Đề tài Nghiên cứu về Bão nhiệt đới - pdf 13

Download Đề tài Nghiên cứu về Bão nhiệt đới miễn phí



MỤC LỤC
 
PHẦN MỞ ĐẦU 1
I. Lí do chọn đề tài 1
II. Mục đích, nhiệm vụ và giới hạn nghiên cứu 1
II.1. Mục đích 1
II.2. Nhiệm vụ 2
II.3. Giới hạn nghiên cứu 2
III. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
III.1. Trên thế giới 2
III. 2. Ở Việt Nam 4
IV. Các phương pháp nghiên cứu 5
IV.1. Phương pháp thu thập tài liệu 5
IV.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp 5
IV.3. Phương pháp bản đồ, biểu đồ 5
V. Những góp của đề tài 5
VI. Cấu trúc của đề tài 5
PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÃO NHIỆT ĐỚI 5
I.1. Cơ sở lí luận 5
I.1.1. Giới hạn vùng nhiệt đới và phạm vi hoạt động của bão nhiệt đới 5
I.1.1.1. Giới hạn vùng nhiệt đới 5
I.1.1.2. Phạm vi hoạt động của bão nhiệt đới 5
I.1.2. Khái niệm về bão và các bộ phận cấu tạo của bão 5
I.1.2.1. Khái niệm 5
I.1.2.2. Các bộ phận cấu tạo của bão 5
I.1.3. Phân loại 5
I.2. Cơ sở thực tiễn 5
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÃO NHIỆT ĐỚI 5
II.1. Điều kiện hình thành 5
II.2. Cơ chế hình thành 5
II.2.1. Cơ chế hình thành một cơn bão nói chung 5
II.2.2. Cơ chế hình thành bão nhiệt đới 5
II.2.3. Các giai đoạn hình thành bão 5
II.2.3.1. Giai đoạn hình thành 5
II.2.3.2. Giai đoạn trẻ 5
II.2.3.3. Giai đoạn chín muồi 5
II.2.3.4. Giai đoạn tan rã 5
II.3. Sự di chuyển của bão 5
II.4. Đặt tên cho bão 5
II.5. Công tác dự báo bão 5
II.5.1. Phát hiện và theo dõi bão 5
II.5.2. Dự báo bão 5
II.5.2.1. Trên thế giới 5
Thang độ và miêu tả thang sức gió Beaufort 5
II.5.2.2. Ở Việt Nam 5
II.5.2.3. Mức chính xác dự báo bão 5
CHƯƠNG III: MỘT SỐ CƠN BÃO TIÊU BIỂU Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY 5
III.1. Trên thế giới 5
III.1.1. Bão Katrina 5
III.1.2. Siêu bão Chancnhu 5
III.1.3 Bão Nargis 5
III.2. Ở Việt Nam 5
III.2.1. Bão Xangsane 5
III.2.2. Bão Kestana 5
PHẦN KẾT LUẬN 5
TÀI LIỆU THAM KHẢO 5
 
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36025/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ị thương và đổ 140.000 ngôi nhà. Phillipin là một trong những nước phải hứng chịu nhiều bão nhất thế giới, trung bình có tới 19 cơn bão trong một năm.
Những số liệu trên đã phần nào cho chúng ta thấy mức độ nguy hại của bão nên từ trước đến nay đã có rất nhiều tài liệu và công trình nghiên cứu về các vấn đề như: sự hình thành, đường đi, quá trình phát triển… cũng như cách dự báo và phòng chống bão nhằm hạn chế tối đa những hậu quả mà bão gây ra.
CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BÃO NHIỆT ĐỚI
II.1. Điều kiện hình thành
Như chúng ta đã biết bão nhiệt đới hình thành, hoạt động trong các vĩ độ nhiệt đới (khoảng 5 – 200 vĩ) và có ảnh hưởng trên một diện rộng. Tuy nhiên để hình thành một cơn bão cần hội tụ đầy đủ những điều kiện sau:
Palmen (1956), đưa ra 3 điều kiện cơ bản cho sự hình thành bão:
1. Khu vực đại dương có diện tích đủ lớn với nhiệt độ mặt biển cao (26 – 270C) bảo đảm nước biển bốc hơi mạnh cung cấp năng lượng ngưng kết lớn cho hệ thống bão.
