Báo cáo Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai xã Minh Khai, huyện Vũ Thư - pdf 13

Download Báo cáo Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai xã Minh Khai, huyện Vũ Thư miễn phí



Nội dung Trang
MỞ ĐẦU
A. MỤC TIÊU 1
B. VAI TRÒ, Ý NGHĨA, TẦM QUAN TRỌNG TRONG VIỆC
XÂY DỰNG ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI 2
NỘI DUNG
PHẦN I: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 3
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 4
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội. 4
3.2 Thực trạng phát triển kinh tế-xã hội 5
3.2.Xác định và xây dựng các bản đồ chuyên đề 6
3.3. Xác định các LMU chồng ghép 8
3.4.Mô tả các đơn vị đất đai. 9
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 14
PHẦN II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 15
I. PHÂN TÍCH NỘI DUNG NGHIÊN CỨU. 15
II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI. 16
2.1. Xây dựng các bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai. 17
2.2 Mô tả các LMU và các LUT tương ứng 21
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 22
 


/tai-lieu/de-tai-ung-dung-tren-liketly-36017/
Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

DỰNG ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI.
1. Vai trò của LMU
- Các LMU thể hiện các điều kiện sản xuất, khả năng sản xuất, khả năng quản lý các LUT.
- Các LMU thể hiện yêu cầu sử dụng đất của các LUT.
2. Ý nghĩa của LMU.
- Các LMU có ý nghĩa rất quan trọng trong đánh giá, nó thể hiện rõ điều kiện tự nhiên, điều kiện môi trường sinh thái của khu vực nghiên cứu.
- Các LMU là cơ sở xác định các yêu cầu sử dụng đất cho từng loại hình sử dụng đất, đồng thời cũng là cơ sở xếp hạng các yếu tố chẩn đoán và phân hạng thích hợp đất đai.
3. Tầm quan trọng.
Đặc tính và tính chất đất đai rất quan trọng trong đánh giá đất nó không những đảm bảo tính chính xác của bản đồ đơn vị đất đai mà còn phản ánh đúng các nhu cầu sử dụng đất cho các loại sử dụng đất đai và điều kiện đất đai trong hệ thống sử dụng đất của LE:
- Cơ sở để xác định các đơn vị bản đồ đất đâi xây dựng bản đồ đơn vị đất đâi.
- Thể hiện các yêu cầu sử dụng đất của các LUT.
- Là cơ sở xếp hạng các yếu tố chẩn đoán, cơ sở phân hạng thích hợp đất đai.
PHẦN I
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu là đất nông nghiệp.
- Đánh giá hiện trạng các loại hình sử dụng đất nhằm phát hiện những thuận lợi, khó khăn của việc phát triển các loại hình sử dụng đất thích hợp.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý xã Minh Khai, huyện Vũ Thư.
- Đánh giá hiện trạng các loại hình sử dụng đất nhằm phát hiện những thuận lợi, khó khăn của việc phát triển các loại hình sử dụng đất thích hợp.
- Đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý xã Minh Khai, huyện Vũ Thư.
- Nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng đến sự hình thành và phân hoá đất đai ở địa bàn nghiên cứu.
- Trên cơ sở các loại bản đồ đơn tính, tiến hành lựa chọn, phân cấp các chỉ tiêu và thành lập bản đồ đơn vị đất đai.
- Đánh giá, phân hạng mức độ thích nghi đất đai các LHSDĐĐ theo nội dung và phương pháp của FAO.
- Điều tra, xác định các loại hình sử dụng đất hiện tại và đánh giá tiềm năng các loại hình sử dụng đất chính, phát hiện các yếu tố hạn chế của các các loại hình sử dụng đất hiện tại.
- Trên cơ sở đánh giá yêu cầu sử dụng đất và hiệu quả của các loại hình sử dụng đất, đề xuất các giải pháp sử dụng đất nông nghiệp hợp lý xã Minh Khai, huyện Vũ Thư.
II. PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
- Giới hạn phạm vi lãnh thổ: Đất nông nghiệp xã Minh Khai, huyện Vũ thư, Tỉnh Thái Bình theo đơn vị hành chính, có diện tích đất nông nghiệp chiếm 29,65 tổng diện tích tự nhiên.
III. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
a. Vị trí địa lý
Minh Khai nằm ở phía Bắc của huyện Vũ Thư, cách trung tâm huyện 4 km. Với tổng diện tích tự nhiên 58,55 ha, Minh Khai có vị trí địa lý như sau:
- Phía Tây Bắc giáp xã Dũng Nghĩa - huyện Vũ Thư
- Phía Đông Tây giáp xã Tam Quang - huyện Vũ Thư
- Phía Nam giáp xã Tự Tân - huyện Vũ Thư
