trình dạy nghề mới. Đổi mới mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý. Đầu tư, đổi mới trang thiết bị giảng dạy, đặc biệt chú trọng đổi mới phương pháp đào tạo để


9UgzOdRzb5V9Br6
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status