2. Thông số Côriolis có giá trị đủ lớn tạo xoáy. Bão thường hình thành trong đới giới hạn bởi vĩ độ 5 - 200 ở hai bên xích đạo.
3. Dòng cơ bản có độ đứt thẳng đứng của gió yếu, bảo đảm sự tập trung của dòng ẩm vào khu vực bão trong thời gian đầu hình thành bão.
Riehl (1948) bổ sung thêm hai điều kiện:
1. Ở trên cao, trường khí áp phải phân kì để bảo đảm sự giải tỏa khối lượng không khí hội tụ ở mặt đất và duy trì bão. Điều này thường được thỏa mãn ở miền nhiệt đới vì từ mực 500mb trở lên, nhất là tại mực 200 - 300mb thường xuyên tồn tại áp cao cận nhiệt.
2. Ở mặt đất phải có nhiễu động áp thấp ban đầu. Những kết quả thống kê cho thấy 80% các cơn bão có liên quan với dải hội tụ nhiệt đới. Năm dải hội tụ nhiệt đới ít hoạt động thì cũng ít bão.
Như vậy: có 2 điều kiện tối cần thiết để hình thành bão
+ nhiệt độ tương đối cao
+ lượng hơi nước dồi dào
II.2. Cơ chế hình thành
Bão được ví như một chu trình sống, được nuôi dưỡng và chết đi. Đại dương tại các vùng nhiệt đới (điển hình là Thái Bình Dương), gần xích đạo, có nhiều ánh nắng Mặt Trời, chính là người mẹ hình thành và sinh ra bão, do đó gọi là bão nhiệt đới.
II.2.1. Cơ chế hình thành một cơn bão nói chung
Muốn sản sinh ra một cơn bão cần có 2 điều kiện chủ yếu là nhiệt độ tương đối cao và lượng hơi nước dồi dào.
Khi ánh nắng Mặt Trời chiếu xuống sẽ làm nước biển bốc hơi tạo ra trên mặt biển một lớp không khí ẩm. Nếu cường độ chiếu sáng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng mạnh sẽ hình thành một cột không khí ẩm bay thẳng lên cao, tạo ra một áp thấp trên mặt biển. Khi đó không khí xung quanh khu vực không khí vừa bốc lên sẽ ào ạt đổ vào đó, dưới tác dụng của lực Côriôlit (lực chuyển động do sự tự quay của Trái Đất) cột không khí sẽ chuyển động xoay tròn. Đây là một nguyên nhân tạo ra cơn bão. Ngoài ra khi không khí đi lên gặp lạnh, hơi nước chứa trong đó ngưng tụ lại đồng thời tỏa ra một nhiệt lượng, điều này càng góp phần tăng cường dòng không khí bốc lên khiến khí áp ở mặt biển lại càng hạ thấp, cơn xoáy không khí càng mãnh liệt, thúc đẩy cơn bão hình thành.
II.2.2. Cơ chế hình thành bão nhiệt đới
Như trên đã nêu, muốn hình thành một cơn bão cần có hai điều kiện chủ yếu là nhiệt độ tương đối cao và lượng hơi nước dồi dào. Mà vùng biển nhiệt đới lại hội tụ đầy đủ cả hai điều kiện trên. Mặt biển ở đó có nhiệt độ không khí rất cao do tầng thấp ở đây nhận được nhiệt năng lớn. Đó cũng là nơi giàu hơi nước nhất địa cầu. Nó sẽ là động lực chính cho sự hình thành và phát triển những cơn bão. Nếu không có nguồn động lực này thì dù cho bão có hình thành thì cũng tự tan. Một đặc điểm nữa là vùng này cách xích đạo một khoảng cách không xa, do đó lực quay của Trái Đất cũng sẽ ảnh hưởng có lợi cho vòng xoáy không khí. Măt khác tình trạng mặt biển nhiệt đới đơn thuần hơn vùng biển tại các vĩ độ trung bình, không khí ở trên cùng một khu vực luôn giữ có định những điều kiện bất biến trong thời gian khá dài để cho bão có thời gian tích góp năng lượng ấp ủ thành một trận bão.