- Phía Đông Nam giáp xã Tân Lập - huyện Vũ Thư.
b. Địa hình, địa mạo
Xã Minh Khai nằm trên vùng địa hình đồng bằng, độ dốc tương đối dưới 10, địa hình bằng phẳng, dốc có hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Tính chất bằng phẳng của địa hình chỉ bị phá vỡ bởi các kênh mương và gò nằm rải rác. Độ cao tương đối từ 0,7 m đến 1,25 m so với mặt nước biển. Mức độ chênh lệch địa hình giữa các vùng nhỏ hơn 1m.
c. Khí hậu
Xã Minh Khai là xã đồng bằng chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ thống thời tiết gió mùa và quy luật biến động của hệ thống đó.
- Nhiệt độ trung bình hàng năm 23 - 240C.
- Nhiệt độ thấp nhất vào tháng mùa khô là 5 - 90C (tháng 1-tháng 2).
- Nhiệt độ trung bình của tháng mùa Đông từ 16-180C.
- Nhiệt độ cao nhất vào tháng mùa mưa là 38 - 390C (tháng 7, tháng 8)
- Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa. Thời tiết hàng năm được chia làm 2 mùa rõ rệt :
Mùa mưa: nóng ẩm mua nhiều từ tháng 4 -> tháng 10
Mùa đông: thời tiết lạnh, khô hanh từ tháng 11-> tháng 3 năm sau.
- Nhiệt độ: hàng năm nhiệt độ trung bình là 23,20C. nhiệt độ cao nhất vào tháng 6,7 từ 350C đến 380C. nhiệt độ thấp vào tháng 1,2 từ 120C đến 150C.
- Chế độ gió: gió theo mùa, mùa đông thướng có gió đông bắc, mùa hè có gió đông nam, vào tháng 4, 5 chịu ảnh hưởng của gió Lào
- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình từ 1500 -> 1700 (mm), tuy nhiên phân bố không đều theo không gian và thời gian. lương cao nhất thường tập chung vào tháng 7, tháng 8 và tháng 9. Lương mưa thấp nhất thường vào tháng khô hanh tháng 12, tháng 1 và tháng 2.
- Độ ẩm: độ ẩm trung bình từ 80% đến 85%
- Nắng: tổng số giờ nắng trong năm là:1750 giờ
- Mưa: tập chung và phân hoá theo mùa, mùa mưa bị ảnh hưởng bởi lượng nước lớn cung cấp từ hệ thống Sông Hồng.
- Số giờ nắng trong năm trung bình là 1.600 – 1.800 giờ.
Huyện Vũ Thư nói chung và Minh Khai nói riêng chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng nên mùa lạnh thường bắt đầu từ tháng 11 và mùa nóng bắt đầu từ tháng 4.
Nhận xét : nhìn chung khí hậu thời tiết thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đa dạng các loại cây trồng
d. Thuỷ văn
Xã có sông Đa vít, sông Kênh chảy qua nên tạo điều kiện tốt cho việc lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra, trong các địa bàn của xã còn có hệ thống ao hồ tự nhiên và nhân tạo góp phần phục vụ tốt cho nhu cầu sản xuất và đời sống.
e. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Minh Khai có đất đai mang đặc điểm của vùng châu thổ sông Hồng, đất đai nơi đây có nguồn gốc từ phù sa sông Hồng nên khá màu mỡ. Nhìn chung, đất đai của xã là loại đất phù sa trong đê không được bồi hàng năm ít chua khá thích hợp cho việc canh tác lúa nước và các loại cây trồng hàng năm khác.
Đất đai Minh Khai có độ chua thấp, thành phần cơ giới trung bình, độ phì ổn định. Theo điều tra thổ nhưỡng cho thấy đất Minh Khai có độ pH từ 5,5 đến 6,0 . Đây là ưu thế khiến cho đất đai ở đây khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhất là thâm canh lúa nước.
*Tài nguyên nước:
Minh Khai có hệ thống sông Đa vít, sông Kênh, sông Song chảy qua địa phận của xã nên khá thuận lợi cho việc lấy nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Chính nhờ có hệ thống sông ngòi trong xã mà đất đai được lấy nước phù sa thêm màu mỡ, độ phì được cải thiện, năng suất cây trồng ổn định.
Ngoài hệ thống sông, trong xã còn có hệ thống các ao hồ tự nhiên và nhân tạo. Đây là nơi cung cấp nước tưới cục bộ, giải quyết nước sinh hoạt cho nhân dân. Mặt khác hệ thống ao hồ cũng góp phần cải thiện khí hậu cục bộ trong khu dân cư những ngày nóng nực, đem lại cảnh quan tươi đẹp cho làng xã.
*Tài nguyên nhân văn:
Xã Minh Khai là một xã có truyền thống lịch sử lâu đời với nhiều công trình đền, chùa được công nhận là di tích lịch sử văn hoá như chùa Phượng Vũ thôn Thọ Lộc, chùa Hạc thôn Khê Kiều được công nhận di tích cấp tỉnh... Các tục lệ như hiếu hỷ, lễ tết thờ tổ tiên ông bà, trình độ dân trí so với trong huyện ở mức cao. Hiện nay, xã đang có một l...
Music ♫

Copyright: Tài liệu đại học © DMCA.com Protection Status