Các cơn bão nhiệt đới thường phát sinh tại các khu vực mặt biển có nhiệt độ trên 26oC – 27oC. Theo thống kê các vùng biển phát sinh ra bão chủ yếu là vùng: biển Đông, phía đông Philippin, quần đảo tây Ấn Độ và bờ biển Ôxtrâylia…
II.2.3. Các giai đoạn hình thành bão
II.2.3.1. Giai đoạn hình thành
Bão xuất hiện trực tiếp từ mặt biển với sự hình thành của những cụm mây tích lớn. Tuy nhiên, phần lớn bão được hình thành từ một nhiễu động là áp thấp nhiệt đới (khoảng 80% trường hợp) sự hình thành bão có liên quan đến dải hội tụ nhiệt đới. Mặt khác, không phải nhiễu động nào trên dải hội tụ nhiệt đới cũng phát triển thành bão. Quá trình khơi sâu của áp thấp thường diễn ra chậm khoảng vài giờ, đủ để gió tản mạn trong khu vực rộng lớn được sắp xếp lại, tạo thành các dòng khí xoáy hội tụ đưa không khí nóng ẩm vào tâm. Cũng có trường hợp mắt bão hình thành chỉ trong 24 giờ. Trong giai đoạn hình thành, giai đoạn áp thấp nhiệt đới, gió có cường độ bão chỉ thấy ở mức thấp. Và khi tốc độ gió cực đại tại vùng trung tâm vượt quá 17,2 m/s, áp thấp nhiệt đới trở thành bão. Các giai đoạn phát triển của bão được thể hiện rất rõ trên các ảnh vệ tinh.
Hình 4: Ảnh vệ tinh của một cơn bão nhiệt đới trong giai đoạn hình thành ngoài khơi Philippin (20/09/2007).
II.2.3.2. Giai đoạn trẻ
Không phải tất cả các xoáy thuận nhiệt đới đạt tốc độ gió cấp bão trong giai đoạn hình thành đều phát triển thành bão, nhiều xoáy thuận tan đi sau 24 giờ. Một số khác di chuyển trên một khoảng cách lớn như là một áp thấp nhiệt đới. Nếu có sự tăng cường thì khí áp thấp nhất giảm nhanh xuống dưới 1000 mb. Gió có cường độ bão hình thành một dải bao quanh trung tâm xoáy. Mô hình mây biến đổi từ dải đường tố sang dạng dải xoáy về phía trung tâm. Ở phía dưới thấp, dòng hội tụ vào tâm có thể chưa bao quát phạm vi lớn nhưng ở trên cao có thể có dòng phân kỳ từ tâm xoáy.
II.2.3.3. Giai đoạn chín muồi
Đặc điểm của giai đoạn này là khí áp ở tâm không tiếp tục giảm và tốc độ gió cực đại cũng ngừng tăng lên. Phạm vi hoàn lưu bão với tốc độ gió sức bão mở rộng. Giai đoạn chín muồi, có khi kéo dài đến một tuần. Nếu trong giai đoạn trẻ phạm vi gió mạnh sức bão chỉ giới hạn trong phạm vi bán kính 30 - 50 km thì trong giai đoạn này có thể mở rộng trên 300 km. Khu vực thời tiết xấu nhất nằm ở phía phải so với hướng dịch chuyển của bão.
Quy mô của bão trong giai đoạn chín muồi biến đổi rất lớn. Thậm chí khi khí áp ở tâm bão thấp hơn 950 mb, bán kính bão có khi chỉ là 100 đến 200 km. Nếu khí áp tính trung bình đồng đều là 1000 mb cho toàn khu vực bão thì khối lượng bão là 3x1012 tấn. Ngược lại, với cơn bão có khí áp tương tự có bán kính 1000 km thì khối lượng của nó là 3x1013 tấn. Khối lượng này ngang với khối lượng của áp thấp Alêut. Bão trong giai đ...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status